Trang mới cho lịch sử dân tộc
Ngày 2/9/1945 đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi nhất trong hành trình mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn là văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khẳng định quyền tự do, độc lập của nhân dân Việt Nam trước toàn thế giới. 74 năm (2/9/1945-2/9/2019) sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, Việt Nam đã có bước chuyển mình ấn tượng trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và ngoại giao.
![]() |
Ngày 2/9/1945 là một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc Việt Nam |
Tăng trưởng kinh tế ấn tượng
Năm 2018, quy mô nền kinh tế Việt Nam ước đạt 5,5 triệu tỷ đồng, tương đương với khoảng 240,5 tỷ USD, gấp 1,3 lần năm 2015. GDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so với năm 2015.
"Ấn tượng" là cụm từ được Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam – ông Ousmane Dione nhấn mạnh khi nhắc tới tăng trưởng 7,08% năm 2018 của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế không mấy thuận lợi, trong nước trần nợ công... làm hạn chế việc thực hiện nhiều dự án lớn và giải ngân các dự án đầu tư công chậm chạp.
6 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng GDP của Việt Nam có dấu hiệu chậm lại; kim ngạch xuất khẩu giảm; tiến độ giải ngân đầu tư công vẫn rất chậm; thị trường chứng khoán tích lũy kéo dài… Những dấu hiệu đó là đáng ghi nhận trong bối cảnh kinh tế thế giới yếu đi, Việt Nam phải gia tăng chống đỡ với những tác động bất lợi từ bên ngoài. Động lực hỗ trợ tăng trưởng cả phía cung và phía cầu; trong đó, tiêu dùng cá nhân tăng mạnh, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ tiếp tục phát triển, nông nghiệp dần phục hồi. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế đạt khá, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 6,76%; trong đó, quý I tăng 6,82%, quý II ước tăng 6,71%, tuy thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2018 nhưng là mức tăng cao hơn 6 tháng các năm 2011-2017.
Tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,76% là rất tích cực so với tăng trưởng chung của thế giới và khu vực, tuy nhiên, chưa đạt mục tiêu kịch bản cao đã đề ra, chưa thể hiện sự bứt phá trong tăng trưởng chung cũng như trong từng ngành, lĩnh vực, các động lực hỗ trợ tăng trưởng chưa thực sự rõ nét, nền kinh tế còn gặp khó khăn.
Việt Nam cũng khẳng định quyết tâm tăng trưởng khi Chính phủ yêu cầu dứt khoát không điều chỉnh bất cứ một chỉ tiêu nào trong 6 tháng cuối năm 2019.
Với xu hướng tốt như hiện nay, tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2020 có thể sẽ đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,5-7%, cao hơn mức bình quân giai đoạn 2011-2015 với 5,91% - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo trước Quốc hội.
Ngoại giao khởi sắc
Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế nhìn nhận, đánh giá là một nền kinh tế năng động, hội nhập sâu rộng, cải cách và mở cửa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
![]() |
Việt Nam đạt được những thành tựu ấn tượng trên cả lĩnh vực kinh tế và ngoại giao |
Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu cho thấy đổi mới, sáng tạo đã có những bước tiến đáng kể, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo của TOPICA năm 2018, các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp Việt Nam đạt 889 triệu USD, cao gấp 3 lần so với Mỹ năm 2017, khoảng 291 triệu USD.
Đặc biệt, hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Trước đó, Đại hội XII của Đảng xác định triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích cực về hội nhập quốc tế, do đó, Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban được thành lập, với ba ban chỉ đạo liên ngành trên ba trụ cột, do các Phó Thủ tướng làm Trưởng ban. Chính phủ nước ta đã cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế bằng nhiều nghị quyết, nhiều chỉ thị, quyết định các văn bản liên quan cùng với đó thực hiện cụ thể, chỉ đạo mạnh mẽ, hiệu quả công tác hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng quốc gia.
Hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng trong thành tựu to lớn về phát triển kinh tế trong 5 năm qua, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị xã hội, đồng thời chủ động hội nhập, thu hút thêm nguồn lực bên ngoài, cùng với nội lực bên trong, tạo nên động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, việc chúng ta đã ký kết, kết thúc đàm phán nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, CPTPP, EVFTA... mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho nền kinh tế đang lớn mạnh trong thời gian tới. Chúng ta đã mở rộng quan hệ, nâng cấp quan hệ đối tác với nhiều quốc gia, tổ chức thành công các sự kiện tầm khu vực, toàn cầu như APEC 2017, WEF-ASEAN 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 (2/2019)… là những minh chứng cho đường lối Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia, thể hiện vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam.
Hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, tích cực, sâu rộng và toàn diện gắn chặt với việc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó hội nhập kinh tế đã tranh thủ hiệu quả nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển. Hệ thống gồm 12 FTAs đã ký, 4 FTAs đang đàm phán bảo đảm cho Việt Nam kết nối với 60 nền kinh tế chiếm 90% kim ngạch thương mại của Việt Nam. Đây là một trong các cơ sở để duy trì đà tăng trưởng GDP cao trong những năm qua và thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cuộc cách mạng công nghiệp mới.
Từ những ngày tháng 9 lịch sử phải đánh đổi bằng máu và nước mắt, đến nay, Việt Nam đã và đang tiến nhanh, tiến mạnh trên hành trình hội nhập sâu rộng với quốc tế. 74 năm đã qua, những giá trị dân chủ, công bằng của Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 đang tiếp sức cho dân tộc Việt Nam đi tới với niềm tin vững chắc. Bản Tuyên ngôn độc lập đã và đang giữ vững và phát huy vai trò, ý nghĩa và sức mạnh tinh thần để dân tộc Việt Nam xây dựng, phát triển đất nước, viết tiếp những dấu ấn trong trang sử vẻ vang của dân tộc.
Tin mới cập nhật

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung
Tin khác

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
