Việt Nam và Hoa Kỳ vừa đạt được thỏa thuận để giải quyết cuộc điều tra về gỗ
Tháng 9/2021, xuất khẩu gỗ và lâm sản giảm 8,2% so với tháng 8/2021 Xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ: Rất khả quan |
Đây là cuộc điều tra theo Mục 301 đầu tiên nhằm giải quyết những quan ngại về môi trường. Thỏa thuận đảm bảo các cam kết nhằm ngăn chặn gỗ khai thác hoặc buôn bán bất hợp pháp tham gia chuỗi cung ứng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
![]() |
Triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng tới kém khả quan do tác động dịch Covid-19 |
Đại sứ Katherine Tai xác định thỏa thuận đưa ra một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề đang được điều tra và chưa có biện pháp thương mại nào được đưa ra vào thời điểm này. Trong tương lai, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) sẽ giám sát việc thực hiện Thoả thuận của Việt Nam.
Đại sứ Katherine Tai đánh giá cao những cam kết của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề nhập khẩu và sử dụng gỗ bị khai thác hoặc buôn bán bất hợp pháp.
"Với Thỏa thuận này, Việt Nam sẽ cung cấp một mô hình - cho cả khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên toàn cầu –về tăng cường thực thi pháp luật toàn diện đối với gỗ bất hợp pháp. USTR mong muốn được hợp tác với Việt Nam để tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin, bao gồm cả việc thông qua Nhóm công tác về Gỗ mới được thành lập” - Đại sứ Katherine Tai nhấn mạnh.
Thỏa thuận có cam kết của Việt Nam về các vấn đề liên quan đến gỗ bất hợp pháp, bao gồm cải thiện Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ; xử lý gỗ bị tịch thu (là gỗ bị thu giữ do vi phạm luật pháp trong nước hoặc quốc tế) ra khỏi chuỗi cung ứng thương mại; xác minh tính hợp pháp của gỗ khai thác trong nước bất kể nơi xuất khẩu; và làm việc với các quốc gia có nguy cơ cao để cải thiện việc kiểm tra hải quan tại biên giới và hợp tác thực thi pháp luật.
Theo Đại sứ Katherine Tai, gỗ bất hợp pháp trong chuỗi cung ứng gây tổn hại đến môi trường toàn cầu và tài nguyên thiên nhiên mà tất cả chúng ta phụ thuộc vào đó và không công bằng đối với các công nhân và doanh nghiệp Hoa Kỳ không sử dụng những loại gỗ đó. Việc USTR lần đầu tiên sử dụng Mục 301 trong cuộc điều tra này cho thấy sức mạnh của việc sử dụng công cụ này để giải quyết các mối quan tâm về rủi ro môi trường hoặc việc thực thi luật môi trường.
Cuộc điều tra USTR được bắt đầu vào tháng 10/2020 theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974.
Tin mới cập nhật

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD
Tin khác

Xuất khẩu thủy sản tăng hơn 19% trong quý I/2025

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Tháng 3/2025: Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 75 tỷ USD
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
