Dấu ấn người lãnh đạo tại Licogi 18

Từ vị trí Giám đốc Licogi 18.6, sau sự kiện sáp nhập vào Licogi 18, ông Bùi Thanh Tuyên trở thành Tổng giám đốc công ty mẹ cùng với tỷ lệ sở hữu trên 50%.
Hai khu đô thị bỏ hoang của Tập đoàn Phúc Sơn ở Khánh Hoà Bộ Công an: Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn là một dạng tội phạm mới Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Kê biên, phong tỏa số tài sản "khổng lồ"

Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18 (Licogi 18) là một trong số doanh nghiệp xây dựng tên tuổi đang niêm yết trên sàn HNX với mã chứng khoán L18. Hiện, mỗi cổ phiếu L18 được thị trường định giá trên mức 41.000 đồng, lột tả phần nào tiềm năng và vị thế sẵn có.

Licogi 18 có bề dày lịch sử lâu đời. Tiền thân là Công ty Xây dựng số 18 thành lập ngày 19/5/1961, là đơn vị đứng sau sự ra đời của hàng loạt các công trình trọng điểm cả nước từ nhiều thập kỷ về trước, như nhà máy nhiệt điện Uông Bí, sàng than Cửa Ông, thủy điện Trị An, nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1.

Phi vụ sáp nhập Licogi 18.6: Từ "kép phụ" lên vai chính
Công ty Xây dựng số 18 - tiền thân Licogi 18 thành lập ngày 19/5/1961, là đơn vị đứng sau sự ra đời của hàng loạt các công trình trọng điểm cả nước từ nhiều thập kỷ về trước, như nhà máy nhiệt điện Uông Bí

Tháng 10/1995, doanh nghiệp gia nhập Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới để thành lập Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng - Licogi. Cái tên Licogi 18 cũng được ấn định từ khi đó, tạo tiền đề cho họ mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc, liên tục trúng thầu hàng trăm dự án có quy mô lớn cùng rất nhiều hạng mục công trình dân dụng, giao thông, cơ sở hạ tầng tiêu biểu khác...

Sang đầu những năm 2000, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Licogi 18 đã chủ động cổ phần hóa từng phần và toàn diện. Đến thời điểm 24/2/2006, Licogi 18 chính thức chuyển sang công ty cổ phần và hai năm sau đó (2008), doanh nghiệp di dời trụ sở hoạt động từ thành phố Hải Dương lên khu vực nội đô thành phố Hà Nội.

Khi bộ máy vận hành ổn định trở lại sau những biến chuyển, ngày 24/2/2008, Licogi 18 có phiên giao dịch đầu tiên trên HNX với giá chào sàn 20.700 đồng/cổ phiếu, tiếp cận gần gũi hơn với công chúng. Khi này, Licogi 18 thực hiện quản lý, điều hành theo mô hình công ty mẹ - công ty con với khoảng 7 đơn vị thành viên, trong số đó, nổi bật và đáng chú ý hơn cả là Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cầu đường số 18.6 (Licogi 18.6) - "kép phụ" lặng tiếng nhưng được ví như "gà đẻ trứng vàng" của công ty mẹ.

Licogi 18.6 được lập bởi Licogi 18 từ ngày 9/8/2010, địa chỉ đặt tại Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Trong suốt tiến trình phát triển, Licogi 18.6 mang đậm dấu ấn cá nhân của ông Bùi Thanh Tuyên (SN 1972), Giám đốc điều hành và là người nắm giữ lượng cổ phần lớn nhất (20%) chỉ sau công ty mẹ (51%).

Theo dữ liệu của Báo Công Thương, năm 2016, với số vốn điều lệ 50 tỷ đồng, doanh thu mà Licogi 18.6 tạo ra đã lên tới 400 tỷ đồng, đóng góp 27% vào tổng doanh thu toàn doanh nghiệp. Về lợi nhuận ròng, 8,2 tỷ đồng Licogi 18.6 đem lại cũng chiếm đến 40% kết quả thực hiện của hệ thống Licogi 18 trong năm này. Dễ dàng nhận thấy, biên lợi nhuận ròng của công ty con đã cao vượt trội so với công ty mẹ.

