Đà Nẵng: Chi phí vận chuyển “neo” ở mức cao, doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó

Chi chi logistics liên tục “leo thang” từ cuối năm 2020 đến nay vẫn chưa có tín hiệu giảm đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TP. Đà Nẵng. Bên cạnh nỗ lực duy trì ổn định sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh, các doanh nghiệp đang cố gắng tiết giảm chi phí sản xuất, đàm phàn với đối tác để cùng chia sẻ một phần “gánh nặng” chi phí vận chuyển.
Đà Nẵng: Chi phí vận chuyển “neo” ở mức cao, doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó
Chi phí logistics liên tục tăng và còn "neo" ở mức rất cao gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Đà Nẵng

Chi phí logistics tăng “phi mã”, doanh nghiệp khó chồng khó

Dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Đà Nẵng phải liên tục nỗ lực để đảm bảo sản xuất an toàn, liên tục theo dõi người lao động để hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch Covid – 19 bùng phát, duy trì được chuỗi sản xuất.

Tuy nhiên, riêng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện đang phải “gồng mình” chống chịu thêm một khó khăn lớn đó là chi phí logistics tăng mạnh, đặc biệt là hàng hóa đi EU và Hoa Kỳ.

Ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Chế biến – Kinh doanh – XNK Hương Quế chuyên xuất hàng đi thị trường Đức (EU) cho biết, theo đối tác nhập khẩu từ Đức thông tin, chi phí logistics 1 container hàng từ Đà Nẵng đi Đức đã leo thang tăng tới 700%, từ 1.000 USD đến 7.000 USD chỉ trong vòng hơn 6 tháng qua. “Chi phí quá cao nên trong mấy tháng qua đối tác tạm dừng, giãn đơn hàng”, ông Sơn thông tin.

Cũng là doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU, ông Huỳnh Trinh – Giám đốc Công ty CP Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng cho hay: “Hiện nay container hàng đi EU rất khó khăn. Không có container hàng, đơn hàng phải giãn tiến độ. Khách hàng cũng thông cảm nhưng chỉ trễ ở mức độ vừa phải, nếu kéo dài sẽ khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp”.

Ông Lê Hoàng Khánh Nhựt – Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đà Nẵng (DRC) -đơn vị xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ cho rằng, dịch Covid – 19 và sự cố kẹt tàu tại kênh đào Suez (hồi cuối tháng 3/2021) đã làm gia tăng áp lực chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.

“Trước đây, 1 container hàng của DRC đến bang Florida (Hoa Kỳ) chỉ mất chi phí khoảng 4.000 USD. Tuy nhiên, con số này hiện tại đã tăng gấp đôi, lên đến 8.000 USD. Những bang khác cũng chi phí cũng tăng tới 50%”, ông Nhựt thông tin và cho biết, điều này ảnh hưởng rất đơn đến đơn vị đối tác tiêu thụ. “Nhà tiêu thụ rất lo ngại, chi phí vận chuyển cao làm đội giá thành sản phẩm khiến sức tiêu thụ chậm lại” - ông Nhựt cho hay.

Không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu, mà doanh nghiệp nhập khẩu cũng đang chịu áp lực của chi phí vận chuyển. Ông Hà Ngọc Thống – Giám đốc Nhà máy giấy bao bì Tân Long cho biết hiện công ty đang chịu mức giá nhập nguyên liệu đầu vào (từ Hoa Kỳ) ở mức cao.

“Thời điểm cuối năm 2020, chi phí logistics cao là do khủng hoảng thiếu container vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến các thị trường của thế giới. Nhưng hiện tại thị trường Trung Quốc đã ổn, các hãng vận chuyển vẫn không có ý định giảm mức phí mà vẫn để “neo” ở mức cao”, ông Thống nói.

Đà Nẵng: Chi phí vận chuyển “neo” ở mức cao, doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó
Các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu và sản xuất đã chủ động đàm phán để chia sẻ bớt gánh nặng chi phí vận chuyển, giảm tối đa mức tăng giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng

Chủ động chia sẻ gánh nặng chi phí để giảm tối đa mức tăng giá sản phẩm

Chi phí vận chuyển tăng mạnh, tạo ra áp lực lớn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu (cả ở Việt Nam và đối tác của doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam), giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng theo đó phải điều chỉnh tăng dẫn đến sức tiêu thụ hàng hóa giảm.

Để giảm đến mức tối đa việc phải tăng giá thành sản phẩm đầu cuối, các doanh nghiệp và đối tác đã đàm phán và chia sẻ một phần gánh nặng chi phí vận chuyển ở mỗi bên để đảm bảo cung ứng hàng hóa ổn định.

Tổng Giám đốc DRC Lê Hoàng Khánh Nhựt cho hay, trước nhiều khó khăn đó, DRC đang có các chính sách hỗ trợ thêm cho phía đối tác. “Hiện tại, hoạt động vận tải chúng tôi vẫn đang kiểm soát tương đối tốt. Tuy nhiên, về lâu dài thị trường truyền thống đang có nhiều lo ngại”, ông Nhựt thông tin.

“Vừa rồi bên đối tác tại Đức thiếu hàng nên đã yêu cầu công ty xuất hàng đi khối lẻ (container hàng lẻ). Chúng tôi đã chuyển 1/2 container sản phẩm (10 kiện hàng) cho khách hàng. Mặc dù không phải chịu phí vận chuyển, nhưng công ty đã chủ động chia sẻ với đối tác 50% phí vận chuyển gia tăng”, Giám đốc Công ty Hương Quế chia sẻ.

Tương tự, các công ty nhập khẩu Việt Nam tại Đà Nẵng cũng đang cố gắng điều chỉnh mức giá sản phẩm tăng thấp nhất để cân bằng lợi ích cả 3 bên đơn vị cung ứng nguyên liệu – đơn vị sản xuất – đơn vị tiêu thụ sản phẩm.

“Giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, buộc giá sản phẩm đầu ra phải tăng, nhưng chúng tôi cố gắng mức tăng hợp lý nhất có thể. Ví dụ như giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào của chúng tôi tăng 30%, thì giá thành sản phẩm đầu ra sẽ tăng khoảng 10%. Mỗi công ty đều chịu giảm một phần lợi nhuận”, ông Hà Ngọc Thống nói và cho biết thêm, bên cạnh đó, công ty cũng cố gắng tiết giảm đến mức tối đa các chi phí phát sinh trong sản xuất.

Ông Huỳnh Ngọc Trung – Giám đốc Công ty CP Công nghệ Bích Hạnh cho biết, các đơn đặt hàng của công ty giảm, nhận hàng cũng chậm lại trong khi chi phí vận chuyển tăng cao. “Chi phí vận chuyển tăng cao nên đối tác cung cấp đầu vào cho công ty cũng phải tăng giá. Công ty cùng đối tác đã ngồi lại thương thảo, đàm phán lại hợp đồng đã ký kết, trong đó mỗi bên đều chấp nhận giảm 1 phần lợi nhuận để cân bằng, chia sẻ khó khăn cho cả 2 bên”, ông Trung cho hay.

Ngoài hỗ trợ, đàm phán để cùng chia sẻ gánh nặng chi phí vận chuyển, một số doanh nghiệp cũng hướng đến tìm kiếm thêm thị trường mới, đối tác mới để vừa tăng đơn hàng, vừa làm bước chuẩn bị để khi hoạt động vận chuyển ổn định sẽ có thêm thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu. Cùng với đó, một số doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa để bù đắp doanh thu.

Đà Nẵng: Chi phí vận chuyển “neo” ở mức cao, doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp khó
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tại Đà Nẵng đang duy trì được đà tăng trưởng bấp chấp nhiều khó khăn

Nỗ lực duy trì sản xuất ổn định

Trước những khó khăn về cả dịch bênh và áp lực chi phí vận chuyển, sản xuất, các doanh nghiệp đang nỗ lực để duy trì ổn định sản xuất để đảm bảo kết quả sản xuất kinh doanh tốt nhất có thể.

“Hiện công ty vẫn đang nỗ lực để doanh thu và sản lượng hàng hóa vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định theo kế hoạch đã đặt ra”, Giám đốc nhà máy giấy bao bì Tân Long chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Xuân Sơn, Công ty Hương Quế chia sẻ, mặc dù tăng trưởng và doanh thu sẽ không thể đạt được như năm 2019 (trước khi có dịch Covid - 19), Công ty đang cố gắng để đảm bảo doanh thu mục tiêu của năm 2021.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp xuất khẩu thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đang tận dụng tốt các FTA đã có hiệu lực để không duy trì ổn định được sản xuất mà còn tăng trưởng tốt.

Công ty CP Lâm sản xuất khẩu Đà Nẵng cũng đạt được mục tiêu doanh thu cho một mùa sản phẩm (từ tháng 6 năm nay đến tháng 6 năm sau) với mức tăng trưởng 8%. Đơn vị đã có đơn hàng cho mùa hàng tới.

Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước vẫn đang tận dụng tốt EVFTA để hàng xuất đi thị trường EU hưởng các ưu đãi thuế quan. “5 tháng đầu năm 2021, công ty vẫn tăng trưởng tốt với mức tăng 25% cho cả doanh thu và sản lượng”, ông Trần Văn Lĩnh – Chủ tịch HĐQT Công ty cho hay.

