Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để đầu tư, tỉnh Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ

Chiều 16/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng về kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023.
Cao Bằng: Bảo tồn nghề làm hương truyền thống của người Nùng An Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các dự án hạ tầng tại tỉnh Cao Bằng
Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 1.
Thủ tướng phát biểu tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng chiều 16/01 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự cuộc làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 2.
Trước đó, sáng 16/01, Thủ tướng thăm, chúc Tết đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tại vùng biên giới Cao Bằng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước đó, tại huyện Quảng Hòa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm, chúc Tết, tặng quà các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách, hộ nghèo, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tà Lùng; khảo sát thực địa dự án cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh và việc triển khai khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 3.
Thủ tướng tặng quà người có công tại Cao Bằng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Triển khai tốt chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc làm việc thống nhất đánh giá, năm 2022, dù gặp nhiều khó khăn do giao thông không thuận lợi, hạ tầng kinh tế-xã hội hạn chế nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cao Bằng đoàn kết, nỗ lực, chủ động, sáng tạo, triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 4.
Thủ tướng thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tà Lùng, thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hoà - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh cho biết, ngay sau cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ với tỉnh vào tháng 11/2021, tỉnh đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được Thủ tướng giao, nhất là những nhiệm vụ mang tính đột phá, đặc biệt là việc triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-–Trà Lĩnh (Cao Bằng)-dự án đầu tư công quan trọng nhất của Cao Bằng trong nhiệm kỳ này, một trong những dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 5.
Thủ tướng tới thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Tà Lùng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Năm 2022, GRDP của Cao Bằng tăng 5,04%, quy mô kinh tế 22.100 tỷ đồng. GRDP bình quân đạt 40,2 triệu đồng/người/năm, tăng 8,2% so năm 2021. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bằng 106% năm 2021. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, tiêu chí bình quân đạt 11,63 tiêu chí/xã, tăng 0,56 tiêu chí. Xuất nhập khẩu đạt gần 885 triệu USD, tăng 11%. Du lịch phục hồi ấn tượng, đạt trên 1,1 triệu lượt khách, tăng 165%; doanh thu tăng 762%. Thu ngân sách nhà nước đạt 3.966 tỷ đồng, bằng 236% dự toán Trung ương giao, tăng 104% so năm 2021. Tổng vốn quản lý và huy động trên địa bàn đạt 26.000 tỷ, tăng 3,5%.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 6.
Thủ tướng khảo sát thực địa, nghe báo cáo về tiến độ triển khai, các khó khăn, vướng mắc cần giải quyết liên quan tới tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh nối Cao Bằng với Lạng Sơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cao Bằng tích cực triển khai công tác quy hoạch; tổ chức rà soát, phê duyệt 10/10 đô thị; trình Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu đến năm 2040; hoàn thành hồ sơ quy hoạch tỉnh.

Tỉnh chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả tích cực (giảm 4,29%). Triển khai tốt chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; hoàn thành hỗ trợ 1.235/6.602 nhà tạm, nhà dột nát; đồng thời huy động nguồn lực tạm ứng cho 3.141 hộ nghèo, trong đó có 214 gia đình chính sách, xây mới, sửa chữa nhà ở.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 7.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng về kết quả công tác, phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023 chiều 16/01 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Quốc phòng, an ninh được bảo đảm, kịp thời phát hiện và xử lý hiệu quả các vụ việc, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; quan tâm công tác chính trị tư tưởng, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên; tăng cường kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 8.
Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh báo cáo tại cuộc làm việc với Thủ tướng chiều 16/01 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cao Bằng đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương sớm cân đối, bố trí kinh phí cho tỉnh thực hiện, hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh; xem xét, nâng cấp các cửa khẩu Trà Lĩnh, Lý Vạn, Pò Peo và công nhận lối mở Nà Lạn. Đặc biệt, đề nghị hỗ trợ tỉnh xây dựng, nâng cấp các tuyến đường kết nối với cao tốc Đồng Đăng–Trà Lĩnh và với các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; đẩy mạnh khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc…

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 9.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Vị trí chiến lược trọng yếu, là "phên giậu" biên cương

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo bộ, ngành đã phát biểu làm rõ hơn các thành tựu, kết quả, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, phân tích về tiềm năng, lợi thế, bổ sung, gợi mở định hướng, giải pháp, tập trung vào các đột phá để tỉnh tiếp tục khơi thông nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững, đồng thời trả lời các kiến nghị của tỉnh.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 10.
Phó Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Thành phát biểu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phân tích thêm về tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Cao Bằng, các đại biểu cho rằng, với diện tích 6.700 km² (thứ 17/63), Cao Bằng có vị trí chiến lược trọng yếu, là "phên giậu" biên cương phía bắc của Tổ quốc, được Bác Hồ chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng đầu tiên.

Tỉnh có nền văn hóa đặc sắc của 27 dân tộc anh em, với nhiều giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật, dân gian truyền thống. Có 214 di tích (03 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích xếp hạng cấp quốc gia).

Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, nhiều mỏ có trữ lượng lớn (sắt, mangan, chì, kẽm, vật liệu xây dựng…) là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế.

Thiên nhiên hùng vĩ, bao la, núi rừng hoang sơ, nhiều thác nước, hang, động kỳ thú, tạo cảnh quan độc đáo, cuốn hút. Nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng (thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Hồ Thang Hen, công viên địa chất Non Nước, núi Mắt Thần, rừng quốc gia Phịa Oắc-Phịa Đén…).

Dân số tuy ít khoảng 538.000 người (thứ 61/63) nhưng người Cao Bằng có nhiều phẩm chất tốt đẹp, giàu truyền thống yêu nước là điểm tựa vững chắc để xây dựng, phát triển quê hương Cao Bằng giàu đẹp.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 11.
Thủ tướng thẳng thắn cho rằng, hạ tầng kinh tế-xã hội Cao Bằng còn nhiều khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường

Phát biểu chỉ đạo cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với báo cáo và các ý kiến tại cuộc làm việc; ghi nhận, biểu dương đánh giá cao nỗ lực, quyết tâm, các giải pháp và các kết quả mà Cao Bằng đạt được trong năm 2022, góp phần vào thành tựu chung của cả nước.

Nguyên nhân của những kết quả đạt được là nhờ đoàn kết, thống nhất, phát huy truyền thống cách mạng, huy động sự vào cuộc của nhân dân và cả hệ thống chính trị; tinh thần chủ động, tích cực, ứng phó với mọi tình huống; sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan Trung ương, các địa phương, sự hợp tác hiệu quả với các địa phương của Trung Quốc

Bên cạnh những thành tựu, kết quả, Thủ tướng thẳng thắn cho rằng, hạ tầng kinh tế-xã hội Cao Bằng còn nhiều khó khăn, nhất là hạ tầng giao thông. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu. Tỉnh chưa khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, điều kiện thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, con người. Quy mô kinh tế nhỏ (thứ 62/63 tỉnh, thành phố). GRDP bình quân đầu người thấp. Đời sống của một bộ phận người còn khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc; tỉ lệ hộ nghèo còn cao. Thứ hạng về năng lực cạnh tranh năm 2021 thấp, xếp thứ 63/63. Giải ngân vốn đầu tư công thấp.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 12.
Thủ tướng đánh giá cao định hướng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 của tỉnh, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, năm 2023, tình hình có thời cơ, thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; những khó khăn nội tại của nền kinh tế vẫn còn. Thủ tướng mong muốn và tin tưởng Cao Bằng chia sẻ những khó khăn này với đất nước, từ đó tự lực cánh sinh vươn lên, không trông chờ, ỷ lại.

Thủ tướng đánh giá cao định hướng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 của tỉnh, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo.

Thứ nhất, quán triệt, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các nghị quyết chuyên đề của Trung ương, Chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế-xã hội, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý, Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới dài nhất với Trung Quốc (333 km), cần quán triệt, triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các thỏa thuận, kết quả đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tỉnh cần phát huy tinh thần tự lực, tự cường, "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể", kết hợp giữa nội lực (con người, thiên nhiên, truyền thống lịch sử-văn hóa) là cơ bản, chiến lược, lâu dài quyết định với ngoại lực là quan trọng và đột phá; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Giữ vững bản lĩnh, kiên định, kiên trì những vấn đề nguyên tắc nhưng chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phù hợp tình hình, nhất là các vấn đề phát sinh khi tình hình thay đổi rất nhanh, nhiều diễn biến khó lường.

Thứ ba, bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, trong đó có chính sách chung và chính sách riêng, tổ chức thực hiện công việc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Cao Bằng.

Thứ tư, đổi mới tư duy, suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, nhất là trong đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược. Trong đó, về hạ tầng giao thông, cần xác định và tập trung cao độ, làm bằng được những công trình cần nhất để phát huy hiệu quả lan tỏa, nâng cao giá trị đất đai, mở ra không gian phát triển mới.

Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác phát triển thương mại-dịch vụ với phía Trung Quốc. Nhân dịp này, Thủ tướng hoan nghênh tỉnh đã làm tốt nhiệm vụ này, trong đó đã chủ động xây dựng cầu Tà Lùng 2 và hạ tầng khu vực cửa khẩu quốc tế Tà Lùng.

Thứ sáu, tập trung cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp với vai trò trụ đỡ nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đồng thời tích cực phát triển công nghiệp và dịch vụ.

Thứ bảy, coi trọng phát triển giáo dục, đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao; phát triển hệ thống các trường dân tộc nội trú, trong bối cảnh nhân lực là nút thắt phát triển của tỉnh.

Thứ tám, là tỉnh biên giới, Cao Bằng cần coi trọng công tác bảo vệ độc lập, chủ quyền, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về an ninh quốc phòng, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Thứ chín, tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực cán bộ thực thi, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.

Thứ mười, chú trọng công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống cơ quan hành chính đoàn kết, thống nhất, liêm chính, dân chủ, hành động, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, trong sạch, tận tụy, vì nhân dân phục vụ.

Lựa chọn đúng dự án trọng điểm để ưu tiên đầu tư, Cao Bằng sẽ tự lực cánh sinh vươn lên mạnh mẽ - Ảnh 13.
Thủ tướng cơ bản đồng ý các nhiệm vụ, chủ yếu đã nêu trong báo cáo và ý kiến của các đại biểu, đồng thời lưu ý một số trọng tâm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ưu tiên số 1 cho tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh

Thủ tướng cơ bản đồng ý các nhiệm vụ, chủ yếu đã nêu trong báo cáo và ý kiến của các đại biểu, đồng thời lưu ý một số trọng tâm, mà trước hết là tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và các loại dịch bệnh khác.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa an toàn gắn với quy chuẩn, tiêu chuẩn hóa và truy xuất nguồn gốc; thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng diện tích các loại cây có giá trị kinh tế, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, chế biến gỗ.

Nâng cao giá trị gia tăng công nghiệp chế biến khoáng sản; đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thu hút các ngành công nghiệp mới. Chú trọng đầu tư hạ tầng cho phát triển công nghiệp; nâng cao hiệu quả khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Thủ tướng nhấn mạnh, khu kinh tế cửa khẩu của Cao Bằng đã được phê duyệt quy hoạch vào tháng 3/2022, đây chính là động lực phát triển mới của tỉnh Cao Bằng, cần tập trung xây dựng.

Phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn, với các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, điều kiện tự nhiên, nhất là du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…

Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; chú trọng chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử để nâng cao khả năng kết nối, quảng bá và mở rộng thị trường, tạo đầu ra bền vững cho các sản phẩm địa phương.

Xác định công tác quy hoạch là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; quy hoạch phải đi trước một bước, có tầm nhìn dài hạn, chiến lược, vừa phát huy tiềm năng, thế mạnh, vừa khắc phục hạn chế. Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối.

Quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, nâng cao xếp hạng về năng lực cạnh tranh để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng chính quyền số, đẩy mạnh dịch vụ hành chính công trực tuyến.

Cho ý kiến về các đề xuất, kiến nghị, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành và tỉnh Cao Bằng cùng vào cuộc để hoàn thành việc xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trong năm 2023-2024.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tập trung mọi nguồn lực, ưu tiên số 1 để khởi công thực hiện dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức hợp tác công tư, Bộ Tài chính nghiên cứu, ưu tiên bố trí vốn Trung ương cho dự án này, sau khi hoàn thành tuyến đường này sẽ xem xét triển khai các dự án đường bộ khác.

Thủ tướng mong muốn tỉnh Cao Bằng "năm mới thắng lợi mới" và năm 2023 đạt nhiều kết quả tích cực hơn, cao hơn năm 2022.

baochinhphu.vn

Tin mới cập nhật

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Các biện pháp chống gian lận xuất xứ của Campuchia nhằm mục đích ngăn chặn gian lận xuất xứ trong quá trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore

Theo số liệu từ nguồn thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore (ESG), Việt Nam vươn lên vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore.
Thoả thuận thương mại Anh-Mỹ tập trung vào công nghệ và AI

Thoả thuận thương mại Anh-Mỹ tập trung vào công nghệ và AI

Anh tìm cách đàm phán thỏa thuận thương mại hạn chế với Mỹ, tập trung vào công nghệ và AI, thay vì khôi phục thỏa thuận tự do thương mại toàn diện trước đây.
Năng suất lao động tăng vọt nhờ sử dụng AI

Năng suất lao động tăng vọt nhờ sử dụng AI

Theo nghiên cứu, người lao động cho biết họ đã tiết kiệm được một lượng thời gian đáng kể, tăng năng suất lao động nhờ sử dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh.
Châu Âu được cam kết đáp ứng nhu cầu năng lượng

Châu Âu được cam kết đáp ứng nhu cầu năng lượng

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.
Thị trường lao động 2025: Những nghề nào phát triển nhanh nhất?

Thị trường lao động 2025: Những nghề nào phát triển nhanh nhất?