Phi vụ sáp nhập Licogi 18.6: Từ "kép phụ" lên vai chính
Ông Bùi Thanh Tuyên - Tổng giám đốc, người sở hữu trên 50% cổ phần Licogi 18

Bước ngoặt giữa Licogi 18 và Licogi 18.6 diễn ra từ năm 2018, trong bối cảnh năng lực tài chính của công ty mẹ đang suy giảm dần, điển hình là việc không đủ khả năng chi trả cổ tức cho cổ đông. Ban lãnh đạo Licogi 18 khi đó thừa nhận trước cổ đông rằng xu hướng sụt giảm của doanh nghiệp đang hiện hữu và một phần nguyên nhân là do sự già cỗi của Ban điều hành và sự trì trệ của các phòng ban. Bên cạnh đó, sự thay đổi các chính sách về giao thầu xây lắp của Nhà nước thời điểm này cũng khiến Ban điều hành lúng túng trong cơ chế hoạt động.

Trước áp lực về tài chính suy giảm và những khó khăn hiện tại, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của Licogi 18 đã họp và thông qua quyết định sáp nhập Licogi 18.6 vào công ty mẹ, kỳ vọng tạo động lực vực dậy doanh nghiệp bởi Licogi 18.6 đang sở hữu năng lực quá tốt, cùng với đó sẽ thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư, xây dựng dự án trọng điểm Khu đô thị Bắc Cầu Hàn - Hải Dương trong tương lai. Thương vụ sáp nhập Licogi 18.6 không lâu sau được thực hiện theo hình thức phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi với tỷ lệ 100%.

Để chuẩn bị trước các thủ tục và xây dựng kế hoạch chi tiết, ông Bùi Thanh Tuyên, Giám đốc Licogi 18.6 trước đó đã được bầu làm Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty mẹ từ tháng 4/2018. Nói thêm về ông Tuyên, ông được xem là chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Từ năm 18 tuổi, ông đã là nhân viên Xí nghiệp Quản lý đường bộ - Sở Giao thông Vận tải Hải Dương (1990 - 1995), sau đó chuyển sang Công ty Quản lý cầu phà - Phân khu Quản lý đường bộ 2 Bộ Giao thông Vận tải (1995 - 1996). Ông Tuyên gia nhập "đại gia đình" Licogi từ năm 25 tuổi (1997), với vai trò là nhân viên kỹ thuật tại Công ty Licogi 19, hai năm sau điều chuyển về Licogi 18 tại Xí nghiệp 102.

Từ năm 2000, ông Bùi Thanh Tuyên được tin tưởng giao nhiệm vụ Đội trưởng đội xây dựng, thi công tại Xí nghiệp 102. Bằng nỗ lực và sự phấn đấu không ngừng, ông Tuyên lên làm Giám đốc Licogi 18.6 ngay khi công ty con này được thành lập. Vợ ông - bà Nguyễn Thị Kim Xinh cũng là nhân sự gắn bó với hệ thống Licogi.

Sự chú ý đổ dồn về ông Bùi Thanh Tuyên khi Licogi 18.6 được sáp nhập vào Licogi 18. Những nghiệp vụ tài chính liên quan đã giúp tỷ lệ sở hữu của ông Tuyên tại Licogi 18 tăng lên "phi mã", ông được phân phối gần 9 triệu cổ phiếu L18 trong tổng số 11,5 triệu cổ phiếu phát hành hoán đổi, đưa tỷ lệ sở hữu "nhảy vọt" lên 42%, đánh bật sức ảnh hưởng của các cổ đông lớn khác như ông Đặng Văn Giang (Chủ tịch HĐQT), Tổng công ty Licogi, Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Vĩnh Phúc.

Thương vụ kết thúc, ông Bùi Thanh Tuyên chốt lại tỷ lệ sở hữu ở mức chi phối 50,24% sau những màn mua đi - bán lại, và đồng thời tiếp tục củng cố quyền lực khi bước lên tiếp quản "ghế nóng" Tổng giám đốc - Thành viên HĐQT từ tháng 8/2019 đến nay. Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT đương thời Đặng Văn Giang liên tiếp bán ra cổ phiếu, hạ tỷ trọng dưới mức 5% đồng nghĩa trả lại vị trí cổ đông lớn. Đến tháng 5/2021, ông Giang được miễn nhiệm khỏi vai trò Chủ tịch HĐQT sau 14 năm, thay thế bởi ông Nguyễn Xuân Hưng (SN 1974), một trong số những Phó Tổng giám đốc doanh nghiệp.

