Doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Báo cáo Kinh tế KV Đông Nam Á đánh giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế Internet VN nhanh nhất trong KV, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên quy mô 23 tỷ USD trong năm 2022.
Đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử Quy mô kinh tế Internet Việt Nam có thể đạt 49 tỷ USD vào năm 2025

Giảm chi phí bán hàng, thị trường được mở rộng… việc tận dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao ưu thế cạnh tranh trong hội nhập kinh tế toàn cầu đã và đang được các doanh nghiệp đẩy mạnh để thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt.

Lĩnh vực nhiều tiềm năng

Mỗi tháng, cơ sở của anh Hoàng Trung (Hà Nội) cung ứng ra thị trường hàng chục tấn nông sản vùng miền. Thay vì bán hàng theo cách truyền thống, các địa chỉ bán hàng trên Facebook, Zalo hay một số sàn thương mại điện tử đã được đơn vị này đẩy mạnh và kết quả thu về cũng ngày một tích cực.

Doanh nghiep tan dung thuong mai dien tu thuc day tieu thu hang Viet hinh anh 1

Doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng online. (Ảnh: TTXVN)

Theo anh Hoàng Trung, sau hơn 2 năm đại dịch COVID-19 (2019-2021), việc bán hàng trực tiếp gặp nhiều khó khăn và nhiều thời điểm gián đoạn do thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh hay giãn cách xã hội.

Chính vì vậy, để việc bán hàng thuận lợi, tiết kiệm chi phí, anh đã đẩy mạnh bán hàng online cũng như qua các kênh thương mại điện tử, nhờ vậy, khách hàng dù ở xa vẫn có thể mua được sản phẩm chỉ cần lướt web và click chuột sau đó ấn định thời gian nhận hàng.

“Với việc tận dụng thương mại điện tử, doanh thu bán hàng của đơn vị có thể tăng gấp 2-3 lần, trong khi các chi phí trước kia như thuê cửa hàng hay thuê nhân viên có thể dùng để nâng cao chất lượng dịch vụ,” anh chia sẻ.

Còn theo ông Lê Văn Tòng, Trưởng ban kinh doanh trực tuyến Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), người mua hàng online các sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn 2,4% so với việc mua hàng trực tiếp từ các đại lý, siêu thị. Điều đã này chứng tỏ được sức hút của thương mại điện tử trong việc mua sắm, tiêu dùng ngày nay.

“Hiện nay 70% dân số Việt Nam tiếp cận Internet và đa phần là người trẻ, đây chính tiềm lớn trong việc phát triển lĩnh vực thương mại điện tử,” ông Tòng nhấn mạnh.

Mua sắm trên các sàn thương mại điện tử dần trở thành thói quen của người tiêu dùng, dẫn đến lượt truy cập lớn và ổn định. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng có sẵn đã và đang tiếp tục mua sắm tích cực.

Nói về ưu thế của thương mại điện tử, ông Trần Đình Toản, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ OSB, đại lý ủy quyền của Tập đoàn Alibaba tại Việt Nam đánh giá rất cao sự chuyển dịch nền kinh tế số và xu hướng mua sắm trong và sau đại dịch COVID-19 cùng với việc tham gia các hiệp định thương mại quốc tế đã góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển tại Việt Nam.

Theo ông, trước kia nếu việc kinh doanh cần phải mở cửa hàng ở khu phố hay các hệ thống đại lý thì bây giờ người bán hàng có thể trực tiếp lên Internet mở các “trung tâm thương mại.”

“Chỉ có Internet mới tạo ra được sàn giao dịch lên đến hàng triệu doanh nghiệp, hàng tỷ sản phẩm và lượng khách hàng khổng lồ. Nhiều doanh nghiệp có doanh số tăng lên đến 70-80% khi tham gia các sàn thương mại quốc tế,” ông Toản nhấn mạnh.

Tạo ưu thế cạnh tranh

Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường thương mại điện tử đang trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua thương mại điện tử.

Doanh nghiep tan dung thuong mai dien tu thuc day tieu thu hang Viet hinh anh 2
Nhiều mặt hàng nông sản của địa phương đã thực hiện giao dịch trên sàn thương mại điện tử. (Ảnh: TTXVN)

Báo cáo Kinh tế khu vực Đông Nam Á đánh giá cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Internet Việt Nam nhanh nhất trong khu vực, từ 18 tỷ USD năm 2021 lên quy mô 23 tỷ USD trong năm 2022. Trong đó, 14 tỷ USD là từ lĩnh vực thương mại điện tử, dự báo kinh tế Internet Việt Nam có thể đạt mức 49 tỷ USD vào năm 2025, trong đó thương mại điện tử chiếm tới 32 tỷ USD.

Bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng Ban cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho biết hiện nay đa phần các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn thành phố đều tiếp cận việc tiếp thị thông qua các nền tảng số như các nền tảng mạng xã hội facebook, youtube, tiktok hay... Có 50% doanh nghiệp đã tìm hiểu về thương mại điện tử và nhiều doanh nghiệp trong số đó đã sử dụng kênh phân phối hàng hóa là các sàn giao dịch điện tử.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, bước vào giai đoạn phục hồi hậu COVID-19, thương mại điện tử đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Đặc biệt, ưu thế lớn nhất của thương mại điện tử giúp khắc phục khoảng cách về địa lý, tiếp cận lượng khách hàng lớn; Tiết kiệm chi phí; Cung cấp thông tin so sánh giá; Tạo nhiều chương trình Marketing; Chăm sóc khách hàng…

Để nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực này, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cũng đặc biệt quan tâm phát triển thương mại điện tử, nhiều chương trình và giải pháp đã được triển khai, tạo điều kiện hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm Việt, nông sản địa phương trên môi trường trực tuyến.

Điển hình, trong năm 2022, Bộ Công Thương đã phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều chương trình kết nối thương mại điện tử, hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hóa và tạo thói quen mua sắm qua thương mại điện tử đối với người tiêu dùng.

Thông qua đó, hàng Việt đã được quảng bá, xuất khẩu thông qua các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với các đối tác là sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon, Alibaba… để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy mạnh xuất khẩu.

Nhờ đó, các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam như nông sản thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng… được xuất khẩu trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất đến thị trường của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, để thương mại điện tử phát triển, các chuyên gia kinh tế cho rằng doanh nghiệp cần hiểu rõ ngành hàng, xu hướng tiêu dùng, khả năng kinh doanh để lựa chọn những sản phẩm ngách có nhu cầu cao và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. Cùng với đó, luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và luật định đối với sản phẩm tại thị trường mục tiêu…/.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm, đứng thứ hai là TP. Hồ Chí Minh với 73,5 điểm; thứ ba là Đà Nẵng với 28,1 điểm.
Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Thời trang là nhóm giữ vị thế áp đảo trên sàn thương mại điện tử bán được 100.762 sản phẩm (62,6% doanh số) và thu về 10,97 tỉ đồng (80,03% doanh thu).
Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

Trong quý I/2025, tổng doanh số toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 101,4 nghìn tỷ đồng, tăng 42,29% so với cùng kỳ năm 2024.
Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Theo báo cáo Lazada, Việt Nam và Indonesia dẫn đầu Đông Nam Á về ứng dụng AI trong bán hàng trực tuyến, vượt qua các quốc gia khác.
Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Người Việt cảnh giác với “lừa đảo Campuchia", "Sáp nhập tỉnh thành",... là những chủ đề được người Việt tìm kiếm nhiều trên mạng quý I/2025
Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết trong tháng 2 đã thu được 2.791 tỷ đồng tiền thuế của 130 nhà cung cấp nước ngoài như Meta, Google, TikTok...
Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Từ ngày 1/4, hai sàn thương mại điện tử Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí khiến nhiều nhà bán hàng khó khăn, áp lực.
Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Chiến dịch cộng đồng “An tâm vui sắm” nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến.
Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra đề xuất, giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.

Tin khác

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Từ ngày 1/4, Shopee và TikTok Shop - 2 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí với người bán.
Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Theo Bộ Công Thương có hai nguy cơ khiến người dùng bị lừa đảo trên mạng là mã độc giám sát, đánh cắp thông tin và lừa đảo trực tuyến biến thể.
Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ trở thành mặt hàng được "săn lùng" nhất trên sàn thương mại điện tử khi người Việt chi ra 322 tỷ đồng mua sản phẩm này trong năm 2024.
Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục khẳng định là một trong những kênh bán lẻ quan trọng nhất, với sức mua năm 2024 tăng trưởng 37,36% so với năm 2023.
Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Thương mại điện tử tại TP. Đà Nẵng năm 2024 ghi dấu ấm đậm nét khi các chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP làm quen và thực hành livestream bán hàng.
Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi

Trường Đại học Thương mại giành giải Nhất Cuộc thi 'Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử' năm 2024

Với màn thể hiện xuất sắc, Đội thi E-Stars đến từ Trường Đại học Thương mại đã giành giải Nhất Cuộc thi "Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử" năm 2024.
Quảng Ninh: Thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp

Quảng Ninh: Thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp

Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư với lợi thế vị trí, hạ tầng hiện đại, chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở ra cơ hội phát triển lớn.
Quảng Ninh: Thương mại nội địa khởi sắc

Quảng Ninh: Thương mại nội địa khởi sắc

Quảng Ninh thúc đẩy thương mại nội địa với chính sách kích cầu tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP và mở rộng kênh phân phối, tạo động lực phát triển.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, tỉnh Ninh Thuận hướng tới việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử

Năm 2024, theo xếp hạng của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng đứng đầu 5 tỉnh Tây Nguyên về chỉ số phát triển thương mại điện tử.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Taste Atlas vinh danh bún bò Huế trong danh sách 100 món ăn sáng ngon nhất thế giới, khẳng định vị thế ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.
Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Dù dòng vốn ngoại tiếp tục rút ròng, nhưng kỳ vọng nâng hạng thị trường chứng khoán và cải tiến hạ tầng giao dịch có thể tạo cú hích thu hút nhà đầu tư trở lại.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Phiên bản di động