Phân tích của mạng xã hội nghề nghiệp LinkedIn cho thấy nhiều công việc phát triển nhanh nhất vào năm 2025 hầu như chưa xuất hiện vào đầu thế kỷ 21.
Vinachem: Quyết tâm cao nhất đưa dự án muối mỏ tại Lào về đích

Vinachem: Quyết tâm cao nhất đưa dự án muối mỏ tại Lào về đích

Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Phùng Quang Hiệp khẳng định tập đoàn sẽ quyết tâm cao nhất bảo đảm tiến độ và hiệu quả dự án muối mỏ tại Lào.
Khu công nghiệp WHA Zone 2: Bước tiến lớn của Nghệ An

Khu công nghiệp WHA Zone 2: Bước tiến lớn của Nghệ An

Tiếp đà WHA Zone 1, Khu công nghiệp WHA Zone 2 được đầu tư với tổng số vốn 50 triệu USD, trên diện tích 183ha; đây kỳ vọng sẽ là bước tiến lớn của tỉnh Nghệ An.
Chuyên gia WTO: Thương mại thế giới tiếp tục tăng trưởng

Chuyên gia WTO: Thương mại thế giới tiếp tục tăng trưởng

Theo nhà kinh tế trưởng của WTO, Ralph Ossa, khối lượng thương mại hàng hóa thế giới năm 2024 đã tăng 2,7%, năm 2025 mức tăng trưởng sẽ là khoảng 3%.
Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025?

Nhiều chuyên gia nhận định giá vàng có thể tiếp tục tăng lên mức 3.000 USD/ounce, tương đương khoảng 92 triệu đồng/lượng trong năm 2025.

Tin khác

Mỹ trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn ở EU

Mỹ trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn ở EU

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Mỹ đã vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất cho Liên minh châu Âu (EU).
Chính sách của ông Trump liệu có gây khó khăn cho ngành sản xuất ô tô Mỹ?

Chính sách của ông Trump liệu có gây khó khăn cho ngành sản xuất ô tô Mỹ?

Ông Trump trở lại Nhà Trắng có thể mang đến lợi ích cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ, nhưng những chính sách mới có thể ảnh hưởng đến thị trường ô tô nước này.
Điểm danh 9 cổ phiếu vốn hóa lớn đang thống trị thị trường nghìn tỷ USD

Điểm danh 9 cổ phiếu vốn hóa lớn đang thống trị thị trường nghìn tỷ USD

Trong những năm gần đây, các công ty giá trị nhất thế giới đã đạt đến những đỉnh cao ấn tượng, với 9 công ty đạt mức vốn hóa thị trường trên 1 nghìn tỷ USD.
Bầu cử Mỹ, Trung Đông ‘dậy sóng’: Vàng có phải nơi trú ẩn an toàn?

Bầu cử Mỹ, Trung Đông ‘dậy sóng’: Vàng có phải nơi trú ẩn an toàn?

Chốt phiên giao dịch 29/10, giá vàng thế giới giao ngay tăng 32,8 USD lên 2.774 USD/ounce.
Giá vàng gần đạt mức kỷ lục mới

Giá vàng gần đạt mức kỷ lục mới

Tính tới nay, giá vàng thế giới đã tăng gần 570 USD/ounce (gần 30%) nhờ sự hồi phục của ETF và kỳ vọng các ngân hàng trung ương giảm lãi suất.
Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy định mới về giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay

Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy định mới về giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay

Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không
Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để được công nhận là nền kinh tế thị trường

Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để được công nhận là nền kinh tế thị trường

Mặc dù Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, nhưng hiện đã có 73 quốc gia trên thế giới công nhận.
5 tháng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam bằng 43% cùng kỳ 2023

5 tháng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam bằng 43% cùng kỳ 2023

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu tập trung ở ngành khai khoáng.
Vụ rơi máy bay chở Tổng thống Iran: Không tìm thấy dấu hiệu sự sống tại hiện trường

Vụ rơi máy bay chở Tổng thống Iran: Không tìm thấy dấu hiệu sự sống tại hiện trường

Hãng thông tấn Iran IRINN và Mehr News đưa tin: Không có dấu hiệu sự sống từ hiện trường rơi trực thăng chở Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.
Warren Buffett và trí tuệ nhân tạo: Mâu thuẫn hay cơ hội?

Warren Buffett và trí tuệ nhân tạo: Mâu thuẫn hay cơ hội?

Amazon và Apple là 2 công ty có cổ phiếu thuộc sở hữu của Warren Buffett đang đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo (AI).

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'

Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'

Lòng se điếu đang phủ sóng "chợ mạng" với giá rẻ bất ngờ, hút người mua nhưng tiềm ẩn nguy cơ không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Phiên bản di động