Xuất khẩu nông sản sang EU: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

EU là thị trường lớn của nông sản Việt Nam. Thời gian vừa qua, các quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của EU đã thay đổi và được cập nhật thường xuyên. Do đó, các doanh nghiệp cần cập nhật kiến thức về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nắm bắt và tận dụng được các lợi thế về mặt phi thuế quan, đặc biệt là hiểu biết về các biện pháp vệ sinh, an toàn thực phẩm kiểm dịch động thực vật (SPS).
Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Doanh nghiệp tránh những lỗi cơ bản Nông sản Việt Nam “được lòng” thị trường EU

Rào cản kỹ thuật ngày càng tăng

Chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến "Phổ biến các quy định và cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA" diễn ra sáng ngày 1/12, Th.S Trần Thùy Dung - Văn phòng SPS Việt Nam - cho biết: theo EVFTA, Chương 2, Phụ lục 2-A, EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan (HNTQ) cho Việt Nam đối với gạo với lượng hạn ngạch là 80.000 tấn/năm đối với gạo xay xát và gạo thơm với mức thuế 0%. Riêng mặt hàng tấm sẽ không còn hạn ngạch nữa và sẽ xóa bỏ thuế trong 5 năm.

Những lượng hạn ngạch thuế quan dành cho gạo có xuất xứ Việt Nam sẽ được mở hàng năm. Các lô hàng gạo thơm khi xuất khẩu vào thị trường EU, để được hưởng thuế suất 0% theo hạn ngạch, phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại (authenticity certificate) được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu rõ gạo thuộc một trong các chủng loại gạo được nêu ở trên. Doanh nghiệp cần cung cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ khi làm thủ tục hải quan.

Đối với hạn ngạch cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU như sau: Trứng gia cầm có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 208,334 tấn và hạn ngạch mỗi năm 500 tấn; tỏi có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 167,668 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 400 tấn; ngô có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 2.083,334 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 5.000 tấn; bột sắn có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 12.500 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 30.000 tấn; cá ngừ có hạn ngạch từ 1/8-31/12/2020 là 4.791,668 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 11.500 tấn;…

xuat-khau-nong-san-bai-toan-gia-tang-gia-tri
Chế biến sâu để tăng giá trị xuất khẩu nông sản

Cung cấp thông tin kịp thời đến các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam về cam kết SPS trong Hiệp định EVFTA yêu cầu của thị trường EU và một số thị trường nhập khẩu nông sản và thủy sản từ Việt Nam trong tình hình mới, theo bà Trần Thùy Dung, trước năm 1993, EU cho phép hơn 1.100 loại hoạt chất bảo vệ thực vật được phép hoạt động tại EU, sau đó EU liên tục thay đổi, rà soát lại. Tới thời điểm tháng 1/2021, chỉ có 520 loại đã được phê duyệt và cấp phép.

Đối với các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục, chưa từng xuất hiện tại EU hoặc chưa đánh giá xong rủi ro, EU quy định mức cho phép mức dư lượng tối đa trên hàng nhập khẩu. “Trong năm 2020, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được hơn 100 thông báo về dự thảo thay đổi các mức dư lượng của EU. Việc thay đổi này, doanh nghiệp cần lưu ý để điều chỉnh quá trình cách ly sau khi phun thuốc nhằm đảm bảo mức dư lượng phù hợp với tiêu chuẩn mà phía EU đưa ra”, bà Trần Thùy Dung khuyến nghị.

Về mức dư lượng tối đa (MRL), EU hoàn toàn làm theo “Thực hành nông nghiệp tốt” (GAP). GAP là thực hành nông nghiệp được phép thực hiện để phòng trừ dịch hại và được định nghĩa như sau (với cây trồng cụ thể): dạng thuốc, cách thức sử dụng, liều sử dụng, số lần sử dụng, thời gian cách ly (PHI). Doanh nghiệp cần lưu ý khi thay đổi các mức dư lượng MRL thì cần quay lại xem xét tiêu chuẩn GAP áp dụng cho sản phẩm đó là gì để thay đổi số lần sử dụng, liều sử dụng, thời gian sử dụng….

Ông Nguyễn Mạnh Hiểu- Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch- cho biết: EU đang nhập khẩu 35 tỷ Eur/năm rau quả toàn cầu. Việt Nam đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu rau quả vào EU với thị phần khiêm tốn 1%. Riêng sản phẩm chanh leo, EU chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam. Muốn thâm nhập được vào thị trường EU thì phải có sản phẩm tốt, công nghệ bảo quản, vận chuyển tốt; kiểm soát mã vùng trồng tốt. EU quan tâm tới sản xuất theo GlobalGAP và việc vận hành sản xuất GlobalGAP rất khó với bà con nông dân. Không chỉ trong sản xuất, quy trình thu hái, sơ chế, đóng gói, bảo quản, xử lý kiểm dịch cho đến xuất khẩu phải được kiểm soát chặt chẽ. Xưởng sơ chế đảm bảo được tiêu chuẩn EU. “EU kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chặt chẽ nên sản lượng để xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp. Nhưng đây là thị trường lớn, đầy tiềm năng cho rau quả Việt Nam”, ông Nguyễn Mạnh Hiểu thông tin thêm.

Thay đổi nhận thức, thích ứng với yêu cầu thị trường

Hiện vẫn còn nhiều thách thức với thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam. Cụ thể, ngành nông nghiệp chủ yếu vẫn sản xuất nhỏ, phân tán; nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh; phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu nông sản với các nước khác; gia tăng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn về chất lượng, ATTP, truy suất nguồn gốc,....); dịch bệnh Covid-19 cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam; FTAs, CPTPP, EVFTA, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến cả khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản; xu thế sử dụng sản phẩm an toàn, sản phẩm xanh và giảm phát thải khí nhà kính.

Ông Nguyễn Đắc Bình Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển vùng, (Bộ Khoa học Công nghệ)- lưu ý, nhà sản xuất cần tìm hiểu rõ yêu cầu truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm, quy trình liên quan để phát triển thị trường. EU yêu cầu lớn truy xuất sản phẩm hàng hoá. Sản xuất hàng hóa nhưng phải xác định nội hàm của hàng hóa. Sản xuất hàng hóa phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn, số lượng đủ lớn mới thành hàng hóa. Sản xuất 100ha, trồng nhiều giống lúa khác nhau thì chưa thể là hàng hóa được.

Để thích ứng với các quy định của EU, ông Ngô Xuân Nam- Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam- cho rằng, đơn vị sản xuất phải thay đổi nhận thức về an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng hàng nông sản; nâng cao trình độ chuyên môn cho các đối tượng có liên quan. “Khi xuất khẩu vào EU bắt buộc phải tìm hiểu và thực hiện các quy định của họ. Các quy định thay đổi và cập nhật thường xuyên, điều này không riêng EU mà các thị trường đều liên tục có sự thay đổi”, ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh.

Do đó, nhà sản xuất và doanh nghiệp cần nắm chắc và chấp hành nghiêm quy định và các hướng dẫn liên quan về mã số vùng trồng, bao bì/nhãn mác…; hiểu rõ tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước liên quan đến SPS; đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm đầu ra đúng quy trình canh tác, chế biến/đóng gói/vận chuyển. Cùng với đó, cơ quan quản lý cũng cần xây dựng các chương trình kiểm tra, giám sát nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Theo ông Lê Thanh Hòa- Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, EU là thị trường lớn nhưng những quy định của thị trường này chủ yếu tập trung về an toàn thực phẩm, không liên quan gì đến việc phải đánh giá rủi ro, mở cửa thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Australia…

Tuy nhiên, yêu cầu của EU là phải đáp ứng được các yêu cầu về mức ô nhiễm vi sinh vật, mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.... Để đáp ứng các quy định của EU đòi hỏi doanh nghiệp phải vượt qua nhiều rào cản về kỹ thuật, đặc biệt, khi EU vừa qua tăng mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa với một số nông sản. “Vừa qua, EU cũng có một số cảnh báo liên quan đến vi phạm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với một số mặt hàng rau quả của Việt Nam. Văn phòng SPS nhận thấy, mặc dù có vi phạm về mức dư lượng nhưng lượng hàng hóa xuất khẩu vào EU thời gian qua đã tăng lên gấp 4-5 lần. Việc vi phạm khó tránh khỏi, nhưng để làm tốt hơn các đơn vị chuyên môn, địa phương cần có hướng dẫn cụ thể hơn để nông dân, doanh nghiệp sản xuất đáp ứng tốt hơn các quy định của thị trường EU”, ông Lê Thanh Hòa cho biết.

Cũng theo ông Lê Thanh Hòa, tất cả các cam kết về cắt giảm thuế, hạn ngạch thuế quan là cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp tận dụng được lợi thế xuất khẩu. Do đó, các địa phương và doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị, nắm bắt tốt các thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm, về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như ô nhiễm vi sinh vật. Mặt khác, việc doanh nghiệp đạt các chứng nhận như GlobalGAP đối với rau quả, hay chứng nhận FSC đối với ngành gỗ… sẽ là chìa khóa hết sức quan trọng để đi được vào thị trường này.

Ngoài ra, EU là thị trường khó tính. Việc sản phẩm gắn với yếu tố môi trường, phát triển bền vững, không sử dụng lao động trẻ em… hay có các chứng nhận nêu trên là điều kiện kiên quyết. Thị trường EU sẵn sàng mua sản phẩm giá cao hơn 25% nếu doanh nghiệp có các chứng nhận này.

Nguyễn Hạnh

Tin mới cập nhật

Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Ngành dệt may Việt Nam khởi sắc trở lại trong năm 2024?

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong quý I/2024 đón nhận tín hiệu khởi sắc, trái ngược với tình trạng tồn hàng như năm ngoái.
Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Cơ hội nào cho các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vươn xa hơn trên thế giới?

Dù kinh tế thế giới và khu vực năm 2024 diễn biến khó lường, song các sản phẩm vùng trung du và miền núi phía Bắc vẫn giữ được thị phần, đạt kết quả đáng mừng.
Xuất khẩu sữa của Ireland sang Việt Nam đạt hơn 19,6 triệu Euro

Xuất khẩu sữa của Ireland sang Việt Nam đạt hơn 19,6 triệu Euro

Ủy Ban Thực phẩm Ireland (Bord Bia) cho biết, xuất khẩu sữa trực tiếp từ Ireland sang Việt Nam trong năm 2023 lên tới 3.534 tấn mét, đạt hơn 19,6 triệu Euro.
Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Kim ngạch xuất khẩu cao nhất lịch sử, gạo Việt đang "phủ sóng" những quốc gia nào?

Những quốc gia, thị trường nào đang yêu thích, ưa chuộng hạt gạo Việt nhất, thông tin không phải ai cũng biết.
Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Gạo Việt đón tin vui từ đầu năm, giá trị xuất khẩu nhảy vọt, tăng tới 95%

Bộ Công Thương ước tính, hết tháng 1/2024, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 27 thị trường với tổng trị giá 362 triệu USD, tăng tới 95% so với cùng kỳ 2022.
Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Yếu tố nào giúp xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2024?

