Siết điều kiện đưa ngân hàng yếu kém vào “sổ đen”
Lỗ lớn, mất khả năng chi trả, thủng lưới an toàn vốn sẽ bị đưa vào sổ đen
Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (thuộc Ngân hàng Nhà nước) đang phân loại các ngân hàng thành 5 nhóm để có biện pháp giám sát, xử lý kịp thời và phù hợp với từng loại ngân hàng, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Theo đó, căn cứ vào các yếu tố như vốn, chất lượng tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường… để đưa ra mức điểm cho mỗi tổ chức tín dụng (thang điểm từ 1 đến 5).
![]() |
Mức độ an toàn vốn được đánh giá rất chi tiết trong xếp loại ngân hàng |
Mặc dù năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 52/2018/TT-NHNN về xếp hạng tổ chức tín dụng, song do những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện, Ngân hàng Nhà nước đang đưa ra Dự thảo sửa đổi thông tư này. Theo đó, cách chấm điểm, xếp loại tổ chức tín dụng sẽ chặt chẽ hơn.
Đáng lưu ý, với tổ chức tín dụng hạng yếu và yếu kém (loại D và E), ngoài tiêu chí về điểm số, Dự thảo còn đưa ra những quy định chặt chẽ vào Thông tư, thay vì dẫn chiếu Luật Các tổ chức tín dụng như hiện hành.
Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xếp hạng D (Yếu) nếu tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 2,5 và lớn hơn hoặc bằng 1,5. Ngoài ra, tổ chức tín dụng còn bị xếp hạng D nếu lâm vào một trong hai trường hợp: không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định trong thời gian 3 tháng liên tục; không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại trong thời gian 6 tháng liên tục”.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xếp hạng E (Yếu kém) nếu tổng điểm xếp hạng nhỏ hơn 1,5 hoặc bị lâm vào một trong 3 trường hợp: mất hoặc có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của NHNN; số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ; không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 6 tháng liên tục.
Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng cho biết, lý do khiến cơ quan này sửa đổi Thông tư 52/2018/TT-NHNN là nhằm phản ánh đầy đủ thực trạng, mức độ rủi ro của các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng rủi ro cao. Từ đó, tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đánh giá đầy đủ thực trạng, rủi ro của các ngân hàng cũng là cơ sở để NHNN xây dựng Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.
Ngân hàng lo Covid-19 đánh tụt hạng tín nhiệm
Tán thành cách chấm điểm khắt khe để giám sát các ngân hàng yếu kém, ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, song nhiều ngân hàng thương mại và chuyên gia pháp lý ngân hàng cho rằng, NHNN cần chấm điểm một cách hợp lý và công bằng hơn với các ngân hàng.
Ông Nguyễn Thành Long, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế (thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) lấy ví dụ, về tiêu chí vốn (hệ số an toàn vốn - CAR và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1), thì mức quy định mà NHNN đưa ra quá cao, khiến các ngân hàng thương mại khó đạt điểm tối đa.
“Theo quy định, để đạt được 5 điểm tối đa, thì CAR phải lớn hơn hoặc bằng 15% và tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 phải lớn hơn hoặc bằng 12%. Đây là mức rất khó đạt được, xét trên tỷ lệ CAR bình quân chung của toàn hệ thống”, ông Long cho biết.
Thực tế, thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, hệ số CAR bình quân của nhóm ngân hàng áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN là 11,16%, trong đó, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 9,08%, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần 10,99%. Tỷ lệ CAR bình quân của nhóm ngân hàng áp dụng Thông tư 22/2019/TT-NHNN cũng chỉ dao động ở mức 9,5-11%.
Một vấn đề nữa khiến các ngân hàng lo ngại là, Covid-19 đang ảnh hưởng lớn đến chất lượng tài sản và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng, nếu NHNN không tính tới yếu tố khách quan này khi xếp loại, chấm điểm, thì ngân hàng càng hỗ trợ khách hàng nhiều càng thiệt thòi.
Lãnh đạo một ngân hàng cho biết, nếu theo cách chấm điểm này, ngân hàng nào càng cơ cấu nợ, hỗ trợ khách hàng càng nhiều, thì nợ tiềm ẩn, nợ xấu càng lớn và có nguy cơ bị tụt hạng khi chấm điểm. Do đó, các ngân hàng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nên xem xét yếu tố khách quan là Covid-19 khi tính điểm chỉ tiêu này.
“Nên loại trừ nợ được cơ cấu theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN khỏi nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu khi chấm điểm về chất lượng tài sản tổ chức tín dụng”, đại diện Techcombank kiến nghị.
Được biết, trong năm nay, riêng 4 ngân hàng thương mại nhà nước đã giảm 6.000 - 7.000 tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Việc giảm thu nhập này ảnh hưởng lớn đến thu nhập lãi cận biên và lợi nhuận trước thuế của các tổ chức tín dụng, dẫn đến nguy cơ bị tụt hạng khi Ngân hàng Nhà nước chấm điểm. Do đó, các ngân hàng thương mại đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép tổ chức tín dụng ghi nhận lại khoản thu nhập đã giảm để đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chấm điểm.
Tin mới cập nhật

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận tín dụng xanh

Những cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nhanh nhất

Infographic | Những ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?

Chuyên gia dự báo ‘nóng’ về xu hướng tỷ giá 2025

Cải thiện ‘sức khỏe’, ngân hàng đua hút vốn ngoại

Infographic | Top ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2024

Kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Cần Thơ: Bước tiến trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Tin khác

Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại - MBV kiện toàn bộ máy lãnh đạo

Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML

Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