Đặc biệt hơn cả, công ty CP Cao su Đà Nẵng có tăng trưởng ấn tượng trong 4 tháng đầu năm 2021, doanh thu quý I/2021 vượt xa kế hoạch. “Lợi nhuận mục tiêu của quý I là 66 tỷ đồng, nhưng DRC đã đạt gần 80 tỷ đồng. Trong tháng 4, đạt doanh thu hơn 352 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 41 tỷ đồng. Chúng tôi đang nỗ lực để đạt mục tiêu cho tháng 5 và những tháng tiếp theo”, Tổng Giám đốc DRC nói.

Vũ Lê

Tin mới cập nhật

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm trên cơ sở gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu là “trợ lực” cho sản phẩm nông sản Điện Biên.
Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đón nhận tín hiệu khởi sắc, trái ngược với tình trạng tồn hàng như năm ngoái.
Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt 2.400 đơn, thu về 500 triệu đồng

Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt 2.400 đơn, thu về 500 triệu đồng

Nhờ tận dụng bán hàng đa nền tảng, có doanh nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thu về hơn 500 triệu chỉ trong 30 phút livestream.
Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Dù kinh tế thế giới và khu vực năm 2024 diễn biến khó lường, song các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vẫn giữ được thị phần, đạt kết quả đáng mừng.
Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Những quốc gia, thị trường nào đang yêu thích, ưa chuộng hạt gạo Việt nhất, thông tin không phải ai cũng biết.
Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Bộ Công Thương ước tính, hết tháng 1/2024, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 27 thị trường với tổng trị giá 362 triệu USD, tăng tới 95% so với cùng kỳ 2022.
Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Sang năm 2024, xuất khẩu nước ta cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay từ tháng 1, khi tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tập trung triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu hiệu quả

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tập trung triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu hiệu quả

Năm 2024, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tiếp tục triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu, giao thương đã được chứng minh tính hiệu quả trong những năm qua.
Một năm sôi động và hiệu quả của xúc tiến thương mại

Một năm sôi động và hiệu quả của xúc tiến thương mại

Năm 2023, hoạt động XTTM đã được lãnh đạo đánh giá cao, được DN hưởng ứng, hiệu quả trong hỗ trợ khó khăn, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.
Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2023 xuất khẩu rau quả đạt con số kỷ lục. Năm 2024, ngành mong muốn được trợ sức hơn nữa để tận dụng cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch.

Tin khác

Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Theo dự kiến, tổng kinh phí thực hiện cửa khẩu thông minh kết nối Lạng Sơn với Trung Quốc là 7.966 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xã hội hóa là 6.630 tỷ đồng.
Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024 thị trường Mỹ được kỳ vọng khởi sắc hơn, tạo sự chuyển biến tốt cho xuất khẩu, tuy nhiên doanh nghiệp dệt may được khuyến cáo cần cơ cấu lại sản phẩm.
Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Xuất siêu ngành hàng này đạt tới 10,13 tỷ USD chỉ trong 11 tháng năm 2023. Đây cũng là ngành hàng xuất siêu nhiều nhất ngành nông nghiệp.
Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu thép tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước sang năm mới 2024, tại các nhà xưởng, công ty xuất khẩu đang gấp rút triển khai để hoàn tất những đơn hàng cuối năm.
Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

VASEP dự báo xuất khẩu tôm năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 3,4 tỷ USD, thấp hơn 21% so với năm 2022.
3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt cho 3 sản phẩm trên nhập khẩu tại cửa khẩu đường bộ Đông Hưng (khu vực cầu Bắc Luân II).
Nhiều công nghệ mới trưng bày tại Vietnam Expo 2023 lần thứ 21

Nhiều công nghệ mới trưng bày tại Vietnam Expo 2023 lần thứ 21

Ngày 7/12/2023, Vietnam Expo 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, quận 7 TP. Hồ Chí Minh, trưng bày nhiều công nghệ mới.
Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng và còn nhiều tiềm năng của nông sản Việt Nam.
Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Ngày 5/12, tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tổ chức xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên với số lượng 48 tấn sang thị trường Hoa Kỳ.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 16/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 16/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 15/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 15/5 thế nào?
Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Đánh giá về tác động của thị trường vàng, chuyên gia cho rằng, vàng ''tăng nóng'' ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế.
Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5 nhận phản ánh liên quan đến Công ty Địa ốc Cienco5, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và một số đơn vị khác.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024, giá dầu thế giới giảm mạnh với dầu WTI giảm 1,39%, dầu Brent giảm 0,72% sau khi dữ liệu lạm phát được công bố.
Giá tiêu hôm nay 18/5/2024: Đồng loạt đảo chiều giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg ngay sau ngày tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 18/5/2024: Đồng loạt đảo chiều giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg ngay sau ngày tăng sốc

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 14/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 14/5 thế nào?
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024 hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024 hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024.
“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

Giá vé máy bay liên tục tăng cao từ đầu năm đến nay, cơ quan quản lý lẫn chuyên gia đều đưa ra những nguyên nhân khác nhau để giải thích cho tình trạng này.
Phiên bản di động