Thị trường tăng trưởng nóng, bất động sản vào vòng kiểm soát vốn

Với lĩnh vực bất động sản, ngân hàng tạo điều kiện cho bất động sản nhà ở, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thực sự. Còn bất động sản đầu cơ, dự án lớn có hệ số rủi ro cao thì sẽ kiểm soát chặt chẽ.

Trước diễn biến tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản cùng những bất ổn trong huy động trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực này, các cơ quan quản lý đã có các động thái mạnh mẽ trong kiểm soát, siết chặt nguồn tín dụng vào bất động sản.

Thi truong tang truong nong, bat dong san vao vong kiem soat von hinh anh 1
(Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN)

Bên cạnh sự ủng hộ những biện pháp mạnh tay của cơ quan chức năng, giới chuyên gia và những doanh nghiệp bất động sản chân chính cho rằng việc điều chỉnh chính sách cần dung hòa giữa 2 yếu tố, vừa “siết chặt” nhưng không “cực đoan” để thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định, lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế.

Mặc dù tốc độ tăng dự nợ tín dụng bất động sản đã chậm lại sau nhiều năm nhưng từ đầu năm 2021 đến nay, thị trường này liên tục xảy ra những cơn sốt giá đã khiến các cơ quan chức năng phải thận trọng hơn trong kiểm soát, thắt chặt nguồn tiền đổ vào phân khúc này.

Cùng với đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản liên tục dẫn đầu về giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp suốt thời gian qua và sau sự việc hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu của nhóm doanh nghiệp Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ vì vi phạm quy định... đã khiến lĩnh vực bất động sản chịu nhiều “tai tiếng."

Siết vốn cho vay

Các chuyên gia nhận định thời gian qua, khi thị trường bất động sản xuất hiện dấu hiệu tăng trưởng nóng, do đó, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước giao thực hiện trong năm 2022.

Điều này cũng nhằm phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.

Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, năm 2022 Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2021 là 12%.

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn lây lan nhưng tiền vào thị trường chứng khoán và bất động sản tăng mạnh thì dòng vốn phải “nắn” để hướng vào lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực khó khăn của nền kinh tế, chịu tác động mạnh của dịch bệnh.

Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là dòng vốn vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản hay kênh trái phiếu sẽ không tăng thêm mà còn phải kiểm soát chặt.

Do đó, năm 2022, Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh tra những khoản tín dụng vào trái phiếu mà một số tổ chức tín dụng phát hành không đảm bảo an toàn theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Phó thống đốc nhấn mạnh.

Cụ thể, với lĩnh vực bất động sản, ngân hàng vẫn tạo điều kiện cho bất động sản nhà ở, tín dụng tiêu dùng phục vụ nhu cầu thực sự. Còn bất động sản đầu cơ, dự án lớn có hệ số rủi ro cao thì phải kiểm soát chặt chẽ.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP Về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.

Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.

Gần đây, tại phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đã trình Dự thảo Nghị quyết về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Với vấn đề hạn chế nợ xấu phát sinh, nhất là do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và cho vay các dự án BOT, bất động sản, trái phiếu của doanh nghiệp và ngân hàng là trái chủ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu ý cần đánh giá kỹ về trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan liên quan.

Tính đến hết quý 1/2022, dư nợ tín dụng bất động sản đạt 2,23 triệu tỷ đồng, tăng 2,24% so với đầu năm những đã thấp hơn mức tăng trên 5% dư nợ tín dụng chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng bất động sản đã chậm lại sau nhiều năm cũng chính là kết quả của việc kiểm soát, thắt chặt nguồn tiền đổ vào ngành này.

Đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hoặc chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng.

Trong số đó có việc tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất đảm bảo đúng quy định của pháp luật, kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý...

Kiểm soát phát hành trái phiếu

Các doanh nghiệp bất động sản chia sẻ khi phát triển dự án họ đều phải sử dụng vốn vay từ bên ngoài.

Trong số đó, có 3 loại vốn vay thường được các doanh nghiệp lựa chọn huy động bao gồm: vốn vay từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại; vốn từ thị trường chứng khoán và vốn từ trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, từ năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ đạo siết chặt các khoản vay tín dụng đối với doanh nghiệp bất động sản. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp phải trông cậy vào việc phát hành trái phiếu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thị trường trái phiếu tăng “nóng.”

Một doanh nghiệp bất động sản giấu tên phản ánh, thị trường trái phiếu bất động sản đang “phình to” cũng là hậu quả của việc siết chặt lại tín dụng.

Bởi lẽ, khi không vay vốn được từ các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm nguồn vốn từ những kênh huy động khác; trong đó có trái phiếu. Do đó, cơ quan quản lý Nhà nước cũng có một phần trách nhiệm.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.Invest, cho rằng chưa bao giờ doanh nghiệp bất động sản khó khăn trong việc huy động vốn như hiện nay. Gần đây Việt Nam có chủ trương siết chặt tín dụng bất động sản với cả người mua và người bán. Khi tín dụng siết chặt lại, trái phiếu cũng được quản lý chặt chẽ thì các doanh nghiệp bất động sản sẽ không có nguồn cung về tài chính.

Mặc dù trái phiếu doanh nghiệp là một trong những lựa chọn hàng đầu, chỉ sau nguồn tín dụng ngân hàng nhưng trong quá trình triển khai đã xuất hiện những trường hợp “con sâu bỏ rầu nồi canh” như vụ việc của Tập đoàn Tân Hoàng Minh thời gian qua khiến hàng loạt lãnh đạo của Tập đoàn này vướng vào vòng lao lý là một ví dụ điển hình.

Thi truong tang truong nong, bat dong san vao vong kiem soat von hinh anh 2

Trụ sở Tân Hoàng Minh tại phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN)

Số liệu thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu cho thấy tính đến hết tháng 4/2022, toàn thị trường phát hành 72.000 tỷ đồng; trong đó, nhóm doanh nghiệp bất động sản hiện vẫn dẫn đầu về giá trị phát hành với tổng khối lượng phát hành đạt 27.000 tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng giá trị phát hành.

Tuy nhiên, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam lại dẫn chứng, sau sự kiện hơn 10.000 tỷ đồng trái phiếu của nhóm doanh nghiệp Tân Hoàng Minh bị hủy bỏ, cơ quan chức năng lẫn công chúng đang dần trở nên e ngại với hình thức huy động vốn này. Việc không có doanh nghiệp bất động sản nào phát hành trái phiếu trong tháng Tư có thể là hậu quả đầu tiên của những e ngại đó.

Còn theo Bộ Xây dựng, việc nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chuyển sang thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, lượng phát hành với quy mô lớn, lãi suất cao sẽ tiềm ẩn rủi ro cho thị trường.

Có 3 trường hợp được Bộ Xây dựng cảnh báo. Đầu tiên là việc lượng phát hành trái phiếu lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu; thậm chí có trường hợp gấp 40 lần vốn chủ sở hữu.

Tiếp đến là kỳ hạn phát hành ngắn (từ 3-5 năm) đặc biệt là đối với doanh nghiệp bất động sản huy động để triển khai dự án, trong khi đó thời gian triển khai dự án thường dài hơn, trên 5 năm.

Một số doanh nghiệp dùng tài sản đảm bảo là các bất động sản, dự án trong khi việc định giá tài sản đảm bảo có thể không sát với giá thực tế; thậm chí định giá cao hơn giá trị thực.

Trước thực tế này, Bộ Xây dựng đề nghị cơ quan có thẩm quyền liên quan nghiên cứu sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản cần được theo dõi sát nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định, lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế - Bộ Xây dựng khẳng định.

Dưới góc độ chuyên gia, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cần dung hòa giữa 2 yếu tố, vừa “siết chặt” nhưng không “cực đoan.”

Thị trường trái phiếu Việt Nam cần sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư, tổ chức.

