Sẽ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 27/2022 trong nửa đầu tháng 6

Về việc sửa đổi Nghị định số 27/2022, Phó Thủ tướng cho biết đến sáng nay đã có 23/27 ý kiến thành viên Chính phủ đồng ý, có thêm một số ý kiến góp ý.
Sớm trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định 65 về trái phiếu doanh nghiệp Chính phủ ban hành Nghị định quy định về bảo hiểm vi mô

Sáng 7/6, phát biểu tại nghị trường, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tập trung làm rõ nguyên nhân chậm triển khai; tiến độ, định hướng tháo gỡ vướng mắc thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trước Quốc hội và nhất là bà con người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Phó Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận tiến độ thực hiện Chương trình này "rất chậm".

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tập trung làm rõ nguyên nhân chậm triển khai; tiến độ, định hướng tháo gỡ vướng mắc thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh: Quochoi.vn
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tập trung làm rõ nguyên nhân chậm triển khai; tiến độ, định hướng tháo gỡ vướng mắc thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Ảnh: Quochoi.vn

Theo số liệu thống kê, đến ngày 31/5/2023, tiến độ giải ngân năm 2022 của Chương trình chỉ đạt 58,49% vốn đầu tư phát triển; 5 tháng đầu năm 2023 đạt 17,01% vốn đầu tư phát triển.

Trong bối cảnh chỉ còn 2,5 năm để thực hiện giai đoạn 1 của Chương trình, đồng thời rất nhiều khu vực đồng bào dân tộc thiểu số thụ hưởng Chương trình này đang sống ở vùng biên cương, phên dậu của đất nước, đang cố gắng chịu đựng rất nhiều khó khăn để giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, "cho nên chúng tôi cũng nhận thấy trách nhiệm rất nặng nề trong việc này", Phó Thủ tướng bày tỏ.

Nguyên nhân chậm triển khai

Phó Thủ tướng cho rằng vấn đề xây dựng, hoàn thiện thể chế, mức độ quan tâm của các địa phương và chất lượng đội ngũ cán bộ là 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc chậm triển khai Chương trình.

Về cơ chế chính sách, Chương trình tích hợp hơn 118 chính sách, 10 dự án, 22 tiểu dự án và 55 nội dung thành phần, thuộc trách nhiệm quản lý của 23 bộ, ngành Trung ương. Việc ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thuộc nhiều bộ, ngành khác nhau. Bên cạnh đó còn có sự xung đột, chồng chéo về quy định cần thời gian để sửa đổi, bổ sung.

Về mức độ quan tâm của các địa phương, Phó Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ "nơi nào quan tâm thì ở đó công việc chạy". Cho đến thời điểm này, vẫn còn 6 địa phương (Long An, Bình Thuận, Trà Vinh, Vính Long, Bạc Liêu, Bến Tre) nợ văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương theo phân cấp.

Về năng lực của cán bộ, theo Phó Thủ tướng, trình độ của cán bộ trực tiếp triển khai Chương trình, nhất là ở vùng sâu vùng xa còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục còn phức tạp, dễ dẫn đến nguy cơ sai sót, mất cán bộ.

Ngoài ra, ở nhiều nơi còn tình trạng triển khai các dự án manh mún, dàn trải trong cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), do còn tâm lý cào bằng và cả quy định hiện hành.

Phó Thủ tướng nêu dẫn chứng qua khảo sát tại một huyện ở khu vực Tây Nguyên, cả nhiệm kỳ được phân bổ 200 tỷ đồng nhưng có đến 400 dự án. Đối với cùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc phân bổ vốn manh mún cho một dự án hạ tầng thì khó phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, phải mất vài tháng, thậm chí một năm mới có thể hoàn tất 400 bộ hồ sơ trong khi năng lực cán bộ cơ sở còn hạn chế là rủi ro rất lớn.

Qua khảo sát tại 4 khu vực, qua các hội nghị trực tuyến và báo cáo của các địa phương về 3 Chương trình MTQG, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTGQ ghi nhận 339 vướng mắc từ cơ sở.

Cũng qua khảo sát tại địa phương, Phó Thủ tướng nêu thực tế tỉ lệ giải ngân vốn địa phương cao hơn gần đôi vốn Trung ương (98,9% so với 44,6% tính đến ngày 31/1/2023). Điều đó cho thấy những việc thuộc thẩm quyền địa phương được giải quyết rất nhanh trong khi quy định sử dụng vốn Trung ương thì còn nhiều vướng mắc. Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên là phải hoàn thành hệ thống văn bản hướng dẫn hoàn chỉnh mới có thể triển khai Chương trình theo đúng tiến độ, yêu cầu đề ra.

Giải pháp tháo gỡ

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 71. Trong hơn 2 tháng, 18/18 bộ, ngành có 59 văn bản trả lời giải quyết 261/339 vướng mắc nêu trên, chiếm khoảng 70%.

Các vướng mắc còn lại sẽ được giải quyết thông qua việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 và ban hành một số thông tư.

Về việc sửa đổi Nghị định số 27/2022, Phó Thủ tướng cho biết đến sáng nay (7/6), đã có 23/27 ý kiến thành viên Chính phủ đồng ý, có thêm một số ý kiến góp ý. Bộ KH&ĐT được giao tổng hợp, giải trình và báo cáo Chính phủ xem xét, ban hành trước ngày 15/6.

Phó Thủ tướng cho biết Nghị định sửa đổi Nghị định 27 nằm giải quyết 5 nhóm kiến nghị, đề xuất của các địa phương.

