EIA cho biết thị trường sẽ chuyển từ thặng dư sang thâm hụt trong năm sau
Trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng ngắn hạn (STEO) tháng 12, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) giữ nguyên tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm 2023 với mưc 2,4%. Tuy nhiên, EIA đã tiếp tục hạ dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2024 xuống còn 1,3%, từ mức 1,5% trong báo cáo tháng 11. EIA dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ chậm lại trong 2 quý đầu năm sau và sẽ tăng tốc trở lại trong giai đoạn 6 tháng cuối năm. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ được EIA dự báo sẽ tăng lên mức 4,3% cho đến cuối năm sau, cao hơn 0,4% so với ước tính trước đó.
EIA đã điều chỉnh dự báo giá dầu Brent giao ngay trung bình trong năm 2023 xuống 82,4 USD/thùng, từ 83,99 USD/thùng trong báo cáo tháng 11. Dự báo giá dầu Brent giao ngay trong năm 2024 cũng được điều chỉnh giảm mạnh xuống 82,57 USD/thùng, từ mức 93,24 USD/thùng.
EIA dự đoán giá dầu sẽ đạt trung bình 77,5 USD/thùng trong tháng 12, giảm so với mức trung bình 82,94 USD/thùng trong tháng 11 dưới áp lực của sự gia tăng tồn kho toàn cầu. Tuy nhiên áp lực từ việc OPEC+ cắt giảm sản lượng cho tới quý 1 năm sau sẽ khiến giá dầu tăng mạnh trong giai đoạn này và đạt mức đỉnh 2024 với 86 USD/thùng trong tháng 3 trong khi mức trung bình cả năm được dự báo đạt 80 USD/thùng. Mức trung bình cả năm 80 USD/thùng thấp hơn nhiều so với ước tính trên 90 USD/thùng trong báo cáo tháng 11 nguyên nhân đến từ việc tăng trưởng toàn cầu thấp hơn.
Nhu cầu toàn cầu năm 2023 và 2024 đều được điều chỉnh giảm
Về nhu cầu, EIA đã điều chỉnh giảm nhẹ dự báo nhu cầu nhiên liệu lỏng toàn cầu năm 2023 xuống 101 triệu thùng/ngày, từ mức 101,04 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 11. Nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong 2 quý cuối năm 2023 cũng được điều chỉnh giảm lần lượt về mức 101,49 và 101,62 triệu thùng/ngày, tương đương mức điều chỉnh giảm lần lượt 150.000 thùng/ngày và 230.000 thùng/ngày.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu lỏng toàn cầu trong năm 2024 cũng được EIA điều giảm về mức 102,34 triệu thùng/ngày, từ mức 102,44 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng 11 với nguyên nhân chủ yếu đến từ 2 quý cuối năm trong khi 2 quý đầu năm không có nhiều sự thay đổi.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ dầu thô trong năm nay của Ấn Độ được EIA điều chỉnh giảm nhẹ xuống 5,31 triệu thùng/ngày, từ mức 5,33 triệu thùng/ngày trong báo cáo tháng trước. Tuy nhiên tăng trưởng nhu cầu tại quốc gia Nam Á trong năm sau được dự báo đạt 290.000 thùng/ngày, tăng thêm 50.000 thùng/ngày.
Sau khi liên tục được điều chỉnh giảm, ước tính nhu cầu đối với các quốc gia thuộc OECD đã được EIA điều chỉnh tăng trong báo cáo lần này. Cụ thể, tổng nhu cầu dầu thô của các quốc gia thuộc OECD trong năm 2023 đã được EIA điều chỉnh tăng lần lượt 90.000 thùng/ngày. Mặc dù tổng tiêu thụ trong 2024 được điều chỉnh tăng, tuy nhiên tăng trưởng trong năm sau của các quốc gia OECD vẫn giữ nguyên với mức khiêm tốn 60.000 thùng/ngày.
EIA đánh giá kém tích cực hơn đối với nhu cầu trong quý cuối năm của Mỹ tuy nhiên mức điều chỉnh tăng trong quý 3 sẽ bù đắp lại sự sụt giảm này. Tiêu thụ dầu thô tại Mỹ trong năm 2023 được EIA ước tính đạt 20,15 triệu thùng/ngày trong báo cáo lần này, không đổi so với báo cáo trước. Trong khi đó, tiêu thụ nhiên lỏng của nền kinh tế lớn nhất trong năm 2024 là 20,39 triệu thùng/ngày.
![]() |
Sản lượng toàn cầu ổn định trong 2023 trong khi giảm mạnh trong 2024
Về phía nguồn cung, EIA đã điều chỉnh tăng nhẹ sản lượng cho năm 2023 lên mức 101,62 triệu thùng/ngày, tương đương mức tăng 80.000 thùng/ngày so với báo cáo trước. Trong khi đó, sản lượng dầu toàn cầu năm 2024 được điều chỉnh giảm mạnh còn 102,19 triệu thùng/ngày, từ mức 102,55 triệu thùng/ngày. Nguồn cung được điều chỉnh tăng 190.000 thùng/ngày trong quý cuối 2023 để phản ánh sự gia tăng sản lượng mạnh mẽ của Mỹ và cũng như sự gia tăng sản lượng của một số quốc gia OPEC, bù đắp cho việc thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng của thủ lĩnh nhóm Saudi Arabia.
Sản lượng toàn cầu 2024 được điều chỉnh giảm mạnh trong báo cáo lần này nguyên nhân chủ yếu đến từ nguồn cung thắt chặt của OPEC sau khi EIA tính thêm tác động đến từ việc nhóm tăng cắt giảm tự nguyện lên 2,2 triệu thùng/ngày và sẽ kéo dài cho đến hết quý 1/2024. Cụ thể tổng nguồn cung chất lỏng của OPEC trong quý 1/2024 được điều chỉnh giảm xuống 32,6 triệu thùng/ngày từ mức 33,15 triệu thùng/ngày.
Công suất sản xuất dự phòng của OPEC tăng từ 2,4 triệu thùng/ngày vào 2022 lên dự báo 4,49 triệu thùng/ngày vào 2024, do cắt giảm sản lượng.
Sản lượng chất lỏng của Nga không có quá nhiều thay đổi trong báo cáo lần này của EIA với mức 10,75 triệu thùng/ngày trong năm 2023 và 10,72 triệu thùng/ngày trong năm 2024.
EIA kỳ vọng tổng sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt trung bình 12,93 triệu thùng/ngày trong năm 2023. Sản lượng trong quý 3/2023 sẽ tăng lên mức kỷ lục với trung bình 13,26 triệu thùng/ngày. Sự gia tăng sản lượng từ Mỹ sẽ là yếu tố hạn chế tác động từ chính sách cắt giảm của OPEC trong năm 2023, tuy nhiên nguồn cung từ Mỹ trong năm 2024 giảm tốc so với mức đỉnh sau quý cuối 2023 sẽ không thể tiếp tục bù đắp sự thiếu hụt sản lượng của OPEC ít nhất là trong quý 1 năm sau.
![]() |
Thị trường quay trở lại trạng thái thâm hụt trong 2024
Về cán cân cung cầu, so với ước tính thặng dư 500.000 thùng/ngày trong báo cáo trước, trong cả năm 2023, mức thặng dư trên thị trường tiếp tục tăng được EIA điều chỉnh tăng lên 620.000 thùng/ngày khi nhu cầu suy yếu trong khi nguồn cung tăng mạnh, đặc biệt trong giai đoạn quý hiện tại.
Đối với năm 2024, sau khi OPEC+ tuyên bố kéo dài chính sách cắt giảm tự nguyện, EIA dự báo thị trường sẽ chuyển trở lại trạng thái thâm hụt trong quý 1 và sẽ dần trở lại trạng thái cân bằng trong các quý còn lại.
Tổng mức thâm hụt trong năm 2024 được EIA dự báo ở mức trung bình 150.000 thùng/ngày, trái ngược so với ước tính thặng dư 110.000 thùng/ngày trong báo cáo tháng 11.
Mức thâm hụt trên thị trường mạnh mẽ nhất trong 3 tháng đầu năm với gần 800.000 thùng/ngày tăng mạnh so với ước tính chỉ 130.000 thùng/ngày trong dự báo trước đó. Mặc dù EIA đưa ra cái nhìn thận trong hơn đối với nhu cầu trong 3 quý còn lại trong 2024, tuy nhiên sản lượng gia tăng đến từ các quốc gia ngoài OPEC cũng sẽ không thể bù đắp nhu cầu.
Báo cáo lần này của EIA về cơ bản có tác động “bulish” đối với giá dầu. Mặc dù ước tính giá dầu trung bình thấp hơn so với dự báo trong tháng 11, tuy nhiên những áp lực tăng trưởng đã phần nào đã được phản ánh khi giá dầu đã liên tục lao dốc trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên áp lực nguồn cung sẽ quay trở lại đối với thị trường trong đầu năm sau khi OPEC+ cho thấy quyết tâm đối với việc giữ giá dầu ở mức cao trong khi tăng trưởng sản lượng của các quốc gia ngoài OPEC sẽ giảm tốc đặc biệt đối với Mỹ sau khi đạt đỉnh trong quý 4/2023.
Mặc dù vậy rủi ro vẫn tiềm ẩn trên khi thị trường sẽ cần thời gian để có thể đánh giá việc thực hiện cam kết sản lượng của OPEC trong bối cảnh đã có những bất đồng giữa các thành viên trong nhóm và sự nghi ngờ với chính sách của nhóm khi cắt giảm mang tính “tự nguyện”.
Tin mới cập nhật

