Doanh nghiệp 'hiến kế' phát triển logistics Việt Nam

Tại Hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics" do Báo Công Thương và Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức, đã có nhiều doanh nghiệp đóng góp ý kiến nhằm phát triển ngành logistics và thương mại điện tử Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Đưa ngành logistics có vị trí xứng tầm với tiềm năng phát triển Sáng nay (28/4), khai mạc Hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics"

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Là nhà khai thác cảng hàng đầu Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước.

Tại hội thảo, chia sẻ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp logistics, ông Trương Tấn Lộc – Giám đốc Marketing, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho rằng: Giá nhiên liệu tăng đột biến trong năm 2022 (tăng khoảng 33% so với giá trung bình 2021) ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp; về thủ tục của các cơ quan hữu quan còn chưa tạo điều kiện thuận lợi như việc kiểm soát hàng quá cảnh qua các cửa khẩu, gây khó khăn cho các hãng tàu, khách hàng… “Dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khiến hoạt động logistics phải có sự chuẩn bị, phương án dự phòng về phương tiện và nhân lực; các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể chịu thêm chi phí phát sinh lớn”- ông Lộc chỉ ra thách thức.

Doanh nghiệp 'hiến kế' phát triển logistics Việt Nam
Doanh nghiệp 'hiến kế' phát triển logistics Việt Nam
Ông Trương Tấn Lộc - Giám đốc Marketing, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn

Trong mảng 3PL, hầu hết các doanh nghiệp logistics hàng đầu đã có mặt tại Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu so với các doanh nghiệp nội địa. Đề cập đến thực tế này, bà Phạm Thị Lan Hương – Tổng giám đốc, Công ty CP Vinafco chỉ ra, thị trường logistics Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng rất phân tán. Phân tán về quy mô, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số, hiện 90% doanh nghiệp đăng ký có vốn dưới 10 tỷ đồng; phân tán về loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp logistics hoạt động ở nhiều mảng dịch vụ khác nhau.

Doanh nghiệp 'hiến kế' phát triển logistics Việt Nam
Bà Phạm Thị Lan Hương - Tổng Giám đốc, Công ty CP Vinafco

Đồng thời, theo bà Phạm Thị Lan Hương, hiện số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích hợp (3PL,4PL) tại Việt Nam còn hạn chế. “Tỷ trọng các doanh nghiệp 3PL, 4PL mới chỉ chiếm 16% tổng số doanh nghiệp trong ngành logistics. Tuy nhiên, miếng bánh này lại nằm chủ yếu trong tay các doanh nghiệp nước ngoài”- bà Hương nêu.

Đại diện cho đơn vị cung ứng cơ sở hạ tầng công nghiệp và kho vận tại khu vực Đông Nam Á, bà Lê Thị Ngọc Diệp – Giám đốc, Trưởng bộ phận Thương mại, Công ty SLP Việt Nam cho biết, Việt Nam đang là ngôi sao sáng của ngành thương mại điện tử tại khu vực; là trung tâm sản xuất mới nổi của khu vực Đông Á. Đặc biệt, sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng nội địa và thương mại điện tử thúc đẩy nguồn cung nhà kho xây sẵn; tỷ lệ lấp đầy và tỷ lệ hấp thụ vẫn duy trì ở mức cao, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của thị trường nhà kho xây sẵn trong tương lai…

Doanh nghiệp 'hiến kế' phát triển logistics Việt Nam
Bà Lê Thị Ngọc Diệp - Giám đốc, Trưởng Bộ phận Thương mại, Công ty SLP Việt Nam

Song, hạn chế cho sự phát triển của logistics chính là Việt Nam có chi phí logistics cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới, nhất là so với một số nước trong khu vực Thái Lan, Singapore chi phí logistics đã giảm, điều này tạo rào cản cho năng lực cạnh tranh trên thị trường của Việt Nam. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, chi phí logistics ở Việt Nam dao động từ 20,9-25% GDP.

Với mục tiêu tiên phong ứng dụng công nghệ và nền tảng số trong logistics thương mại điện tử để tối ưu hóa lợi ích cho người tiêu dùng và nhà bán hàng, bà Ngô Thị Trúc Anh – Giám đốc Bộ phận Vận chuyển, Lazada Logistics Việt Nam cho rằng, kiến tạo hệ sinh thái logistics bền vững là năng lực cạnh tranh hiệu quả nhất.

Thời gian qua, đại diện Lazada Logistics Việt Nam cho hay, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng trong 2 năm trở lại đây, tạo đà bứt phá cho ngành giao vận logistics. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics cũng đang phải đối mặt với các thách thức lớn trong quy trình vận hành, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường.

Doanh nghiệp 'hiến kế' phát triển logistics Việt Nam
Bà Ngô Thị Trúc Anh - Giám đốc bộ phận vận chuyển, Lazada Logistics Việt Nam

Bắt kịp xu thế thị trường

Năm 2022 được dự báo là năm tiếp tục có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Tuy nhiên, Việt Nam có thế mạnh về địa kinh tế rất thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics do nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh. Vì vậy, cả xuất nhập khẩu và logistics của Việt Nam đang hội tụ các điều kiện thuận lợi để tiếp tục bứt phá, tăng trưởng nhanh và bền vững hơn trong thời gian tới.

Đánh giá tích cực về cơ hội phát triển của ngành logistics, ông Trương Tấn Lộc cho rằng, theo dự báo trong tháng 4/2022 của Ngân hàng thế giới (WB), GDP Việt Nam sẽ đạt 5,3% năm 2022 rồi ổn định quanh mức 6,5% năm 2023. Các Hiệp định thương mại tự do dần được thực thi hiệu quả hơn khiến thị trường XNK Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là đối với ngành điện tử, máy móc thiết bị, đồ gỗ, nhựa, hàng dệt may và thủy sản… “Đây là cơ hội để phát triển các dịch vụ cảng và logistics phục vụ nhu cầu kết nối hàng hóa với các thị trường lớn trên thế giới”- ông Lộc lạc quan.

Doanh nghiệp 'hiến kế' phát triển logistics Việt Nam

Để nắm bắt cơ hội phát triển, ông Lộc kiến nghị cần triển khai nhóm các giải pháp về phát triển hạ tầng logistics, như tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện qui hoạch tổng thể hệ thống cảng cạn, ICD Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030; Rà soát, bổ sung, hoàn thiện qui hoạch tổng thể và chi tiết hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước; Nhanh chóng triển khai các dự án giao thông đường bộ, cụ thể đường vành đai 3, vành đai 4, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, nâng cấp đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành.

Đối với nhóm các giải pháp hoàn thiện các quy định, cơ chế, chính sách, ông Lộc cho rằng, Chính phủ cần xâ dựng cơ chế phát triển logistics xanh theo định hướng cắt giảm ty trọng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên 1km vận tải; Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ ngành xây dựng cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp về việc giảm cá loại thuế; Xem xét điều chỉnh Thông tư số 01/2019/TT-BCT về quy định cửa nhập khẩu phế liệu cho mặt hàng giấy…

Các xu thế của thị trường logistics mang đến nhiều cơ hội và cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam trên con đường phát triển để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Đó là thách thức về tự do cạnh tranh, chất lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử, nguồn nhân lực…

Theo đó, để bắt kịp xu thế thị trường, đạt mục tiêu phát triển ngành logistics bà Phạm Thị Lan Hương cho rằng, Việt Nam cần phát triển thêm nhiều doanh nghiệp 3PL, 4PL làm mũi nhọn để kéo thị trường logistics lên.

Từ góc độ Công ty CP Vinafco, bà Lan Hương kiến nghị, Việt Nam cần đầu tư, phát triển quy hoạch, có trung tâm đầu nối vận chuyển; doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có chương trình về giải pháp công nghệ cho ngành logistics; tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành một cách lành mạnh.

Còn bà Lê Thị Ngọc Diệp đề xuất, Việt Nam cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào ngành logistics để nâng cao hiệu quả, tối ưu năng suất hoạt động và tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp; kết nối chặt chẽ giữa các đơn vị phát triển và vận hành logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động như đơn vị sản xuất, kho vận, 3PLs, vận chuyển; khuyến khích đầu tư vào thị trường logistics Việt Nam…

Doanh nghiệp 'hiến kế' phát triển logistics Việt Nam
Cố vấn cấp cao, IPP Air Cargo – Winkerbauer Lars cho rằng, phát triển thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, lưu chuyển hàng hóa dễ dàng và tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Trong khi đó, Cố vấn cấp cao, IPP Air Cargo – Winkerbauer Lars cho rằng, phát triển thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, lưu chuyển hàng hóa dễ dàng và tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng bằng cách giảm chi phí vận tải và tăng chất lượng.

Theo ông Winkerbauer Lars, tầm nhìn như vậy đã được chứng minh là thành công và mang lại lợi ích cao cho các quốc gia khác, chẳng hạn như Singapore, nơi hàng hóa lưu chuyển liên tục đến người tiêu dùng cuối cùng với mức giá cạnh tranh. “Tuy nhiên, việc xây dựng một hệ thống vận chuyển tích hợp như vậy cần nhiều thời gian và cần có sự hỗ trợ từ tất cả các cấp chính quyền, bao gồm cả cơ quan hải quan và nhiều cơ quan khác”- ông Winkerbauer Lars cho hay.

Nhóm phóng viên

Tin mới cập nhật

Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đón nhận tín hiệu khởi sắc, trái ngược với tình trạng tồn hàng như năm ngoái.
Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt 2.400 đơn, thu về 500 triệu đồng

Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt 2.400 đơn, thu về 500 triệu đồng

Nhờ tận dụng bán hàng đa nền tảng, có doanh nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thu về hơn 500 triệu chỉ trong 30 phút livestream.
Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Dù kinh tế thế giới và khu vực năm 2024 diễn biến khó lường, song các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vẫn giữ được thị phần, đạt kết quả đáng mừng.
Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Những quốc gia, thị trường nào đang yêu thích, ưa chuộng hạt gạo Việt nhất, thông tin không phải ai cũng biết.
Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Bộ Công Thương ước tính, hết tháng 1/2024, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 27 thị trường với tổng trị giá 362 triệu USD, tăng tới 95% so với cùng kỳ 2022.
Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Sang năm 2024, xuất khẩu nước ta cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay từ tháng 1, khi tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tập trung triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu hiệu quả

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tập trung triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu hiệu quả

Năm 2024, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tiếp tục triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu, giao thương đã được chứng minh tính hiệu quả trong những năm qua.
Một năm sôi động và hiệu quả của xúc tiến thương mại

Một năm sôi động và hiệu quả của xúc tiến thương mại

Năm 2023, hoạt động XTTM đã được lãnh đạo đánh giá cao, được DN hưởng ứng, hiệu quả trong hỗ trợ khó khăn, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.
Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2023 xuất khẩu rau quả đạt con số kỷ lục. Năm 2024, ngành mong muốn được trợ sức hơn nữa để tận dụng cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch.
Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Theo dự kiến, tổng kinh phí thực hiện cửa khẩu thông minh kết nối Lạng Sơn với Trung Quốc là 7.966 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xã hội hóa là 6.630 tỷ đồng.

Tin khác

Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024 thị trường Mỹ được kỳ vọng khởi sắc hơn, tạo sự chuyển biến tốt cho xuất khẩu, tuy nhiên doanh nghiệp dệt may được khuyến cáo cần cơ cấu lại sản phẩm.
Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Xuất siêu ngành hàng này đạt tới 10,13 tỷ USD chỉ trong 11 tháng năm 2023. Đây cũng là ngành hàng xuất siêu nhiều nhất ngành nông nghiệp.
Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu thép tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước sang năm mới 2024, tại các nhà xưởng, công ty xuất khẩu đang gấp rút triển khai để hoàn tất những đơn hàng cuối năm.
Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

VASEP dự báo xuất khẩu tôm năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 3,4 tỷ USD, thấp hơn 21% so với năm 2022.
3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt cho 3 sản phẩm trên nhập khẩu tại cửa khẩu đường bộ Đông Hưng (khu vực cầu Bắc Luân II).
Nhiều công nghệ mới trưng bày tại Vietnam Expo 2023 lần thứ 21

Nhiều công nghệ mới trưng bày tại Vietnam Expo 2023 lần thứ 21

Ngày 7/12/2023, Vietnam Expo 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, quận 7 TP. Hồ Chí Minh, trưng bày nhiều công nghệ mới.
Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng và còn nhiều tiềm năng của nông sản Việt Nam.
Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Ngày 5/12, tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tổ chức xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên với số lượng 48 tấn sang thị trường Hoa Kỳ.
Thưởng thức thịt lợn Bỉ nổi tiếng thế giới kết hợp hài hòa với món ngon Việt

Thưởng thức thịt lợn Bỉ nổi tiếng thế giới kết hợp hài hòa với món ngon Việt

Bỉ từ lâu đã nổi tiếng về nghệ thuật ẩm thực với sản phẩm thịt lợn chất lượng xuất sắc, và có thể kết hợp hài hòa với các món ăn Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 5/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 6/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 6/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 8/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 8/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần giảm mạnh theo đó dầu WTI xuống mốc 77,99 USD/thùng, dầu Brent dưới ngưỡng 83 USD/thùng.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều tăng nhẹ, dầu trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 9/5/2024, giá dầu thế giới tăng nhẹ sau khi tồn kho dầu thô của Mỹ giảm, với dầu WTI tăng 0,22%, dầu Brent tăng 0,51%
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 7/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 7/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024, giá dầu thế giới đảo chiều giảm nhẹ khi bớt lo ngại về nguồn cung, theo đó, dầu WTI giảm 0,13%, dầu Brent giảm 0,35%.
Phiên bản di động