Bất chấp khó khăn, Thương hiệu quốc gia Việt Nam thăng hạng
![]() | Lan toả thương hiệu quốc gia Việt Nam: Nhà nước bắt tay cùng doanh nghiệp |
Thuộc nhóm quốc gia có thương hiệu mạnh trên thế giới
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải- Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, Việt Nam được đánh giá là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới giai đoạn từ năm 2019-2022, tới 74%. Theo định giá của Brand Finance, năm 2019, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 247 tỷ USD, năm 2020 là 319 tỷ USD, năm 2021 là 388 tỷ USD, năm 2022 đạt 431 tỷ USD tăng 11,1% so với năm 2021.
Về thứ hạng, bất chấp những hậu quả từ đại dịch Covid-19, bất ổn về địa chính trị đang diễn ra trên thế giới, Việt Nam vẫn duy trì và tiếp tục được nâng hạng trong Top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Cụ thể, nếu như năm 2019, Việt Nam được xếp hạng thứ 42; năm 2020 tăng 9 bậc lên vị trí thứ 33; năm 2021 duy trì vị trí thứ 33 và năm 2022 tăng hạng 1 bậc lên vị trí thứ 32.
Về tăng trưởng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, theo Brand Finance, trong số những doanh nghiệp có giá trị thương hiệu dẫn đầu có sự góp mặt của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam như Viettel, Vinamilk, MB, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Hòa Phát, Vietnam Airlines.
“Điều này có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự đóng góp của các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia trong vai trò tiên phong, dẫn dắt và phát triển thương hiệu quốc gia ngay cả trong những giai đoạn nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định.
![]() |
Doanh nghiệp có thương hiệu mạnh, có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã góp sức tăng giá trị thương hiệu quốc gia cho Việt Nam |
Về những yếu tố góp phần tạo nên các kết quả tích cực Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng: Đầu tiên và quan trọng nhất là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát của Chính phủ trong các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội đã tạo ra uy tín cũng như vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tiếp đó, là sự nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, để góp phần gia tăng giá trị và vị trí của thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.
Yếu tố thứ ba là những hoạt động trong khuôn khổ Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã góp phần tích cực xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa và dịch vụ có chất lượng ở thị trường trong nước và quốc tế. Qua đó, thúc đẩy sự thăng hạng mạnh mẽ của Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong thời gian qua, đưa Việt Nam lọt vào nhóm các quốc gia có thương hiệu mạnh trên thế giới.
Lực đẩy từ Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam
Riêng với yếu tố thứ ba, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin thêm: Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã giúp địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa thương hiệu quốc gia với thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm và dịch vụ mạnh sẽ góp phần gia tăng giá trị thương hiệu quốc gia và ngược lại.
“Không chỉ đánh giá ở trong nước, Báo cáo năm 2021 của Brand Finance cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Cụ thể, việc ban hành Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg và Quyết định số 1320/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tạo ra cơ chế, chính sách thiết thực, góp phần gia tăng giá trị và thứ hạng của thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2030”, Thứ trưởng dẫn chứng.
Để Thương hiệu quốc gia Việt Nam tiếp tục gia tăng giá trị trong những năm tới, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam được kỳ vọng là lực đẩy tốt. Theo đó, trong khuôn khổ chương trình, thời gian tới Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch kỳ xét chọn lần thứ 8 các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022, tổ chức Lễ công bố trong quý IV năm 2022.
Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cấp lãnh đạo doanh nghiệp.
Tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đáp ứng hệ thống tiêu chí của thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Tập trung các hoạt động tuyên truyền, quảng bá Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt nam và các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, đặc biệt là ở thị trường ngoài nước và đối với các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng sẽ phát động, kêu gọi sự tham gia đồng hành của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam chung tay phát triển Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đúng với ý nghĩa, tầm vóc là chương trình của Chính phủ, vì một Việt Nam hùng cường với những thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp có giá trị.
Tin mới cập nhật

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Ninh Bình gia tăng hiệu quả xúc tiến thương mại

“Chất xúc tác” cho xuất khẩu sản phẩm cơ khí
Tin khác

Bắc Giang triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại 2025

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Mở thị trường, tăng giá trị cho hàng thủ công mỹ nghệ

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu

Xuất khẩu 400.000 tấn sắn trong tháng hai năm 2025

Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 69,4% xuất khẩu thịt của Việt Nam

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo 100% tấm
Đọc nhiều

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Infographic | Dự thi tốt nghiệp THPT 2025, thí sinh cần chuẩn bị gì?

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục
