Khai thác tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Á-Âu

Khu vực Á-Âu (Eurasia) gồm 28 nước, trải dài từ Đông Âu sang Trung Á, vốn là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam trước đây.
Điểm tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong 11 tháng Sản lượng giảm, giá cà phê dự báo sẽ tiếp tục tăng cao Hướng dẫn xuất khẩu thành công cho doanh nghiệp nữ

Thời gian vừa qua, mặc dù giao thương hàng hóa giữa hai bên bị sụt giảm, nhưng thị trường này vẫn được đánh giá còn nhiều tiềm năng để khai thác đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Khai thác tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Á-Âu
Xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Đình Vũ, thành phố Hải Phòng. (Ảnh AN KHÁNH)

Trong khu vực Á-Âu, có 15 quốc gia thuộc Đông Âu, năm quốc gia khu vực Tây Balkan và tám quốc gia thuộc khu vực Trung Á. Liên khu vực rộng lớn này có dân số hơn 400 triệu người và tổng GDP lên tới gần 4.500 tỷ USD.

Còn nhiều dư địa

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, năm 2022, trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động bất thường, nhiều khó khăn, thách thức, thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước khu vực Á-Âu chỉ đạt 13,3 tỷ USD, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng năm 2023, giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và khu vực này này tiếp tục sụt giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2022 (chỉ đạt 9 tỷ USD), trong đó riêng xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm 1,2% (đạt 6,3 tỷ USD).

Tuy nhiên, Vụ trưởng Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công thương) Tạ Hoàng Linh vẫn khẳng định, thị trường Á-Âu vẫn còn nhiều tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, do kim ngạch xuất khẩu của ta sang Á-Âu mới chiếm khoảng 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực này. Trong khi đó, giữa hai bên đã hình thành nhiều thiết chế, khung khổ vững chắc làm nền tảng cho sự hợp tác thương mại song phương, đơn cử như VN-EAEU (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á-Âu, bao gồm các nước Liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan); EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU); 14 Ủy ban Hỗn hợp/ Ủy ban liên Chính phủ;…

Những cơ chế hợp tác này đã và đang được triển khai hiệu quả, làm cơ sở vững chắc để doanh nghiệp Việt Nam và các nước Á-Âu tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực, nhất là thương mại và đầu tư. Đặc biệt, Á-Âu còn là nơi có đông đảo người Việt làm ăn và sinh sống. Việc thúc đẩy trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giao thương, kết nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng người Việt tại khu vực này sẽ hỗ trợ hợp tác về thương mại và đầu tư của Việt Nam với Á-Âu càng thêm hiệu quả, thực chất.

Đồng tình quan điểm này, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bulgaria Nguyễn Thành Hải cho biết: Nhu cầu nhập khẩu hằng năm của các nước khối Trung Đông Âu đã đạt khoảng 1.600 tỷ USD, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước này năm 2022 chỉ đạt 7,8 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 0,5%). Điều này cho thấy còn rất nhiều dư địa để doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khai thác thị trường.

Với vùng Tây Balkan, Liên minh châu Âu (EU) đang thúc đẩy quá trình gia nhập EU của các nước trong khu vực với mục đích mở rộng biên giới. Các quốc gia này cũng đang hướng tới thành lập cộng đồng chung Tây Balkan để tạo thuận lợi cho di chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người trong nội khối, hướng tới việc gia nhập EU. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Tây Balkan hiện vẫn ở mức dưới 20 triệu USD/năm và chủ yếu thông qua các nước trung gian tại EU.

Cạnh tranh về giá và chất lượng

Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga Dương Hoàng Minh thông tin: Các sản phẩm như gia vị, nước chấm, các loại trái cây tươi và sấy khô, đồ uống, thực phẩm,… có xuất xứ Việt Nam đang xuất hiện ngày một nhiều hơn tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị lớn của Nga và các nước thuộc SNG (gồm Azerbaijan, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgystan, Moldova, Tajikistan và Uzbekistan). Nhiều thương hiệu Việt như nước uống Vinus, trái cây sấy King, mì Gấu đỏ, bia Hà Nội, cà-phê Trung Nguyên,… đã từng bước được người tiêu dùng trong khu vực đón nhận; hàng dệt may “made in Vietnam” cũng hiện diện nhiều hơn tại các trung tâm thương mại lớn.

Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga cũng nhận được nhiều phản ánh từ doanh nghiệp và người tiêu dùng Nga về các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, nhãn mác, bảo quản và giao hàng không đáp ứng yêu cầu của bên mua. Ở chiều ngược lại, không ít doanh nghiệp Việt Nam gặp phải tình trạng thanh toán chậm, từ chối nhận hàng hoặc một số trường hợp nhận hàng không thanh toán.

Ông Minh khuyến cáo doanh nghiệp Việt cần tìm hiểu kỹ về khách hàng trước khi tiến hành giao dịch, ký hợp đồng. Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga luôn sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, xác minh đối tác. Bên cạnh đó, các kênh vận tải từ Việt Nam sang Nga và các nước SNG đang ngày càng được đa dạng hóa, giá cước giảm, nhất là vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ Việt Nam đến ga Vorsino (cách Thủ đô Moscow của Nga 70 km) đã được rút ngắn chỉ còn 25-27 ngày. Các doanh nghiệp nên xem xét việc sử dụng vận tải hàng hóa bằng đường sắt để xuất khẩu sang các nước SNG.

Về kinh nghiệm thâm nhập thị trường các nước Trung Đông Âu, ông Nguyễn Thành Hải cho rằng, giá cả và chất lượng là hai yếu tố quan trọng trong cạnh tranh, quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Các hãng điện thoại thông minh của Trung Quốc như Huawei, Vivo, Oppo,... đã thành công trong việc thâm nhập khu vực thị trường Trung Đông Âu nhờ giá rẻ và chất lượng tốt, trong đó Huawei có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những năm gần đây. Tính riêng ở Hungary, trong tổng số khoảng 6 triệu người sử dụng điện thoại thông minh, thương hiệu Huawei đứng thứ hai với thị phần 23%. Trong khi đó, điện thoại Vinsmart của Việt Nam trước đây đã thất bại khi thâm nhập thị trường Hungary do không cạnh tranh được với điện thoại Trung Quốc về giá cả và chất lượng.

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, việc nắm bắt thông tin thị trường, cập nhật chính sách của các nước nhập khẩu cũng như tối ưu hóa các giải pháp marketing, thanh toán, vận tải,... cần được doanh nghiệp hết sức chú trọng. Bộ Công thương sẽ phối hợp với các đại sứ quán, cơ quan đại diện thương mại của các nước trong khu vực và Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật, nắm bắt thông tin thị trường và tận dụng cơ hội hợp tác mới; đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giao thương; tiếp tục hoàn thiện và triển khai các giải pháp tổng thể nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với thị trường Á-Âu ■

Theo nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

Trung Quốc giảm nhập, xuất khẩu sắn hạ nhiệt

11 tháng năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt 2,32 triệu tấn, trị giá 1,04 tỷ USD, giảm 12,8% về lượng và giảm 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang nhiều thị trường giảm 2 con số

Tháng 11/2024, xuất khẩu chè sang Pakistan giảm 25% về lượng và 23,9% về trị giá; Trung Quốc giảm 15,3% về lượng và 25,4% về trị giá;... so với tháng trước đó.
Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến 15/12, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,26 tỷ USD

Tính đến ngày 15/12, xuất khẩu hồ tiêu đạt 242.364 tấn, kim ngạch thu về 1,26 tỷ USD, giảm 5,2% về lượng nhưng tăng 45,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 gần 6 tỷ USD

Ngành Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu kỳ vọng, năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trừ dầu khí đạt gần 6 tỷ USD, tăng 5,81% so với năm 2024.
Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng gần 350% về lượng trong 11 tháng

11 tháng năm 2024, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ukraine tăng mạnh 349,9% về lượng, tăng 312,6% về kim ngạch nhưng giảm 8,3% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Việt Nam chi gần 2,7 tỷ USD nhập khẩu ngô từ các thị trường

Nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2024 đạt trên 11,11 triệu tấn, trị giá gần 2,7 tỷ USD tăng 32,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở mức 2 con số

Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, VASEP dự báo xuất khẩu tôm cả năm 2024 sẽ đem về 3,7 - 3,8 tỷ USD.
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024

Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sụt giảm trong tháng 11/2024. Giá trị xuất khẩu sản phẩm này giảm 8% so cùng kỳ.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng mạnh, mục tiêu 10 tỷ USD về đích sớm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Tin khác

Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng ‘phi mã’ gần 7 tỷ USD

Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt kỷ lục khoảng 6,66 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng , xuất khẩu hồ tiêu sang Đức tăng mạnh 138%

11 tháng, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang Đức đạt hơn 15.000 tấn, trị giá hơn 85 triệu USD, tăng 76% về lượng và tăng mạnh 138% về trị giá so với cùng kỳ.
Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Ngành điều Việt Nam cần chính sách bảo vệ

Dù kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD, nhưng ngành điều Việt Nam vẫn đối diện với bài toán không bền vững và cần chính sách bảo vệ cho ngành hàng này.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Hoa Kỳ dẫn đầu nhập khẩu, Trung Quốc giảm sốc

Theo VPSA, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt trong 11 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu đáng kể.
Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh

Thị trường Hoa Kỳ đã chi 409,16 triệu USD để mua hồ tiêu trong 10 tháng đầu năm, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam.
Thị phần chuối của Việt Nam chiếm 38% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Thị phần chuối của Việt Nam chiếm 38% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc

Lượng chuối nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 523,7 nghìn tấn, trị giá hơn 218 triệu USD, tăng 27% về lượng và tăng 7,8% về trị giá so cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước

Xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ tăng trưởng 2 con số và thách thức phía trước

Đạo luật Phòng ngừa Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ nếu không được phía Mỹ thay đổi sẽ tiếp tục tạo thêm khó khăn cho xuất khẩu hàng dệt may.
Việt Nam thu về gần 5,5 tỷ USD từ xuất khẩu sản phẩm nhựa

Việt Nam thu về gần 5,5 tỷ USD từ xuất khẩu sản phẩm nhựa

10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt trên 5,46 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Dự báo ngành điều Việt Nam sẽ đạt được con số xuất khẩu kỷ lục trên 4,5 tỷ USD

Dự báo ngành điều Việt Nam sẽ đạt được con số xuất khẩu kỷ lục trên 4,5 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt được con số xuất khẩu kỷ lục trên 4,5 tỷ USD nhờ nhu cầu ổn định tại thị trường truyền thống.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU tăng 16%

Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU tăng 16%

Tính tới 15/11/2024, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU đạt hơn 422 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhếch nhác ngôi trường 39 tỷ đồng ‘đắp chiếu’ ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Do bị bỏ hoang thời gian dài, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh trở nên nhếch nhác, hoang tàn.
Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Phiên bản di động