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Lai Châu - EVNNPT bàn giải pháp gỡ vướng về mặt bằng dự án truyền tải điện

21 tỉnh, thành phố phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện Tết

Tuyên Quang: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định

Vận hành loạt công trình điện phía Nam trước kỳ nghỉ Tết

Đẩy nhanh tiến độ công trình điện bảo đảm điện cho các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre

Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiết kiệm hơn 161 triệu kWh điện trong 10 tháng năm 2024

Đại biểu Quốc hội: Luật Điện lực (sửa đổi) đáp ứng nhu cầu phát triển điện ở vùng khó khăn

Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng
Tin khác

Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách

Giá dầu giảm trước quyết định hạ lãi suất của FED

Giá dầu bật tăng mạnh nhờ kỳ vọng FED cắt giảm lãi suất

Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão Francine

Giá dầu lao dốc kỷ lục 9 tháng: Áp lực từ kinh tế Mỹ và nguồn cung Libya

Giá dầu lao dốc mạnh: Áp lực kép từ Libya và thị trường lao động Mỹ

Thị trường năng lượng lao dốc: Giá dầu giảm sâu nhất trong gần 9 tháng

Giá dầu tăng vọt do gián đoạn nguồn cung tại Libya

'Không có việc gì là không thể khi có sự nỗ lực, quyết tâm và sự ủng hộ của nhân dân'

Thị trường năng lượng lao dốc, giá dầu giảm mạnh
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Thị trường căn hộ Hà Nội bước vào giai đoạn điều chỉnh
