Chất xúc tác thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ của Mỹ đang phục hồi, cùng với đó là nhu cầu nhập khẩu lớn cá ngừ hấp đông lạnh từ châu Âu và một số thị trường khác sẽ là cơ hội lớn cho xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Không nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu cá ngừ cũng chịu nhiều tác động, từ chi phí sản xuất gia tăng đến vận chuyển thiếu linh hoạt, có nguy cơ mất hợp đồng do tình trạng thiếu container rỗng, chi phí logistics tăng cao.

Chat xuc tac thuc day tang truong xuat khau ca ngu cua Viet Nam hinh anh 1

Lao động vận chuyển cá ngừ từ tàu cá lên Cảng cá Tiên Châu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, Phú Yên. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ đã nỗ lực đưa ngành cá ngừ tăng trưởng hơn 16% so với năm 2020.

Linh hoạt sản xuất để tăng trưởng

Cá ngừ Việt Nam được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Mặt hàng cá ngừ Việt Nam đã có mặt ở tại 140 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, năm 2021 với biến động lớn từ dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu và trong nước, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ đã phải linh hoạt sản xuất để có thể đáp ứng các đơn hàng.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ đạt khoảng 757 triệu USD, tăng 16,6% so với năm 2020.

Giải thích cho sự tăng trưởng này, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ chia sẻ, các địa phương đã thích ứng với việc chống dịch linh hoạt và hiệu quả sau Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19."

Việc sản xuất thủy sản nói chung và sản xuất chế biến cá ngừ nói riêng đang dần hồi phục, nhất là vào thời điểm cuối năm, nhu cầu từ các thị trường đều tăng, giá nhập khẩu cũng có xu hướng tăng.

Hiện, xuất khẩu các nhóm sản phẩm cá ngừ đều tăng so với cùng kỳ, trừ cá ngừ đóng hộp; trong đó, xuất khẩu phần thịt lưng cá ngừ (cắt khúc, cắt miếng, saku….) tăng mạnh 41% so với năm 2020. Xuất khẩu cá ngừ chế biến khác tăng 14% so với năm 2020.

Bên cạnh đó, tại các thị trường nhập khẩu cá ngừ Việt Nam nhiều nhất như Mỹ, châu Âu, Israel, Italy, Canada, Nhật Bản, sau chiến dịch phủ vaccine COVID-19, đã sớm mở cửa, nhu cầu tiêu thụ tăng đáng kể ở cả kênh Horeca…

Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ của người tiêu dùng Mỹ đang dần phục hồi theo ngành dịch vụ thực phẩm (Foodservices) của nước này.

Nhu cầu nhập khẩu lớn cá ngừ hấp đông lạnh (nguyên liệu để chế biến cá ngừ đóng hộp, salad cá ngừ...) tại các thị trường như châu Âu cũng tăng cao trong thời điểm hai tháng cuối năm 2021 đã kéo lượng nhập khẩu cá ngư tại thị trường này tăng vọt.

Cùng với Mỹ và châu Âu, xuất khẩu sang một số thị trường khác đang tăng trưởng nhanh chóng, có thị trường tăng tới 3 con số như Mexico tăng 143% hay Israel tăng 201%...

Sự tăng trưởng nhanh tại các thị trường này là chất xúc tác thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam.

Tuy nhiên, tại một số thị trường, sau sự bùng nổ nhập khẩu cá ngừ đóng hộp trong nửa đầu năm 2020, nhu cầu đã quay trở lại mức bình thường trước đại dịch, cộng với lượng tồn kho cao đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu nhóm sản phẩm này tại các thị trường trong năm nay.

Thêm vào đó, chi phí vận chuyển đường biển, giá thép hộp, giá dầu thực vật tăng cao cũng đang làm cho nhu cầu nhập khẩu cá ngừ đóng hộp giảm. Thế nhưng, các yếu tố này vẫn chưa thể tác động lớn đến xuất khẩu cá ngừ trong 2 tháng cuối năm 2021.

Tiếp tục mở rộng thị phần

Với sự tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ trong năm 2021, bất chấp những khó khăn do dịch bệnh COVID-19 xảy ra trong nước, ngành cá ngừ Việt Nam vẫn đang nỗ lực lực vừa giữ thị phần, vừa có thể mở rộng thị phần hơn nữa trong năm 2022.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, dù sản phẩm cá ngừ đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng muốn phát triển ngành cá ngừ hơn nữa, ngành cá ngừ cần mở rộng thị phần để nâng vị thế cạnh tranh.

Chat xuc tac thuc day tang truong xuat khau ca ngu cua Viet Nam hinh anh 2

Sơ chế cá ngừ đại dương tại cảng cá Đông Tác, thành phố Tuy Hòa. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN)

Đơn cử tại thị trường châu Âu, mỗi người dân tiêu thụ 24kg cá ngừ và các loài cá khác mỗi năm. Tuy nhiên, kể từ năm 2014 đến nay, lượng khai thác, đánh bắt cá ngừ của các nước châu Âu giảm mạnh theo quy định bảo vệ môi trường biển, đảm bảo đa dạng loài của Ủy ban châu Âu, hầu hết nguồn thực phẩm cá ngừ và các loài cá khác đều phải nhập khẩu ngoại khối. Đây là cơ hội cho các quốc gia xuất khẩu cá ngừ, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường Australia cũng được các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đánh giá là thị trường đầy triển vọng cho ngành cá ngừ Việt Nam muốn mở rộng thị phần.

