Cây mía “sống mòn” vì đường cát nhập lậu
“Biết mà không làm được gì”
Tại Hội nghị bàn các giải pháp chống buôn ậu đường cát và tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường do Ban chỉ đạo 389 Quốc gia vừa tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ông Trương Văn Ba - Phó chánh văn phòng thương trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia - cho biết: Tính từ năm 2018 đến hết 9 tháng đầu năm 2019, các cơ quan chức năng đã xử lý 876 vụ vi phạm, thu giữ hơn 3.000 tấn đường cát nhập lậu. Tuy nhiên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam thông tin, lượng đường cát nhập lậu vào Việt Nam năm 2019 khoảng 800.000 tấn, chiếm hơn 60% sản lượng đường trong nước sản xuất được.
![]() |
Buôn lậu đường cát trên biên giới Tây Nam |
Theo ông Ba, tình hình buôn lậu đường cát qua biên giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và gia tăng. Thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại đường cát nhập lậu sử dụng phổ biến là sản xuất, sang chiết, phối trộn, đóng gói; sau công đoạn đóng bao mới, đường nhập lậu sẽ biến thành đường nội địa đem đi tiêu thụ; dùng bộ hồ sơ mua đấu giá đường cát quay vòng nhiều lần để hợp thức hóa hàng nhập lậu. Các đối tượng buôn lậu còn dùng thủ đoạn đưa bao bì in trong nước, đem sang nước ngoài (thường là Campuchia) và nếu không bắt được quả tang trên biên giới, đã đưa vào kho rồi thì rất khó chứng minh có phải đường lậu hay không. Theo quy định, khi hàng qua hết biên giới có hóa đơn là hợp pháp và hầu như các cơ quan chức năng hiện nay rơi vào hoàn cảnh “biết mà không làm gì được”.
Đường cát nhập lậu vào thị trường Việt Nam chủ yếu từ Thái Lan, đưa sang Campuchia rồi tuồn qua biên giới các tỉnh An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, Quảng Trị, Kiên Giang, Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh… “Phương thức hoạt động buôn lậu đường cát đã hình thành nên đường dây, ổ nhóm với nhiều phương thức tinh vi. Khi bị lực lượng kiểm tra bắt giữ sẽ chống trả quyết liệt để thoát thân, gây nguy hiểm cho những nhân viên thi hành công vụ”, ông Ba thông tin.
Ông Nguyễn Văn Cẩn - Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, đại diện Ban chỉ đạo 389 Quốc gia - cho rằng, lượng đường nhập lậu rất lớn hiện nay xử lý chưa tương xứng với thực tế. Các vụ bắt giữ được rất nhỏ, trong khi đường dây, trùm buôn lậu chuyên nghiệp thì chưa đụng tới được. Mặt khác, tại một số địa phương, số lượng đường cát mỗi ngày tuồn qua biên giới hàng trăm tấn dễ dàng là do thực thi trách nhiệm của một số cơ quan chức năng thiếu nghiêm túc, thậm chí có tình trạng tiếp tay, thỏa hiệp với buôn lậu.
Quy trách nhiệm đến cùng
Đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện có 40 công ty hoạt động kinh doanh, sản xuất đường cát, trong đó có 32 công ty sản xuất, 8 công ty thương mại. Trong niên vụ 2017-2018, cả nước có 37/41 nhà máy đường hoạt động, 4 nhà máy gồm Hiệp Hòa, Kiên Giang, Cà Mau và NIVL tạm ngừng hoạt động; sản lượng đường sản xuất được là 1.476.500 tấn; trong niên vụ 2018-2019, các nhà máy đường sản xuất được 1.173.933 tấn đường.
Tổng diện tích mía nguyên liệu hiện đã giảm khoảng 30-60% so với các năm trước. Việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp. Chi phí đầu tư một sào mía (1.000m2) khoảng 7 triệu đồng nhưng chỉ thu được 3 - 4 triệu đồng, khiến nông dân phải bỏ ruộng vì càng đầu tư càng lỗ.
“Gian lận thương mại, đường nhập lậu từ Thái Lan đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam rất nghiêm trọng. Hơn hai năm qua, việc buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng đường cát khiến cho 1/3 các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ và tình trạng này hiện vẫn đang tiếp diễn”, đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam khẳng định.
Ông Lê Văn Quang - Phó tổng giám đốc Công ty Mía đường Lam Sơn - cho hay, niên vụ 2015-2016, khi đường lậu về Việt Nam không nhiều, giá bán đường của các nhà máy ở mức 15.000-16.000 đồng/kg, công ty mua mía của nông dân với giá 1.150.000 đồng/tấn. Nhưng các năm qua đường lậu về nhiều, giá bán đường của các nhà máy giảm liên tục, giá mua mía của nông dân cũng giảm theo và tình trạng này tiếp tục gia tăng.
Theo lộ trình cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), từ ngày 1/1/2020, mặt hàng đường cát từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu, với thuế suất nhập khẩu chỉ 5%. Đại diện nhiều các doanh nghiệp sản xuất đường cho rằng, trong bối cảnh ngành mía đường đang chịu nhiều sức ép từ tình trạng gian lận thương mại, buôn lậu đường ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, việc gia nhập và thực thi Hiệp định ATIGA sẽ càng tạo ra những khó khăn, áp lực rất lớn đối với ngành mía đường.
Để đẩy lùi đường cát nhập lậu, góp phần cứu cây mía giảm tình trạng chết dần trên những cách đồng, ông Nguyễn Văn Cẩn yêu cầu, lực lượng chức năng cần tập trung bịt những “lổ hổng” để đường lậu tràn vào thị trường thời gian qua..
Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo 389 sẽ có các kế hoạch chuyên đề, chuyên án xử lý trách nhiệm từng khâu, từng cấp và xử lý nghiêm, dứt khoát. Theo đó, lực lượng công an các địa phương sẽ xác lập chuyên án đấu tranh đường dây, ổ, nhóm hoạt động chuyên nghiệp; lực lượng hải quan, biên phòng tăng cường kiểm tra trên biên giới; lực lượng QLTT, công an lo phần nội địa. Khi phát hiện đường cát lậu lọt vào nội địa sẽ truy xuất để xem đường lậu lọt qua ngả nào, thuộc trách nhiệm của đơn vị nào quản lý, từ đó có biện pháp xử lý.
Tin mới cập nhật

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD
Tin khác

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
