Quản trị điểm đến bền vững thông qua phát triển du lịch
Bình Thuận kỳ vọng vào Năm Du lịch quốc gia 2023 Hãy bình chọn cho Du lịch Việt Nam tại World Travel Awards 2023! |
Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Năm Du lịch quốc gia 2023, ngày 23/2, tại Bình Thuận, Tổng cục Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận và Văn phòng hỗ trợ khu vực châu Á và Thái Bình Dương (UNWTO RSOAP) tổ chức Hội thảo về Quản trị điểm đến bền vững thông qua du lịch.
Hội thảo là cơ hội để trang bị cho cán bộ ngành du lịch, doanh nghiệp lưu trú - lữ hành, cộng đồng du lịch, Ban Quản lý các khu - điểm du lịch những kiến thức quan trọng về quản lý điểm đến, chia sẻ kinh nghiệm để hướng đến phát triển bền vững du lịch địa phương…
![]() |
Tại hội thảo, các đại biểu được giới thiệu, trao đổi về: Những nội dung chính của vấn đề quản lý khu vực bền vững thông qua phát triển du lịch; điều kiện tiên quyết để các khu vực du lịch duy trì bền vững; các bước trọng tâm để bắt đầu quản lý khu vực bền vững; giải quyết vấn đề kinh tế-xã hội và nâng cao thu nhập của người dân...
Đồng thời, các đại biểu cũng được giới thiệu về kinh nghiệm tại một số điểm như: Phát triển du lịch cộng đồng tại Sin Suối Hồ (Lai Châu); quản lý du lịch di sản bền vững tại Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình); khai thác du lịch sinh thái bền vững tại Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình).
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu nêu ý kiến về các thách thức hiện nay như nguồn nhân lực quản lý du lịch tại các địa phương trong tỉnh quá ít; thiếu kinh phí quảng bá; cần có sự chung tay bảo vệ môi trường tại điểm đến; sản phẩm du lịch của tỉnh còn khá đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển; công tác quảng bá lễ hội của tỉnh hiện nay chưa được chú trọng đúng mức.
Theo thống kê mới nhất của UNWTO và các kịch bản dự báo cho năm 2023, lượng khách du lịch quốc tế có thể đạt 80% đến 95% so với mức trước đại dịch, tuy nhiên vẫn tùy thuộc vào những diễn biến khác nhau trên thế giới.
Ông Katsuhisa Ishizaki - Phó Giám đốc Bộ phận Quốc tế UNWTO RSOAP cho biết, gần đây, “du lịch bền vững” là cụm từ thông dụng và trở thành một chủ đề thịnh hành. Nhưng theo ông Katsuhisa Ishizaki, không phải tất cả các bên liên quan trong ngành du lịch đều thực hiện đúng cách tiếp cận cần thiết và đi theo con đường đúng đắn để đạt được “du lịch bền vững”. Thay vào đó, nhiều điểm đến dường như gặp khó khăn trong việc quản lý và phát triển du lịch.
Để tìm sự cân bằng giữa kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương và môi trường, UNWTO RSOAP đã phát triển Sổ tay “Hướng dẫn thực hành về quản lý bền vững thông qua phát triển du lịch” vào năm 2022 với Viện Nghiên cứu Du lịch và Giao thông Nhật Bản và bắt đầu áp dụng các phương pháp trong sổ tay cho một số địa phương, các thành phố ở Nhật Bản. Dự kiến trong năm nay, UNWTO RSOAP sẽ tiếp tục xây dựng và chỉnh sửa Sổ tay để phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.
Theo Tổng cục Du lịch, sổ tay “Hướng dẫn thực hành về quản lý bền vững thông qua phát triển du lịch” chỉ ra các bước cần thiết để hiện thực hóa quản lý khu vực bền vững, kèm theo những câu chuyện của các trường hợp điển hình tiên phong; đồng thời giới thiệu một phương thức tiếp cận thực tế đển quản lý khu vực bền vững tận dụng tiềm năng du lịch dựa trên các điều kiện thực tế và khách quan, hướng tới duy trì và thúc đẩy chất lượng cuộc sống của người dân.
Sổ tay này được thiết kế cho các điểm đến ở cấp tỉnh, quận/huyện và xã/phường có mong muốn thúc đẩy phương thức phát triển du lịch bền vững hơn thông qua sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương với các đối tượng sử dụng: chính quyền địa phương, dân cư địa phương, hiệp hội du lịch và các đơn vị tư nhân.
Tin mới cập nhật

Kinh doanh ‘chặt chém’ du khách: Đừng để được một, mất mười

7,67 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng

Khách du lịch châu Âu tăng mạnh sau hai tháng miễn visa

Hiệu ứng từ 30/4, du lịch nội địa chờ đón ‘mùa vàng’

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Thấy gì trước sự người Việt gia tăng du lịch nước ngoài?

Số hoá trải nghiệm, nâng tầm hình ảnh du lịch Việt Nam

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

‘Địa đạo’: Một bộ phim, vạn bước chân về miền ký ức

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền
Tin khác

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch

Khách du lịch châu Âu 'bùng nổ' nhờ miễn visa ngắn hạn

Đánh thức du lịch Bái Tử Long

Infographic | Quý I/2025: Hà Nội thu gần 30.000 tỷ đồng từ du lịch

Top món ăn từ cá ngon nhất châu Á, Việt Nam đóng góp 4

Gần 4 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong 2 tháng năm 2025

Cơm tấm lọt top món ăn từ gạo ngon nhất châu Á

Du khách Việt ngày càng quan tâm tới du lịch bền vững

MV Bắc Bling ‘gây sốt’: Cần làm mới quảng bá du lịch

2 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 30%
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp
