Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển ngành du lịch
Nhộn nhịp du Xuân, tín hiệu khả quan của ngành du lịch Thủ đô Ngành du lịch: Nhiều cơ hội để kỳ vọng trong năm mới 2023 |
Lượng khách nội địa đạt 101,3 triệu lượt
Sáng 15/3, Hội nghị toàn quốc về du lịch chủ đề “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển”. Hội nghị do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp (điểm cầu tại Văn phòng Chính phủ) và trực tuyến (điểm cầu các địa phương tham dự Hội nghị).
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành, 63 tỉnh, thành phố và các hiệp hội, doanh nghiệp về du lịch, các hãng hàng không.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị |
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau khi mở cửa lại hoạt động du lịch, trong bối cảnh còn nhiều thách thức, khó khăn, với sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc kịp thời, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, cùng với sự đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương cả nước, ngành Du lịch đã tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và đạt được những kết quả quan trọng.
Lượng khách du lịch nội địa thiết lập kỷ lục mới, năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trên bình diện quốc tế tăng đáng kể và nhận thức của toàn xã hội về tác động lan tỏa của ngành Du lịch trong nền kinh tế sau thời gian hơn 2 năm dịch bệnh có chuyển biến tích cực.
Những năm vừa qua, ngành Du lịch đã có những đóng góp tích cực, quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trước dịch Covid-19, lượng khách quốc tế đã tăng 2,3 lần trong vòng 4 năm, từ 7,9 triệu lượt (năm 2015) lên 18 triệu lượt (năm 2019), tăng trưởng bình quân 22,7%/năm.
Đại dịch Covid-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu đã tác động nghiêm trọng đến ngành Du lịch thế giới cũng như Việt Nam. Năm 2020, cả nước chỉ đón được 3,7 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 56 triệu lượt khách nội địa, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019.
Từ tháng 11/2021, Việt Nam đã bước đầu thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Năm 2021, Việt Nam đón khoảng 3.800 lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ khoảng 40 triệu lượt khách du lịch nội địa, công suất buồng bình quân ước chỉ đạt khoảng 5%, chỉ có 25% lao động du lịch được tham gia công việc toàn thời gian, tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ 2020.
Với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ngành và nỗ lực toàn ngành, hoạt động du lịch đã dần khôi phục trở lại, đặc biệt là du lịch nội địa. Năm 2022, lượng khách nội địa đạt 101,3 triệu lượt (tăng hơn gấp rưỡi so với mục tiêu đặt ra là 60 triệu lượt khách, vượt xa con số 85 triệu lượt khách nội địa năm 2019). Tổng thu từ khách du lịch đạt 495 nghìn tỷ đồng, vượt hơn 23% so với kế hoạch và đạt 66% so với mức kỷ lục năm 2019.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,5 triệu lượt (vẫn giảm 80% so với cùng kỳ năm 2019), đạt 70% so kế hoạch.
Với việc cho phép mở cửa từ ngày 15/3/2022, Việt Nam được UNWTO đánh giá là một trong những nước có chính sách mở cửa cởi mở nhất thế giới. Việt Nam cũng là một trong những nước mở cửa sớm nhất khu vực.
Ngay sau khi mở cửa, dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường toàn cầu của Google cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đã liên tục duy trì mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh.
Chỉ tính riêng trong tháng 4, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 70.000 lượt khách và lượng khách quốc tế qua các sân bay của Việt Nam trong tháng 4/2022 đã bằng tổng 3 tháng trước đó cộng lại…
Phát triển du lịch đã đi đúng hướng, phù hợp chưa?
Phát biểu tai hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ năm 2023 trở đi, các rào cản xuất nhập cảnh do dịch Covid-19 sẽ được dỡ bỏ. Bước chuyển mình này sẽ mang đến những cơ hội, thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức, cạnh tranh giữa ta với các thị trường du lịch khác.
Để ngành Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị đã đề ra, cần giải quyết những vấn đề trước mắt và dài hạn.
Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp nghiêm túc thảo luận, phân tích thực trạng, cơ hội, thuận lợi, khó khăn; nguyên nhân phát triển du lịch trong thời gian qua, bài học kinh nghiệm và giải pháp phát triển du lịch trong thời gian tới; kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế…
![]() |
Các đại biểu tham dự hội nghị |
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu thảo luận, trả lời các câu hỏi về: Phát triển du lịch đã đi đúng hướng, phù hợp chưa? Các bộ, ngành, địa phương đã khai thác, phát huy hết các tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh du lịch chưa? Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã tốt chưa? Tại sao vẫn còn tình trạng làm du lịch manh mún, thiếu bền vững? Tại sao tỷ lệ khách quốc tế trở lại Việt Nam vẫn thấp?...
Thủ tướng chỉ ra, phải phát huy tối đa những cái đã làm được, những kinh nghiệm hay, bài học quý, phát triển văn hóa gắn với du lịch, phát triển công nghiệp giải trí. Thủ tướng khẳng định du lịch không thể phát triển một mình được, du lịch không phát triển được nếu văn hóa, công nghiệp giải trí không phát triển. Cần xem kinh nghiệm các nước chung quanh làm nông thôn? Trách nhiệm của các bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội, người dân và cả Chính phủ như thế nào? Tất cả phải chung tay phát triển ngành Du lịch.
Không ai đổ lỗi cho ai mà phải tìm ra hướng đi bằng chính đặc thù của đất nước, linh hoạt, không máy móc. Thủ tướng gợi ý cân nhắc hình thành phong trào tất cả chung tay xây dựng đất nước xanh, sạch, đẹp để phát triển kinh tế-xã hội và du lịch bền vững được không?
Thủ tướng cũng đề nghị các đại biểu đề xuất, hiến kế các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng; xúc tiến, quảng cáo du lịch; bảo đảm y tế, môi trường; phát triển văn hóa liên quan đến du lịch; huy động các nguồn lực, nhất là hợp tác công tư để phát triển du lịch; chính sách thị thực, chính sách lao động, công nghệ... Tạo đột phá cho phát triển du lịch.
Tin mới cập nhật