Bên cạnh ngân hàng là các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, hãng bảo hiểm và công ty tài chính. Cùng đó, cần xây dựng một thị trường với sản phẩm mới đó là chứng khoán hóa các món vay bất động sản của ngân hàng.

“Còn nếu thị trường bất động sản tiếp tục “dựa lưng” vào ngân hàng và thị trường trái phiếu như hiện nay thì e rằng sự phát triển của thị trường bất động sản sẽ tiếp tục gặp những bất ổn,” ông Hiếu bày tỏ./.

Tin mới cập nhật

Dự án Endless Skyline West Lake bị chậm tiến độ, vì sao?

Dự án Endless Skyline West Lake bị chậm tiến độ, vì sao?

UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp tại lô HH1, khu D6.
Hà Nội: Giá chung cư bị đẩy cao chót vót, giấc mơ an cư của người trẻ ngày càng xa vời

Hà Nội: Giá chung cư bị đẩy cao chót vót, giấc mơ an cư của người trẻ ngày càng xa vời

Giá bán chung cư Hà Nội hiện nay đang dao động 50 - 70 triệu/m2, khiến giấc mơ an cư lạc nghiệp của những người trẻ ngày càng xa vời.
Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Thời gian qua, tại một số chung cư ở Hà Nội đã phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
"Thổi" giá, tạo sóng "ảo" một số chung cư tại Hà Nội

"Thổi" giá, tạo sóng "ảo" một số chung cư tại Hà Nội

Giá trung bình chung cư tại Hà Nội hiện dao động 50-70 triệu đồng mỗi m2, tăng giá gần 40% sau 5 năm.
Giao dịch đất nền, chung cư và nhà ở bật tăng trong quý I/2024

Giao dịch đất nền, chung cư và nhà ở bật tăng trong quý I/2024

Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho thấy lượng giao dịch đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ 3 tháng đầu năm đều tăng mạnh so với quý IV/2023.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh bất động sản năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh bất động sản năm 2024

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản năm 2024 đã qua cơn bĩ cực, nhiều tín hiệu tươi sáng xuất hiện, dòng tiền cũng tốt hơn.
Rà soát quy định về khu chức năng trong Luật Xây dựng, Luật Đất đai để tránh mâu thuẫn

Rà soát quy định về khu chức năng trong Luật Xây dựng, Luật Đất đai để tránh mâu thuẫn

Để tránh chồng chéo, đảm bảo sự thống nhất trong các quy định của pháp luật, cần rà soát quy định về khu chức năng trong Luật Xây dựng, Luật Đất đai.
Bất ngờ với thị trường văn phòng hạng sang ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Bất ngờ với thị trường văn phòng hạng sang ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Nếu như thị trường văn phòng hạng sang tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận sự ổn định thì phân khúc này tại Hà Nội thể hiện sự phục hồi dù nền kinh tế còn khó khăn.
Chuyên gia: Căn hộ tại Hà Nội đã trở thành tài sản thay vì là tiêu sản

Chuyên gia: Căn hộ tại Hà Nội đã trở thành tài sản thay vì là tiêu sản

Chuyên gia của Savills nhận định tâm lý người mua nhà đã có sự chuyển biến, chung cư được xem là một tài sản thay vì quan điểm tiêu sản như trước kia.
Toàn cảnh khu nhà tái định cư bỏ hoang trong Khu đô thị Sài Đồng

Toàn cảnh khu nhà tái định cư bỏ hoang trong Khu đô thị Sài Đồng

3 tòa nhà tái định cư trong Khu đô thị Sài Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội bị bỏ hoang hàng chục năm gây lãng phí nguồn lực và khiến nhiều người xót xa.

Tin khác

Giá nhà chung cư "sốt" bất thường: Chuyên gia khuyên gì?

Giá nhà chung cư "sốt" bất thường: Chuyên gia khuyên gì?