Theo thống kê của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Philippines là 4 nguồn cung cá ngừ hàng đầu cho thị trường Australia.

Việt Nam hiện đang là nguồn cung lớn thứ 3, chiếm 1,6% tổng giá trị nhập khẩu cá ngừ của Australia. Trong khi đó, Thái Lan và Indonesia với tỷ trọng áp đảo hơn hẳn, lần lượt là 73% và 23% đang giữ vị trí đầu tiên và thứ hai.

Cũng theo ITC, trong khi nhập khẩu cá ngừ của Australia từ Việt Nam tăng 209%, thì nhập khẩu từ Thái Lan giảm 15% và Indonesia tăng 28%.

Gần đây nhất, tỉnh Bình Định đã ráo riết triển khai đề án "Tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi," do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.

Qua đó, JICA hỗ trợ thiết bị khai thác cá ngừ đại dương cho ngư dân tham gia đề án, còn Bình Định chi hàng tỷ đồng hỗ trợ ngư dân mua sắm các thiết bị đánh bắt, bảo quản cá ngừ đại dương theo phương pháp hiện đại của Nhật Bản.

Theo những hướng dẫn kỹ thuật, khai thác, đánh bắt và bảo quản của Nhật Bản, ngư dân Bình Định đã có thể tổ chức câu cá ngừ đạt chất lượng như nhà nhập khẩu mong muốn.

Theo ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, tiếp nối dự án cũ, thừa hưởng kỹ thuật khai thác và sử dụng công nghệ đúng, tỉnh Bình Định đã hỗ trợ ngư dân liên kết sản xuất với doanh nghiệp nhập khẩu cá ngừ Nhật Bản, giúp cho sản phẩm cá ngừ chất lượng có đầu ra ổn định.

Với sự liên kết này, sản phẩm cá ngừ được cấp đông nhanh và xuất khẩu bằng đường biển nên chất lượng được bảo đảm và hiệu quả cho cao hơn.

Mỗi đơn vị với những hành động nhỏ trong việc tìm kiếm thị trường, kết nối tiêu thụ chính là chung tay giúp ngành cá ngừ Việt Nam có thể mở rộng thị phần, nâng vị thế cạnh tranh hơn nữa./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Nửa đầu tháng 4/2025, giá xuất khẩu cao su tăng gần 31%, đạt 1.931 USD/tấn, dù sản lượng và kim ngạch đều giảm so với cùng kỳ năm 2024.
Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Quý I/2025, xuất khẩu bưởi đạt hơn 17,5 triệu USD, tăng 60,6%, trở thành 1 trong 10 loại trái cây có kim ngạch cao nhất của Việt Nam.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Việt Nam hiện xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt sang 22 thị trường trên thế giới, trong đó Hồng Kông (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Theo số liệu mới nhất từ Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong tháng 3/2025 và quý I/2025 tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực.
Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Giá cao su xuất khẩu quý I/2025 tăng mạnh nhất kể từ 2017, mở ra kỳ vọng phục hồi cho ngành, song thị trường vẫn chờ tín hiệu từ phía nhu cầu tiêu thụ.
Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Tháng 3/2025, Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, chiếm 22,93% về lượng và chiếm 27,73% tổng trị giá, đạt 4,09 triệu USD.
Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng 24,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Quý I/2025, lượng điều xuất khẩu giảm 19% nhưng nhờ giá tăng gần 28%, ngành điều Việt Nam vẫn duy trì kim ngạch và kỳ vọng cán mốc 4,5 tỷ USD năm nay.

Tin khác

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Trong quý I, xuất khẩu gỗ Việt Nam tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực thể hiện qua con số tích cực về đơn hàng và giá trị đem lại.
Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Quý 1/2025, Việt Nam thu về 2,31 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản ra thế giới, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý I/2025, xuất khẩu hồ tiêu giảm mạnh về lượng nhưng kim ngạch lại tăng vọt nhờ giá xuất khẩu tăng hơn 65% – mức cao nhất từ trước đến nay.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Quý I/2025 tăng trưởng nông lâm nghiệp thủy sản đạt 3,74%, là mức tăng cao nhất trong quý 1 của 4 năm gần đây.
Thanh long vượt sầu riêng, trở lại

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Trái thanh long bất ngờ lập kỷ lục mới trong 2 tháng đầu năm 2025, vượt qua chuối và sầu riêng để dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả.
Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn.
Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Tháng 3/2025, Việt Nam xuất khẩu 266.682 tấn phân bón, đạt gần 91 triệu USD, tăng mạnh cả lượng và kim ngạch nhưng giá bình quân giảm gần 14%.
Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Thanh long đạt kim ngạch 93,8 triệu USD, vượt sầu riêng để trở thành mặt hàng xuất khẩu rau quả dẫn đầu trong hai tháng đầu năm với tỷ trọng gần 13,7%.
Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa TP. Hà Nội quý I/2025 cao nhất trong nhiều năm gần đây, ước đạt 14,3 tỷ USD.

Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Du lịch sinh thái cộng đồng tại Thanh Hóa đang dần khẳng định thương hiệu với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan miền núi hoang sơ và giàu tiềm năng khai thác.
Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các trung tâm thương mại, siêu thị Hà Nội đông đúc người dân đến mua sắm, vui chơi và tận hưởng các chương trình ưu đãi.
Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Sức mua tại các chợ phục vụ du lịch, các cửa hàng đặc sản, quà lưu niệm du lịch tại thành phố Đà Nẵng tăng mạnh trong dịp lễ 30/4 - 1/5.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Phiên bản di động