Hà Nội:
Nhiều dự án bất động sản “đắp chiếu” 10 đến 20 năm
Thị trường bất động sản sẽ thế nào khi cấp định danh số nhà? Bí thư Hà Nội: Đề nghị rà soát tổng thể các dự án bất động sản |
Gỡ vướng nhưng còn chậm
Ngày 24/10, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV bước sang ngày làm việc thứ hai, tại phiên thảo luận ở tổ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội khóa XV đã nói về những khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản, đặc biệt là giải pháp tháo gỡ cho các dự án "đắp chiếu" từ 10 đến 20 năm gây lãng phí nguồn lực, nhân dân bức xúc.
Báo cáo cho thấy, hiện nay Hà Nội có 712 dự án chậm triển khai, vừa qua thành phố đã hủy hơn 100 dự án. Sau khi thu hồi, thành phố làm quy trình đấu thầu, đấu giá hàng nghìn hécta.
Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội, thời gian qua, dù có nhiều quyết sách, chủ trương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản nhưng hiệu quả thực chất vẫn còn hạn chế do gặp phải những vướng mắc liên quan đến Luật Đất đai, Luật Đầu tư.
Từ thực tiễn ở Hà Nội, ông Đinh Tiến Dũng cho biết, trước đây nhiều doanh nghiệp được giao đất thực hiện dự án mà không qua đấu thầu. Doanh nghiệp nhận đất nhưng không thực hiện dự án gây lãng phí.
“Nếu chiếu theo quy định pháp luật hiện nay thì việc giao đất cho doanh nghiệp như vậy là sai. Trước đây, không đấu thầu, không đấu giá, chỉ giao như vậy là doanh nghiệp bỏ vốn ra làm, cái thì giải phóng mặt bằng xong, cái đầu tư hạ tầng nửa vời”, Bí thư Thành uỷ Hà Nội nói.
![]() |
Bí thư Thành ủy Hà Nội lo lắng vì những dự án bất động sản đang "đắp chiếu" tại Thủ đô. Ảnh: Mộc Trà |
Ông Dũng cho biết, để làm tiếp các dự án như trên cũng thấy lo vì không biết tháo gỡ những vướng mắc về mặt cơ chế bằng cách nào.
Để các dự án này "chạy" được, Bí thư Thành uỷ kiến nghị, phải chăng Quốc hội cho giám sát tổng thể, sau đó cho chủ trương tính đúng, tính đủ theo giá đất hiện nay, dự án nào không có khả năng triển khai tiếp thì thu hồi.
"Nếu giải quyết được các dự án chậm triển khai sẽ kích thích được thị trường bất động sản, thị trường vật liệu xây dựng, tạo công ăn việc làm. Ngoài ra, nó còn góp phần thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ" - Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho hay.
Cùng quan điểm, đại biểu Phạm Thị Thanh Mai (Đoàn TP. Hà Nội) cho hay, theo báo cáo của Chính phủ, hiện nợ đọng thuế phí về đất đang gia tăng, nhất là nợ đọng trong các dự án bất động sản.
Theo bà Mai, hiện nay chúng ta chưa chú trọng thu nợ đọng từ các dự án bất động sản và đề nghị Chính phủ cần làm rõ hơn nội dung này đặc biệt là giải pháp để thu hồi nợ đọng ở các dự án bất động sản chậm triển khai.
“Nguồn lực phát triển kinh tế của đất nước không chỉ được tính ở các dự án đã triển khai, vận hành, mà nguồn lực đó còn nằm ở các dự án chậm triển khai. Nguồn lực bị tồn đọng ở đây rất lớn và đang bị lãng phí, cần có giải pháp để khơi thông” - bà Mai nhấn mạnh.
Ngoài bất động sản, tự chủ sự nghiệp công lập cũng là vấn đề
Một vấn đề khác cũng được Bí thư Thành ủy Hà Nội quan tâm là về tự chủ sự nghiệp công lập. Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, đây là vấn đề đại sự, đã có nghị quyết trung ương về vấn đề này. Tuy nhiên, vấn đề thể chế hoá đang lúng túng, còn nhiều vướng mắc cả trung ương lẫn địa phương.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, mấu chốt là phải có được hệ thống định mức đơn giá cho khối sự nghiệp (y tế, giáo dục…). Kể từ khi có nghị định năm 2015 đến nay, những ngành chủ chốt vẫn chưa có định mức kỹ thuật, nghị định con… Quốc hội kiểm lại là vẫn nợ.
"Hiện việc thể chế hoá đang lúng túng. Giá y tế và giá giáo dục, giá điện… là rất nhạy cảm, ở địa phương thì giá nước sạch… phải làm đủ mọi cách để điều chỉnh. Một phần phải giảm chi thường xuyên, một phần phải đẩy tự chủ nhưng những vấn đề này không giải quyết được thì khó lắm, cứ lắt nhắt, quẩn quanh với nhau" - Bí thư Thành ủy Hà Nội nói.
Theo Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, "cực chẳng đã" nên Hà Nội có cách làm riêng về giáo dục. Hà Nội đưa ra giá thí điểm cho ngành giáo dục, về vấn đề này, Thành ủy Hà Nội họp thống nhất, đưa ra HĐND thành phố họp, có nghị quyết để áp dụng toàn thành phố, đến nay có gần 300 trường trên toàn thành phố áp dụng thí điểm.
Mục tiêu việc thí điểm này là chuyển cấp ngân sách sang đặt hàng để học sinh thụ hưởng chứ không phải nhà trường thụ hưởng. Khi đặt hàng rồi thì các trường đào tạo công lập chuyển dần sang tự chủ, từ đó cũng giải quyết dần về thiếu giáo viên, biên chế. Thành phố vẫn đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo giáo viên cho các trường.
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho hay, thành phố vẫn ra khung học phí theo khung nghị định của Chính phủ nhưng Hà Nội bỏ ngân sách gần 1.500 tỉ đồng/năm để hỗ trợ 50% học phí, từ hồi COVID-19 đã hỗ trợ, giờ thêm cách làm này nữa theo Bí thư Thành ủy Hà Nội là tương đối phù hợp.
"Giá thí điểm để thực hiện thí điểm. Pháp lý không có thì bắt buộc phải làm thí điểm, cách làm của Hà Nội là như thế, về lâu dài nếu tốt nữa sẽ miễn học phí, thành phố bỏ toàn bộ ra hỗ trợ (khoảng 3.000 tỉ đồng)", Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết.
Trước đó, tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33 và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 3/8/2023, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, Tổ phó Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản, cho biết, thời gian qua Tổ công tác, Bộ Xây dựng đã làm việc trực tiếp với nhiều địa phương. Trong đó, tại Hà Nội, Tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng 20 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 712 dự án nhà ở, khu đô thị. Hiện Hà Nội đã chỉ đạo, giải quyết được 419 dự án (tương đương 58,8% so với số lượng 712 dự án ban đầu), và đang tiếp tục giải quyết 293 dự án còn lại. |
Tin mới cập nhật

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung
Tin khác

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