Thời gian gần đây, giá nhà chung cư liên tục “tăng nóng” khiến không ít người “sốt ruột” xuống tiền liền tay mà bỏ quên những rủi ro.
Vì sao doanh nghiệp và cả người mua nhà chưa dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng?

Vì sao doanh nghiệp và cả người mua nhà chưa dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng?

Doanh nghiệp và cả người mua nhà để ở chưa dễ dàng trong việc tiếp cận vốn tín dụng, nguồn vốn vẫn đang là một vấn đề lớn.
Nguồn cung nhà ở sơ cấp đang bị “tê liệt”

Nguồn cung nhà ở sơ cấp đang bị “tê liệt”

Các chuyên gia bất động sản nhận định hiện nay tính thanh khoản thấp và thị trường nhà ở sơ cấp đang bị tê liệt.
Bình Định sắp xây khu du lịch 4.350 tỷ, có khách sạn 4 sao, biệt thự nghỉ dưỡng trên khu đất 43ha

Bình Định sắp xây khu du lịch 4.350 tỷ, có khách sạn 4 sao, biệt thự nghỉ dưỡng trên khu đất 43ha

Dự án Khu du lịch Tân Thanh sau khi chọn được nhà đầu tư và đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển du lịch của địa phương, thu hút khách du lịch đến Bình Định.
Dự án Khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và ra sao sau 2 năm tái khởi động?

Dự án Khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và ra sao sau 2 năm tái khởi động?

Năm 2022, Dự án Khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và thuộc địa phận của 2 huyện Mê Linh và Đông Anh (Hà Nội) tái khởi động xây dựng sau 14 năm bỏ hoang.
Hậu Giang: Chuyển đổi đất trồng lúa để thực hiện dự án hơn nghìn tỷ

Hậu Giang: Chuyển đổi đất trồng lúa để thực hiện dự án hơn nghìn tỷ

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án Khu đô thị mới Ngã Bảy của UBND tỉnh Hậu Giang.
Quản lý bất động sản: Chuyên gia khuyên gì?

Quản lý bất động sản: Chuyên gia khuyên gì?

Để các dự án bất động sản nâng cao hiệu quả vận hành, các chuyên gia cho biết, việc tối ưu công tác xây dựng và quản lý dự án là vô cùng quan trọng.
Luật Đất đai mới có lợi cho Việt kiều và người thuộc diện tái định cư

Luật Đất đai mới có lợi cho Việt kiều và người thuộc diện tái định cư

Chuyên gia cho biết, Việt kiều và người thuộc diện tái định cư là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ những thay đổi về Luật Đất đai mới.
Giá chung cư tại Hà Nội tăng sốc, tốc độ tăng vượt TP. Hồ Chí Minh

Giá chung cư tại Hà Nội tăng sốc, tốc độ tăng vượt TP. Hồ Chí Minh

Theo báo cáo mới đây của Batdongsan.com.vn, trong quý đầu năm 2024, giá chung cư ở Hà Nội đã tăng cao, kéo theo tốc độ giá trung bình vượt cả TP. Hồ Chí Minh.
Bất động sản nghỉ dưỡng dự báo sắp đón nhận tin vui

Bất động sản nghỉ dưỡng dự báo sắp đón nhận tin vui

Theo các chuyên gia, bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam sẽ đón nhận “làn gió mới” với tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Thời gian qua, tại một số chung cư ở Hà Nội đã phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 28/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 28/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 1/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 1/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 2/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 2/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 30/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 30/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh hơn 3% với dầu WTI giảm 3,58%, dầu Brent giảm 3,19%, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần tăng mạnh. Theo đó dầu WTI xấp xỉ mốc 84 USD/thùng, dầu Brent vượt mốc 89 USD/thùng.
Vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh: Tạm giữ Maybach S400 và bằng lái nhiều tài xế

Vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh: Tạm giữ Maybach S400 và bằng lái nhiều tài xế

Công an tỉnh Hải Dương đã tạm giữ xe ô tô nhãn hiệu Maybach S400 không biển số và bằng lái xe các tài xế trong vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh.
Phiên bản di động