Sang năm 2024, xuất khẩu nước ta cho thấy tín hiệu phục hồi mạnh mẽ ngay từ tháng 1, khi tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái
Placod - Xuất khẩu hàng nông sản qua thương mại điện tử

Placod - Xuất khẩu hàng nông sản qua thương mại điện tử

Xuất khẩu trong thời gian qua tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế, trong đó, xuất khẩu nông sản ghi nhận nhiều kết quả tích cực.
Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2024, ngành rau quả nỗ lực tận dụng cơ hội, tăng kim ngạch xuất khẩu

Năm 2023 xuất khẩu rau quả đạt con số kỷ lục. Năm 2024, ngành mong muốn được trợ sức hơn nữa để tận dụng cơ hội mở rộng thị trường, tăng kim ngạch.
Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Lạng Sơn dự chi gần 8.000 tỷ đồng xây dựng cửa khẩu thông minh

Theo dự kiến, tổng kinh phí thực hiện cửa khẩu thông minh kết nối Lạng Sơn với Trung Quốc là 7.966 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí xã hội hóa là 6.630 tỷ đồng.
Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng gì vào thị trường Mỹ?

Năm 2024 thị trường Mỹ được kỳ vọng khởi sắc hơn, tạo sự chuyển biến tốt cho xuất khẩu, tuy nhiên doanh nghiệp dệt may được khuyến cáo cần cơ cấu lại sản phẩm.

Tin khác

Đáp ứng quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản

Đáp ứng quy định quốc tế về xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đặt ra thách thức trong tuân thủ cam kết bắt buộc áp dụng cùng các quy định về biện pháp kiểm dịch động thực vật.
Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Khách Mỹ thích mê, một mặt hàng xuất siêu 10 tỷ USD

Xuất siêu ngành hàng này đạt tới 10,13 tỷ USD chỉ trong 11 tháng năm 2023. Đây cũng là ngành hàng xuất siêu nhiều nhất ngành nông nghiệp.
Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Nhập khẩu thép Việt Nam tăng mạnh trong tháng 11

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu thép tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Xuất khẩu kỳ vọng bứt phá

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước sang năm mới 2024, tại các nhà xưởng, công ty xuất khẩu đang gấp rút triển khai để hoàn tất những đơn hàng cuối năm.
Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm dự kiến đạt 3,4 tỷ USD

VASEP dự báo xuất khẩu tôm năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 3,4 tỷ USD, thấp hơn 21% so với năm 2022.
3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

3 sản phẩm mới được phép xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II, Móng Cái

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt cho 3 sản phẩm trên nhập khẩu tại cửa khẩu đường bộ Đông Hưng (khu vực cầu Bắc Luân II).
Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Thay đổi cách tiếp cận để khai thác hiệu quả hơn thị trường Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng và còn nhiều tiềm năng của nông sản Việt Nam.
Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Ngày 5/12, tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình) tổ chức xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên với số lượng 48 tấn sang thị trường Hoa Kỳ.
Khai thác tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Á-Âu

Khai thác tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Á-Âu

Khu vực Á-Âu (Eurasia) gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á, vốn là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trước đây.
Lợn gà trong nước ê hề vẫn chi 1,15 tỷ USD nhập khẩu thịt

Lợn gà trong nước ê hề vẫn chi 1,15 tỷ USD nhập khẩu thịt

Sản lượng thịt lợn và thịt gà… trong nước đều tăng so với cùng kỳ năm trước, song Việt Nam vẫn chi ra 1,15 tỷ USD để nhập khẩu thịt trong 10 tháng qua.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 16/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 16/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 15/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 15/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024, giá dầu thế giới giảm mạnh với dầu WTI giảm 1,39%, dầu Brent giảm 0,72% sau khi dữ liệu lạm phát được công bố.
Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Đánh giá về tác động của thị trường vàng, chuyên gia cho rằng, vàng ''tăng nóng'' ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế.
Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5 nhận phản ánh liên quan đến Công ty Địa ốc Cienco5, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và một số đơn vị khác.
Giá tiêu hôm nay  14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 14/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 14/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 13/5/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 102.000 – 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 13/5/2024: Đồng loạt đi ngang, dao động từ 102.000 – 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 13/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 13/5 thế nào?
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024 hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024 hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn 84.000 tỷ đồng tiền thuế năm 2024.
Phiên bản di động