Đặc biệt, ông Nguyễn Xuân Hưng chỉ mới làm việc tại Licogi 18 từ tháng 8/2019 - thời điểm ông Bùi Thanh Tuyên chính thức lên làm "ông chủ" mới với tỷ lệ sở hữu quá bán, cùng chức vụ điều hành cao nhất doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đó không phải là điểm xuyến duy nhất trên chặng đường sự nghiệp của ông Bùi Thanh Tuyên. Ở vai trò lãnh đạo Licogi 18.6, ông Tuyên từng đem về nhiều bản hợp đồng thi công giá trị, nhiều dự án trọng điểm giúp ích lớn cho sự vươn lên mạnh mẽ của doanh nghiệp.

Vân Oanh

Tin mới cập nhật

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Hơn 194.023 tài khoản chứng khoán mới, cao nhất trong 8 tháng

Thị trường chứng khoán đã ghi nhận thêm 194 nghìn tài khoản giao dịch mở mới trong tháng 4, tăng mạnh so với tháng trước đó và chạm mức cao nhất 8 tháng qua.
Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Chứng khoán bứt phá nhờ hệ thống KRX đi vào vận hành

Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi sắc đầu tháng 5 nhờ kỳ vọng vào hệ thống KRX vận hành ổn định và tín hiệu tích cực từ đàm phán thương mại quốc tế.
Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Kho bạc Nhà nước đã huy động được 152.867 tỷ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ, chủ yếu qua kỳ hạn dài, với lực mua lớn từ hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc cấp phép sàn Forex?

Ngân hàng Nhà nước khẳng định, không cấp phép cho bất kỳ sàn Forex nào tại Việt Nam. Việc thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài cho sàn Forex là không được phép
Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Tín dụng ngân hàng tăng trưởng mạnh đang tạo lực đẩy cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn tăng cao.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Tháng 5, thị trường chứng khoán nhiều khả năng duy trì diễn biến tích cực. Tuy nhiên dòng tiền sẽ phân hóa theo thông tin công bố về kết quả kinh doanh quý I
Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp quý I/2025 sụt giảm nhưng trái phiếu phát hành công chúng lại khởi sắc nhờ nhóm ngân hàng chiếm hơn 77% thị phần.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Theo nhận định của chứng khoán VnDirect, thị trường chứng khoán tuần sau nghỉ lễ 30/4-1/5 sẽ phục hồi ngoạn mục, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Dòng tiền phải trả từ trái phiếu ước khoảng 10,7 nghìn tỷ đồng trong tháng 4, 17,9 nghìn tỷ đồng trong tháng 5 và khoảng 49,8 nghìn tỷ đồng trong quý II/2025.

Tin khác

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Hết quý 1/2025, dư nợ cho vay toàn thị trường lên đến 280.000 tỷ đồng, trong đó cho vay margin ước tính vào khoảng 273.000 tỷ, cao kỷ lục từ trước đến nay.
Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

VN-Index điều chỉnh sau nhịp tăng mạnh, thị trường tìm điểm cân bằng quanh 1.200 điểm, chờ sóng mới từ kết quả kinh doanh quý I của doanh nghiệp.
An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Xử lý nợ xấu không chỉ để bảo vệ ngân hàng, mà là đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng, quyền lợi người gửi tiền và an ninh tiền tệ quốc gia.
Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Quý I/2025, 148 nhà cung cấp nước ngoài gồm Google, Meta, Microsoft, TikTok... đã đăng ký, kê khai, nộp thuế với số tiền nộp lũy kế là 2.832 tỷ đồng.
Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 4/2025, ở kịch bản tích cực, dòng tiền mới đang âm thầm mua vào tạo lực đẩy cho nhịp hồi phục của thị trường.
Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Hoạt động đấu thầu trái phiếu chính phủ tiếp tục diễn ra sôi động với tỷ lệ trúng thầu cao và thanh khoản trên thị trường thứ cấp được cải thiện rõ rệt.
Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Dưới ảnh hưởng tích cực của VIC, VHM, VRE, TCH... có 1 nhóm ngành trong tháng 3/2025 có thanh khoản gia tăng mạnh khá đột biến.
Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Dù rủi ro thương mại vẫn hiện hữu, chuyên gia nhận định động lực nội tại sẽ là nền tảng bền vững cho triển vọng trung và dài hạn của thị trường chứng khoán.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam quý I/2025 đạt 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2024.
Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam đến cuối quý I đạt 9,69 triệu đơn vị.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Phiên bản di động