Tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử
Đẩy mạnh lưu thông hàng hóa qua sàn TMĐT
Với vai trò quản lý nhà nước về TMĐT, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đang triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo việc lưu thông hàng hóa thông qua TMĐT. Cụ thể như việc lên phương án kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa thiết yếu, tăng cường nguồn cung hàng hóa, giảm áp lực cho các tỉnh thành trong thời gian giãn cách, cũng như đề xuất các địa phương tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên giao hàng TMĐT được phép hoạt động.
![]() |
Hội nghị trực tuyến phổ biến, hướng dẫn triển khai kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn |
Theo bà Nguyễn Thị Minh Huyền – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục đã có những báo cáo, đề xuất kịp thời với Ban chỉ đạo, Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo lưu thông hàng hóa, trong đó có mặt hàng nông sản và rau củ quả tươi sống.
Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, về hoạt động phát triển thị trường TMĐT, từ cuối năm 2019 với mục tiêu hỗ trợ các phát triển sản phẩm Việt, hàng hoá của doanh nghiệp Việt trên các sàn TMĐT, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post - sàn TMĐT Voso) và sàn TMĐT Sendo để xây dựng “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” trên các sàn TMĐT. Đây cũng là hoạt động triển khai Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” do Bộ Chính trị phát động đã có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ những năm vừa qua và thông qua Cổng thông tin chính thức tuhaoviet.vn
Hiện chương trình đang được triển khai mạnh mẽ và rộng khắp các tỉnh, thành trên cả nước và tiếp tục mở rộng ra các sàn TMĐT lớn khác Tiki, Postmart, Shopee và Lazada với các hình thức triển khai khác nhau, được sự ủng hỗ và hỗ trợ của lãnh đạo các tỉnh, Sở ban ngành và doanh nghiệp ở địa phương.
Qua thời gian gần 1 năm chính thức vận hành tổ chức hoạt động kết nối TMĐT ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Sơn La, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Nai, Lạng Sơn, Hà Tĩnh . . . hàng nghìn lượt doanh nghiệp đã được tiếp cận và phổ biến về chương trình, hiện tại có hàng trăm sản phẩm được lựa chọn kỹ lưỡng đã được đưa lên “Gian hàng Việt trực tuyến”. Hiện tại độ phủ của chương trình đã rất rộng và được cộng đồng doanh nghiệp khắp các tỉnh, thành đánh giá cao.
Có thể kể đến một số chương trình tiêu biểu như: Chương trình “Ngày đặc sản Sơn La” và “Ngày hội xứ Dừa – Quê hương Bến Tre”, “Phiên chợ nông sản Việt”, “Tuần lễ nông sản Việt” kết nối trực tiếp tới nhà vườn, sản phẩm nông sản được cam kết theo tiêu chuẩn Vietgap, Global Gap và dán nhãn tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức phân phối trên các sàn TMĐT.
Với các sự kiện như vậy hàng trăm tấn nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP đã được hỗ trợ tiêu thụ thông qua kênh TMĐT mà Bộ Công Thương đã và đang triển khai. Riêng chương trình hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang, theo thống kê tổng hợp cho biết khoảng trên 9.000 tấn vải thiều Bắc Giang đã được tiêu thụ với gần 1 triệu đơn hàng trên 06 sàn TMĐT tham gia (không tính các kênh trực tuyến và mạng xã hội khác).
![]() |
Hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn |
Cùng thời gian đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Viettel Post từng bước phát triển ứng dụng TMĐT xuyên biên giới “Vỏ Sò Global” dành cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và đã xuất khẩu thí điểm hơn 03 tấn đặc sản trái cây đạt chuẩn xuất khẩu sang thị trường Đức thông qua TMĐT xuyên biên giới.
Ngoài nhóm hàng nông sản ra, Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” vẫn tiếp tục triển khai hỗ trợ các sản phẩm Việt, thương hiệu Việt uy tín, phát triển trên kênh TMĐT với nhóm sản phẩm công nghiệp, thực phẩm chế biến … như Vinamilk, Mộc Châu Milk, Văn phòng phẩm Thiên Long, Điện Quang, Tôn Hoa Sen, Ba Huân . . .
Thêm chính sách hỗ trợ TMĐT
Tại Hội nghị trực tuyến phổ biến, hướng dẫn triển khai kế hoạch đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT mới đây, bà Nguyễn Thị Minh Huyền bày tỏ quan điểm, để thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã triển khai thực tế ở các địa phương thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể thói quen sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân thích ứng ngay với việc tiêu thụ qua sàn TMĐT. Bộ Công Thương đánh giá cao sự phối hợp liên Bộ giữa Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong thời gian qua. “Các Bộ đã tạo điều kiện tốt nhất và chỉ đạo đồng bộ để thúc đẩy phát triển TMĐT tại Việt Nam nói chung và thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng nông sản nói riêng”- lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhìn nhận.
Tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 đã có định hướng TMĐT là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu.
Theo đó, cần hoàn thiện thể chế chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của TMĐT tại Việt Nam. Đồng thời tăng cường hệ thống hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT bao gồm: Hạ tầng logistics TMĐT, hạ tầng thanh toán TMĐT và nhóm giải pháp ứng dụng TMĐT để đẩy mạnh xuất khẩu các ngành hàng chủ lực mở rộng tiêu thụ hàng hóa tại thị trường nội địa và thúc đẩy phát triển TMĐT tại các địa phương.
Căn cứ vào các chủ trương và kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bà Nguyễn Thị Minh Huyền cũng đề nghị Bộ Thông tin & Truyền thông bổ sung vai trò của Bộ Công Thương trong hoạt động phối hợp liên Bộ, cụ thể bao gồm: xây dựng chính sách phát triển thương mại nói chung và TMĐT tại Việt Nam; xây dựng hạ tầng hỗ trợ cho TMĐT bao gồm: hạ tầng logistics và hạ tầng thanh toán TMĐT; giám sát hoạt động TMĐT để đảm bảo môi trường phát triển TMĐT lành mạnh, thúc đẩy tiêu thụ nội địa và xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo
Tin khác

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%

Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam thu hút nhiều ‘ông lớn’

Infographic | Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Brazil đạt 1,44 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Xúc tiến thương mại - lực đẩy cho xuất khẩu da giày

Ninh Bình gia tăng hiệu quả xúc tiến thương mại
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