Tuyến du lịch văn hóa Hà Nội - Bắc Giang: Thêm hành trình khám phá cho du khách

Ngày 25/3, khai mạc Năm Du lịch quốc gia Bình Thuận 2023

8 bãi biển đẹp nhất Việt Nam nên đi vào hè này

Việt Nam có 2 tuyến du lịch bằng thuyền tuyệt vời nhất Đông Nam Á

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Doanh nghiệp hiến kế gì để du lịch Việt Nam bứt phá?

Đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển ngành du lịch
Tin khác

CNN bình chọn chuối nếp nướng Việt Nam là 1 trong 9 món tráng miệng ngon nhất thế giới

Gần 100 doanh nghiệp tham gia Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023

Website quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài tăng hạng

Ngành đường sắt tăng cường lượng vé tàu lớn phục vụ dịp lễ 30/4 - 1/5

Lâm Đồng sắp tổ chức Tuần lễ vàng Du lịch 2023

Doanh nghiệp du lịch, dịch vụ đón tín hiệu tăng trưởng từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam sẽ đẩy mạnh quảng bá nhằm phục hồi nhanh khách du lịch quốc tế

Điện Biên: Đặt mục tiêu đón gần 3 triệu lượt khách du lịch vào năm 2030

Tỉnh Quảng Ninh: Đề xuất khai thác 24 sản phẩm du lịch mới trong năm 2023

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nhiều tour du lịch đặc sắc phục vụ du khách
Đọc nhiều

Chứng nhận Halal: Điều kiện cần cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia hồi giáo

Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Quyết liệt đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Startup công nghệ tiết kiệm năng lượng Việt hoàn thành huy động vòng vốn hạt giống

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
