Cách xử lý và phòng ngừa hữu ích khi bị kiến ba khoang đốt
Nọc kiến ba khoang độc hơn rắn hổ Xử lý thế nào khi bị kiến ba khoang cắn để không ảnh hưởng sức khỏe? Người dân Hà Nội khốn khổ bị kiến ba khoang tấn công |
Kiến ba khoang là kiến gì?
Kiến ba khoang là loài kiến có cánh (Nairobi fly) rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm ướt.
Kiến ba khoang có thân hình thon, dài như hạt thóc (dài khoảng 0,7 - 1cm, ngang 2 - 5mm), có 3 đôi chân, bụng có đốt, thon nhọn về đuôi. Loài kiến có đôi cánh trong suốt gấp gọn bên dưới cánh cứng, tuy nhiên chúng hiếm khi bay và bò rất nhanh.
Kiến ba khoang có đầu và bụng dưới màu đen, trong khi ngực và bụng trên lại có màu đỏ, vùng trên giữa phát quang ngũ sắc, óng ánh màu xanh, đính kèm đôi cánh cứng (elytra).
![]() |
Khi bị kiến ba khoang đốt cần nhanh chóng tiến hành xử lý vết đốt nhanh chóng. Ảnh minh họa |
Theo Cục Y Tế dự phòng, trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin nên khi bị kiến đốt, da dễ bị viêm theo nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo độc chất xâm nhập qua da. Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay. Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục. Tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.
Bị kiến ba khoang đốt phải xử lý như thế nào?
Khi bị côn trùng đốt, nhất là với kiến ba khoang, cần nhanh chóng tiến hành xử lý vết đốt để tránh da bị tổn thương nặng.
- Ngay sau khi bị kiến 3 khoang đốt, bạn cần loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên cần lưu ý, tuyệt đối không dùng tay để bắt hoặc miết kiến, để tránh tiếp xúc với dịch của kiến. Cách tốt nhất là dùng giấy lót để loại bỏ kiến. Trong trường hợp bạn lỡ tay chà xát hoặc đập kiến trên da, thì nên lập tức rửa vùng da đó thật sạch để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với chất độc từ kiến.
- Sau khi bị kiến đốt, vết kiến cắn thường gây ngứa nhưng nên hạn chế tối đa thói quen gãi ngứa để tránh gây trầy xước, khiến tình trạng tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, khi kiến vừa cắn xong, vết cắn thường chứa nhiều vi khuẩn, do đó việc gãi ngứa sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng da, rất nguy hiểm.
- Nên rửa vết kiến cắn bằng nước sạch. Sau đó, bạn đừng quên sát trùng vết thương và nên đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
- Để điều trị, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc không những không giúp bạn xử lý đúng cách vết kiến cắn mà còn có thể gây ra những hậu quả về sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.
- Không nên áp dụng các bài thuốc dân gian. Trên thực tế, rất nhiều người bệnh đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do áp dụng một số biện pháp chữa bệnh truyền miệng để xử lý các vết cắn của kiến ba khoang. Đặc biệt là một số bài thuốc đắp lá có thể khiến cho tình trạng viêm loét càng trở nên nghiêm trọng hơn và còn có thể khiến cho người bệnh bị đe dọa đến tính mạng.
Phương pháp phòng chống kiến ba khoang đốt
- Để phòng chống kiến ba khoang, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang nên chúng bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn.
- Trước hết, muốn phòng ngừa hiệu quả, bạn nên tránh để kiến bay vào nhà bằng cách hạn chế mở quá nhiều cửa. Đối với những gia đình ở gần cánh đồng hoặc có sân vườn, trồng nhiều cây cối rậm rạp thì điều này lại càng quan trọng hơn.
- Khi đi ngủ, bạn nên sử dụng màn chắn côn trùng. Phương pháp này không chỉ phòng chống kiến ba khoang mà còn giúp ngăn ngừa bị muỗi đốt và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh nhà. Lưu ý nên phát quang bụi rậm, vùng cỏ dại quanh nhà. Hạn chế tạo ra một không gian, môi trường ẩm thấp vì những điều kiện không gian này thường thu hút kiến ba khoang.
- Kiến ba khoang thường rất thích những nơi có nhiều ánh sáng. Không nên đứng dưới những bóng đèn công cộng vì đây cũng là nơi mà kiến ba khoang có thể ẩn nấp.
- Lưu ý không dùng tay không để bắt hoặc giết kiến ba khoang.
- Trước khi dùng khăn mặt hay quần áo, bạn nên giũ mạnh để phòng trường hợp kiến ba khoang có thể ẩn nấp trong quần áo và khi bạn mắc phải, chúng sẽ có cơ hội tấn công làn da của bạn.
Cách xử trí khi phát hiện kiến ba khoang
- Nếu nhìn thấy kiến ba khoang bám trên người, hay quần áo, đồ đạc trong nhà, không nên dùng tay “giết chết”, chà xát chúng mà nên thổi chúng ra xa, hoặc để một tờ giấy vào cho nó bò lên và lấy nó ra khỏi người.
- Rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ.
- Nếu bạn lỡ tay đập hoặc chà xát chúng trên da thì phải nhanh chóng rửa sạch nơi nơi tiếp xúc để hạn chế chất độc. Bởi lẽ, trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin - một loại chất độc gây rộp, phỏng da, viêm da.
- Khi dính vào da tay, nếu không rửa sạch tay ngay thì vô tình sẽ làm chất độc dính vào chỗ khác trên cơ thể gây viêm da lan toả.
Trên đây là hướng dẫn về cách xử trí khi bị kiến ba khoang đốt và cách phòng chống hiệu quả. Những trường hợp cần xử lý khi bị loại kiến độc hại này đốt hoặc gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào khác hãy đến bác sỹ và cơ sở y tế gần nhất. |
Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