Thứ nhất, đấy sẽ là căn cứ pháp lý để giúp các địa phương lồng ghép nguồn vốn nhằm gia tăng nguồn lực, tránh đầu tư dàn trải, manh mún.

Thứ hai, có cơ chế thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp trung hạn thực hiện các Chương trình MTQG cho các địa phương để các địa phương chủ động cân đối.

Thứ ba, quy định chi tiết quy trình, thủ tục hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho các hộ gia đình để có đất ở theo tiêu chuẩn.

Thứ tư, về thủ tục hỗ trợ phát triển, Nghị định sửa đổi sẽ quy định quy trình chi tiết để thực hiện cơ chế triển khai một số dự án, tiểu dự án.

Thứ năm, Nghị định sẽ đẩy mạnh phân cấp để các địa phương chủ động thực hiện những nhiệm vụ mà chỉ có địa phương mới biết phải làm như thế nào là đúng nhất.

Phó Thủ tướng khẳng định tinh thần chung là tiếp tục cố gắng nỗ lực giải quyết vấn đề phát sinh để triển khai các Chương trình MTQG theo đúng tiến độ đề ra.

Nhận xét về phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá Phó Thủ tướng trả lời "rất thắng thắn" và cũng nêu "rất nhiều giải pháp tháo gỡ"./.

Theo Chinhphu.vn

Tin mới cập nhật

Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Xuất khẩu cao su vượt mốc 3 tỷ USD, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ‘vàng trắng’ Việt Nam

Áp lực từ nguồn cung thế giới thiếu hụt, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2024 thu về hơn 3 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha tăng trưởng mạnh

11 tháng năm 2024, xuất khẩu cá ngừ các loại của Việt Nam sang thị trường Bồ Đào Nha tăng 607,4% về lượng và tăng 438,4% về trị giá.
Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt hơn 102 tỷ USD

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam đạt hơn 102 tỷ USD

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/12, kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 102,25 tỷ USD.
Infographic | Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục

Infographic | Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục
Việt Nam xuất khẩu 8.116 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam xuất khẩu 8.116 tấn hoa hồi sang thị trường Ấn Độ

11 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 12.299 tấn hoa hồi, tổng kim ngạch đạt 57,6 triệu USD, trong đó Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 8.116 tấn.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 3,1 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt hơn 3,1 tỷ USD

Năm 2024, ngành xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt mốc kỷ lục hơn 3,1 tỷ USD, chiếm gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trên cả nước.
Xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 270 triệu USD

Xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 270 triệu USD

11 tháng, giá trị xuất khẩu chả cá, bột cá của Việt Nam giảm 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD do có sự cạnh tranh từ Nga với sản phẩm surimi cá nước lạnh.
Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

11 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 2,32 triệu tấn, trị giá 1,04 tỷ USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang Pakistan giảm 25% về lượng và 23,9% về trị giá; Trung Quốc giảm 15,3% về lượng và 25,4% về trị giá;... so với tháng trước đó.
Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến ngày 15/12, xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.364 tấn, kim ngạch thu về 1,26 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 45,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Ngành Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng, năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí đạt gần 6 tỷ USD, tăng 5,81% so với năm 2024.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 349,9% về lượng, tăng 312,6% về kim ngạch nhưng giảm 8,3% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2024 đạt trên 11,11 triệu tấn, trị giá gần 2,7 tỷ USD tăng 32,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, VASEP dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2024 sẽ đem về 3,7 - 3,8 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024. Giá trị xuất khẩu sản phẩm này giảm 8% so cùng kỳ.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Đức đạt hơn 15.000 tấn, trị giá hơn 85 triệu USD, tăng 76% về lượng và tăng mạnh 138% về trị giá so với cùng kỳ.
Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Dù kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD, nhưng ngành điều Việt Nam vẫn đối diện với bài toán không bền vững và cần chính sách bảo vệ cho ngành hàng này.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu ngân hàng đang trở thành điểm sáng của thị trường chứng khoán khi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường.
Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Nhận định chứng khoán 23/12: Cổ phiếu nào có triển vọng trong tuần giao dịch cuối năm?

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp phục hồi để tái cơ cấu danh mục, cân nhắc mua vào ngành thủy sản, bất động sản, ngân hàng.
Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Lý do nào khiến giá hồ tiêu liên tục giảm?

Giá hồ tiêu trong nước thời gian qua giảm mạnh bởi nhiều yếu tố cung cầu và nhu cầu thế giới vô cùng ảm đạm.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Nhận định chứng khoán 24/12: Thị trường trên đà hồi phục

Các chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán đang dần hồi phục khi mở cửa phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 23/12 với diễn biến có phần tích cực.
Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Hình thức nào giúp tra cứu nợ thuế kinh doanh thương mại điện tử năm 2025?

Từ ngày 1/1/2025, cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử có thể tra cứu nghĩa vụ thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Giá ca cao lập đỉnh mới ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất chocolate?

Giá ca cao lập đỉnh mới ảnh hưởng thế nào đến ngành sản xuất chocolate?

Trong bối cảnh nhiều mặt hàng nông sản giảm giá, ca cao lại bất ngờ tăng mạnh, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới với mức tăng gần 7%.
Công cụ khai thuế mới cho hộ kinh doanh trên nền tảng số

Công cụ khai thuế mới cho hộ kinh doanh trên nền tảng số

Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số vừa được ra mắt.
Chứng khoán tuần 16-20/12: Tuần giao dịch kém tích cực của thị trường

Chứng khoán tuần 16-20/12: Tuần giao dịch kém tích cực của thị trường

Các chuyên gia nhận định, VN-INDEX đã có một tuần kém tích cực khi giao dịch trong sắc đỏ cùng thanh khoản giảm sút.
Phiên bản di động