Tăng giá sàn xếp dỡ container: Thực tế liệu có thể diễn ra như kỳ vọng?
Ngành vận tải container đối mặt với sự sụt giảm chưa từng có về giá cước Đề xuất tăng 10% giá bốc dỡ container cho nhóm cảng biển nước sâu |
Cục Quản lý Cảng biển và Vận tải biển Việt Nam (Vinamarine) mới đây đã đăng tải dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 54/2018/TT-BGTVT. Trong đó, đề xuất tăng giá sàn đối dịch vụ nâng hạ container quốc tế thu hút rất nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như giới đầu tư. Nên biết, giá sàn xếp dỡ container thường chiếm tới 60-70% doanh thu cảng biển.
![]() |
Về mặt lý thuyết, các cảng nước sâu sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi giá sàn bốc dỡ container được nâng lên |
Theo đề xuất này, hầu hết các cảng, giá sàn xếp dỡ container được điều chỉnh tăng 10% so với giá cũ (có hiệu lực từ năm 2019). Đối với một số cảng nước sâu lớn (đón được tàu trọng tải trên 160 nghìn DWT), sự điều chỉnh này có thể khiến cho giá sàn thực tế tăng tới 20%. Nếu được thông qua, đề xuất sẽ có hiệu lực từ năm 2024.
Kỳ vọng từ chính sách
Liên quan đến đề xuất nói trên, Vinamarine chỉ ra rằng, hiện nay, mức giá bốc dỡ container khu vực cảng nước sâu của Việt Nam đang thấp hơn so với mức giá trung bình trong khi chất lượng dịch vụ là tương đương. Thậm chí, hai cảng nước sâu Lạch Huyện (Hải Phòng) và Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) còn đón được tàu có trọng tải lớn nhất thế giới đi thẳng thị trường châu Âu, châu Mỹ, tiết kiệm chi phí và thời gian cho chủ tàu, chủ hàng.
Trước thực tế đó, các nhà hoạch định chính sách cho rằng, việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ bốc dỡ container nhóm cảng biển nước sâu là phù hợp và cần thiết để bảo đảm nguồn vốn tái đầu tư cho cảng, duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ; đồng thời tạo thêm nguồn lực để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển.
Về mặt lý thuyết, khi đề xuất tăng giá sàn xếp dỡ container được thực hiện, các cảng nước sâu như Lạch Huyện (Hải Phòng) và Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ được hưởng lợi đầu tiên, bởi lẽ hai cảng này đón rất nhiều tàu trọng tải quốc tế với hàng hóa dồi dào và khối lượng lớn.
![]() |
Giải thích rõ hơn về tác động của chính sách, SSI Research cho hay, theo cách hiểu thông thường, việc nâng giá sàn sẽ làm giá tăng lên (khoảng 6-7% ở các cảng trung chuyển thông thường và hơn 10% ở các cảng nước sâu lớn). Điều này sẽ làm tăng biên lợi nhuận và lợi nhuận ròng của các cảng này, với cùng một lượng container thông qua cảng.
Từ góc độ này, theo SSI, hầu hết các doanh nghiệp cảng biển đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, bao gồm: Công ty CP Gemadept (HOSE: GMD), Công ty CP Container Việt Nam (Viconship, HOSE: VSC), Công ty CP Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ (HOSE: DVP), Công ty CP Cảng Hải Phòng (UPCoM: PHP) và cả các doanh nghiệp cảng biển chưa niêm yết như Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đều được hưởng lợi. Riêng trường hợp Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) có thể không được hưởng lợi do phần lớn sản lượng qua cảng của doanh nghiệp này là hàng nội địa.
Quá khứ nói gì?
Song song với góc nhìn nói trên, SSI Research cũng đưa ra một góc nhìn khác, trên cơ sở đối chiếu với thực tế đã diễn ra. Đơn vị này cho rằng, đôi khi, chính sách và thị trường thực tế có thể không đồng nhất.
Do đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích tác động của Thông tư 54/2018/TT-BGTVT đối với doanh thu cảng trên mỗi TEU trong giai đoạn 2018 - 2019 của 11 doanh nghiệp cảng biển lớn đã niêm yết, với mức giá sàn cao hơn 10% so với mức giá thị trường tại thời điểm đó.
Theo tính toán, mặc dù năm 2018, doanh thu/TEU trung bình thực tế tăng 4,4% so với năm 2017 nhưng đến khi Thông tư 54 có hiệu lực vào năm 2019, con số này hầu như không tăng. Năm 2020, doanh thu/TEU trung bình tiếp tục giảm, ở mức 5,5% so với năm 2019. Tuy nhiên, bước sang năm 2021, 2022, hạng mục này với tăng trưởng trở lại, lần lượt ở các mức 2,7% và 7,6%.
![]() |
Với những con số “biết nói” này, SSI đã rút ra một số kết luận cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể tham khảo.
Nhìn chung, nhóm phân tích không thấy bằng chứng cho thấy việc điều chỉnh giá sàn sẽ dẫn đến mức tăng trưởng doanh thu/TEU trung bình thực tế cao của ngành trong năm 2018 (tăng 0,2% so với năm 2017). SSI cũng nói thêm, trong các cuộc trao đổi của đơn vị này với các doanh nghiệp cảng biển hồi năm 2018, hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, việc điều chỉnh giá sàn sẽ không có nhiều tác động vì thị trường sẽ tự điều chỉnh theo mức giá cung cầu hợp lý.
SSI nhấn mạnh, các cảng có công suất hoạt động cao hơn có thể có khả năng thương lượng cao hơn và tăng giá cước tốt hơn. Quan điểm này được chứng minh bởi những diễn biến trái chiều vào năm 2019. Thời điểm đó, công suất của Gemadept chỉ đạt 50% (do mới vận hành cảng Nam Đình Vũ được 1 năm). Tương tự, cảng Hải Phòng cũng không được tận dụng tối đa công suất ở hầu hết các cảng (như Tân Vũ, Chùa Vẽ). Trong khi đó, cảng Viconship và cảng Đình Vũ lại hoạt động tối đa công suất trong năm 2019.
Về tốc độ tăng trưởng doanh thu/TEU đạt 0,4% trong giai đoạn 2016 – 2022, theo SSI, điều này cho thấy nhu cầu mới mỗi năm đều được nguồn cung mới đáp ứng, giữ cho mối quan hệ cung/cầu tương đối.
Cuối cùng, SSI chỉ ra rằng, trong năm 2021 và 2022, hầu hết các cảng đều có doanh thu/TEU tăng (lần lượt ở mức 2,7% và 7,6%). Năm 2022 là năm duy nhất trong dữ liệu của SSI Research cho thấy giá cước ở tất cả các cảng đều tăng. Năm 2021 và 2022 là những năm ghi nhận hoạt động tốt nhất đối với tất cả các hãng tàu trên thế giới (khách hàng của các cảng), do đó, việc đàm phán điều khoản có lợi sẽ dễ dàng hơn đối với các doanh nghiệp cảng biển.
Kết luận lại, SSI cho rằng, nếu Thông tư 54/2018/TT-BGTVT sửa đổi được phê duyệt và áp dụng từ năm 2024, đề xuất mức giá sàn mới có thể có tác động tích cực trong ngắn hạn đối với một số cảng và không tích cực đối với một số cảng khác (tùy thuộc vào công suất hoạt động). Còn xét về dài hạn, giá cước của ngành sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng cung cầu.
Đơn vị này cũng nói thêm, trong những năm tốt và xấu của các hãng tàu, giá cước sẽ tăng và giảm tương ứng. Hiện tại, giá cước lại ghi nhận lỗ đối với nhiều hãng tàu, do đó các cảng sẽ gặp khó khăn hơn khi đàm phán giá hợp đồng với khách hàng so với giai đoạn 2021-2022.
Tin mới cập nhật

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn
Tin khác

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Lần đầu tiên đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh

Hiệu quả từ các nhà máy thủy điện miền núi Thanh Hóa

Năm 2030 sản lượng chè hữu cơ Việt Nam ước đạt 70.000 tấn
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT
