Những sàn thương mại điện tử nào cho phép người mua được đồng kiểm hàng?
Đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử Doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt |
Chính sách đồng kiểm thực tế không mới, đã được các sàn thương mại điện tử lớn thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, từ tháng 3/2019, các sàn thương mại điện tử đồng loạt bỏ chính sách này và thay vào đó đề nghị khách hàng quay video clip quá trình mở kiện hàng để phục vụ công tác đổi trả, khiếu nại khi hàng hóa không đúng chủng loại, bị hỏng hóc do vận chuyển...
![]() |
Khách hàng có thể yêu cầu nhân viên giao hàng hướng dẫn và hỗ trợ đồng kiểm |
Việc đột ngột dừng chính sách đồng kiểm của các nhà bán hàng đã khiến nhiều khách hàng tỏ ra bức xúc bởi xuất hiện nhiều vụ việc mua hàng online bị đánh tráo, hàng kém chất lượng xảy ra. Từ đó, một số người tiêu dùng đã đề nghị việc phục hồi quy định cho phép kiểm hàng khi nhận để tránh những rủi ro không đáng có.
Trong bối cảnh trên, gần đây một số sàn thương mại điện tử đã nới lỏng chính sách đồng kiểm, cho phép khách hàng đồng kiểm cùng nhân viên giao hàng để khiếu nại, đổi trả hàng. Đơn cử như trường hợp của sàn thương mại điện tử Shopee. Theo thông báo ngày 22/5 của sàn này thì đơn vị đã chính thức áp dụng chính sách đồng kiểm cho các đơn hàng được đặt từ 0 giờ ngày 19/5/2023 ngay tại thời điểm nhận hàng từ đơn vị vận chuyển, và được trả hàng ngay tại chỗ hoàn toàn miễn phí, trừ các trường hợp khác do Shopee quy định.
Đại diện Shopee cho biết, chính sách đồng kiểm áp dụng cho đơn hàng có hiển thị thông tin “Được đồng kiểm” tại mục “Thông tin đơn hàng” trên ứng dụng Shopee sau khi đặt hàng. Người mua được kiểm tra về mặt ngoại quan sản phẩm, đảm bảo số lượng và màu sắc đúng với mô tả. Nếu khi đồng kiểm sản phẩm không đúng hoặc có dấu hiệu hư hỏng, người mua có quyền từ chối nhận hàng. Ngoài ra, người mua còn có thể yêu cầu đơn vị vận chuyển hướng dẫn cách thức đồng kiểm và cung cấp dụng cụ cần thiết như kéo, dao rọc giấy… để tiến hành đồng kiểm. Đồng thời, đơn vị vận chuyển sẽ được phép chụp hình hoặc ghi hình lại toàn bộ quá trình đồng kiểm để lưu bằng chứng xử lý nếu xảy ra khiếu nại về sau.
Tuy nhiên, sàn thương mại điện tử này cũng yêu cầu người mua phải duy trì tính nguyên vẹn của sản phẩm trong suốt quá trình đồng kiểm, không được làm rơi vỡ, hư, trầy, xước, dính vết bẩn lên sản phẩm. Đặc biệt là không được làm rách, không được mở tem niêm phong của nhà sản xuất, không được mở tem chống hàng giả hoặc làm rách tem hay phiếu thông tin giao hàng của sản phẩm và không được dùng thử sản phẩm.
Đáng chú ý, chính sách đồng kiểm sẽ không áp dụng với một số ngành hàng và sản phẩm đặc thù thuộc nhóm: Voucher & dịch vụ; thực phẩm tươi sống và đông lạnh; sữa - trứng; cây cảnh, ô tô… Bên cạnh đó, đồng kiểm cũng không áp dụng với các đơn hàng có giá trị lớn hơn 3 triệu đồng. Và chính sách này không áp dụng cho các đơn hàng được vận chuyển bởi Viettel Post, VN Post, VN Post Tiết kiệm, kênh Người Bán tự vận chuyển, hoặc kênh Hỏa Tốc.
Ngoài Shopee, sàn Tiki cũng đã chính thức cho phép khách hàng được xem và đồng kiểm tra hàng hóa với nhân viên giao hàng khi nhận hàng. Tuy nhiên, cũng như Shopee, Tiki chỉ cho khách hàng được phép mở kiểm tra ngoại quan của sản phẩm. Tức là chỉ kiểm tra số lượng sản phẩm trong đơn hàng, xem sản phẩm có giống với mô tả khi đặt hàng không, có đúng màu sắc không. Hay có bị móp méo, bể vỡ, rách nát trong quá trình vận chuyển không.
Theo lý giải của Tiki, khách hàng không được mở seal (niêm phong) sản phẩm bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến bao bì và tem dán niêm phong sản phẩm hay kiểm tra khả năng hoạt động của sản phẩm bằng cách sử dụng thử, cắm điện hay ghi chép dữ liệu…
Liên quan đến chính sách đồng kiểm, đại diện Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng, việc đồng kiểm hay không phụ thuộc vào thỏa thuận và chính sách phát triển của từng đơn vị. Tuy nhiên ở khía cạnh nào đó việc cho phép người mua đồng kiểm có thể sẽ tác động nhiều đến quyết định mua sắm online, đặc biệt là trong bối cảnh người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và yêu cầu ngày càng cao, đồng thời tác động đến việc quản lý dịch vụ của sàn thương mại điện tử.
Tin mới cập nhật

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?
Tin khác

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản
Đọc nhiều

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh
