Năng lượng sạch chiếm ưu thế trong cơ cấu nguồn điện mới

Cơ cấu nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII sẽ thay đổi theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; giảm và bỏ hẳn nhiệt điện than.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Năng lượng sạch là xu hướng phát triển cho Bạc Liêu Chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam diễn ra với tốc độ nhanh

Theo Quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) thì cơ cấu nguồn điện Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; giảm và bỏ hẳn nhiệt điện than.

Cơ cấu nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII sẽ thay đổi theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch - Ảnh minh họa
Cơ cấu nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII sẽ thay đổi theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch - Ảnh minh họa

Ưu tiên năng lượng sạch

Theo đó, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước là 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới).

Trong đó nguồn điện năng lượng tái tạo gồm: Điện gió trên bờ là 21.880 MW (14,5% tổng công suất các nhà máy điện); điện gió ngoài khơi 6.000 MW (4,0%), trường hợp công nghệ tiến triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì phát triển quy mô cao hơn.

Điện mặt trời 12.836 MW (8,5%), không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu, gồm các nguồn điện mặt trời tập trung 10.236 MW, nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu khoảng 2.600 MW. Nguồn điện mặt trời tự sản, tự tiêu được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất.

Điện sinh khối, điện sản xuất từ rác 2.270 MW (1,5%), trường hợp đủ nguồn nguyên liệu, hiệu quả sử dụng đất cao, có yêu cầu xử lý môi trường, hạ tầng lưới điện cho phép, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý thì phát triển quy mô lớn hơn.

Đối với nguồn thủy điện, đến năm 2030 là 29.346 MW (19,5%) nhưng có thể phát triển cao hơn nếu điều kiện kinh tế - kỹ thuật cho phép; thủy điện tích năng 2.400 MW (1,6%).

Nguồn nhiệt điện than đạt 30.127 MW (chiếm 20,0%) trừ một số dự án đang triển khai. Tuy nhiên với các nguồn điện than đang gặp khó khăn trong việc triển khai sẽ cập nhật quá trình xử lý để thay thế bằng các nguồn điện LNG hoặc năng lượng tái tạo.

Nguồn nhiệt điện khí trong nước đạt 14.930 MW (chiếm 9,9%); nhiệt điện LNG là 22.400 MW (chiếm 14,9%); nguồn điện nhập khẩu đạt khoảng 5.000 MW (chiếm 3,3%), nhưng có thể lên đến 8.000 MW.

Bên cạnh các nguồn điện truyền thống và năng lượng tái tạo, nguồn điện đến năm 2030 sẽ có thêm pin lưu trữ 300 MW (chiếm 0,2%); nguồn điện linh hoạt 300 MW (chiếm 0,2%); nguồn điện đồng phát, sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp đạt 2.700 MW (1,8%), quy mô có thể tăng thêm phù hợp với khả năng của các cơ sở công nghiệp.

Năm 2050 không còn nhiệt điện than

Theo Quy hoạch điện VIII, tổng công suất các nhà máy điện đến năm 2050 đạt từ 490.529-573.129 MW (không bao gồm xuất khẩu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới).

Trong đó, tiếp tục phát triển mạnh nguồn điện năng lượng tái tạo như: Điện gió trên bờ đạt 60.050-77.050 MW (chiếm 12,2-13,4%); điện gió ngoài khơi 70.000-91.500 MW (chiếm 14,3-16%); điện mặt trời đạt từ 168.594-189.294 MW (chiếm 33,0-34,4%); điện sinh khối, điện sản xuất từ rác 6.015 MW (chiếm 1-1,2%).

Nguồn thuỷ điện đến 2050 được phát triển đạt 36.016 MW (chiếm 6,3-7,3%); nguồn điện lưu trữ đạt từ 30.650-45.550 MW (chiếm 6,2-7,9%); điện đồng phát, sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, các sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ trong các cơ sở công nghiệp 4.500 MW (chiếm 0,8-0,9%).

Đặc biệt sẽ không còn nhiệt điện than (không sử dụng than để phát điện) thay vào đó sẽ phát triển nhiệt điện sử dụng sinh khối và amoniac từ 25.632-32.432 MW (chiếm 4,5-6,6%).

Nguồn nhiệt điện khí bao gồm: Nhiệt điện khí trong nước và chuyển sử dụng LNG là 7.900 MW (chiếm 1,4-1,6%); nhiệt điện khí trong nước chuyển chạy hoàn toàn bằng hydro là 7.030 MW (chiếm 1,2-1,4%); nhiệt điện LNG đốt kèm hydro đạt từ 4.500-9.000 MW (0,8-1,8%); nhiệt điện LNG chuyển chạy hoàn toàn bằng hydro đạt từ 16.400-20.900 MW (3,3-3,6%).

Nguồn điện nhập khẩu đạt khoảng 11.042 MW (1,9-2,3%) và phát triển nguồn điện linh hoạt đạt từ 30.900-46.200 MW (6,3-8,1%).

Phát triển điện xanh, sạch theo đúng cam kết tại COP26

TS. Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng nhìn nhận: Quy hoạch điện VIII được lập trong điều kiện hết sức phức tạp cả trên thế giới lẫn trong nước. Việt Nam đang đi vào xu hướng phát triển điện xanh, sạch theo những cam kết tại COP26. Do đó, quy hoạch lần này được xây dựng cẩn thận, nhưng lại có nhiều nội dung mang tính đột phá, đã tính toán kỹ khả năng các nguồn năng lượng sơ cấp mà Việt Nam có thể tận dụng được.

"Đây là điều chỉnh mới và tốt, phù hợp với quan điểm xây dựng quy hoạch mở. Trong quá trình thực hiện quy hoạch sẽ cập nhật, tính toán, điều chỉnh dựa trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội thực tế ở mỗi giai đoạn, phù hợp với sự tăng trưởng công nghệ thế giới và điều kiện phát triển của Việt Nam", TS Ngô Tuấn Kiệt nhận xét.

Cụ thể, Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt đã đảm bảo nguồn điện kịp thời, giảm nguy cơ thiếu điện giai đoạn 2025 – 2030, giúp các dự án đang xây dựng hiện nay đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng nhu cầu điện cho những năm tới.

Thêm vào đó, Quy hoạch điện VIII là quy hoạch với định hướng mở, đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo cho phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng đủ cho nhu cầu phụ tải, định hướng rất chi tiết cụ thể nhưng không bị "khóa chặt" như quy hoạch cũ.

Nhìn chung, Quy hoạch điện VIII vừa đặt ra mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vừa thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất, xây dựng lưới điện thông minh, quản trị hệ thống điện tiên tiến, phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh, giảm phát thải, phát triển khoa học công nghệ của thế giới.

Theo Chinhphu.vn

Tin mới cập nhật

Áp lực tồn kho Mỹ gia tăng kéo giá dầu giảm nhẹ

Áp lực tồn kho Mỹ gia tăng kéo giá dầu giảm nhẹ

Giá dầu thế giới biến động giằng co trong phiên giao dịch ngày 27/3.
Áp lực tồn kho có thể kéo giá dầu suy yếu

Áp lực tồn kho có thể kéo giá dầu suy yếu

Giá dầu gặp áp lực ngay khi mở cửa phiên giao dịch ngày 27/3.
Giá dầu có thể tiếp tục tăng trước các rủi ro nguồn cung

Giá dầu có thể tiếp tục tăng trước các rủi ro nguồn cung

Trước các rủi ro nguồn cung nhiều khả năng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá dầu trong phiên hôm nay.
Căng thẳng địa chính trị tiếp diễn đẩy giá dầu phục hồi

Căng thẳng địa chính trị tiếp diễn đẩy giá dầu phục hồi

Thị trường dầu thô đón nhận lực mua tích cực trở lại trong bối cảnh rủi ro địa chính trị.
Giá dầu có thể sẽ phục hồi trước rủi ro nguồn cung

Giá dầu có thể sẽ phục hồi trước rủi ro nguồn cung

Giá dầu đang có xu hướng điều chỉnh giảm trở lại sau khi chạm cạnh trên của kênh tăng giá chính.
Tập đoàn SK hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam

Tập đoàn SK hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam

Công ty SK ecoplant đã ký với BCG Energy một thỏa thuận hợp tác phát triển điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam.
Giá dầu duy trì đà giảm trước sự tăng vọt của đồng USD

Giá dầu duy trì đà giảm trước sự tăng vọt của đồng USD

Kết thúc ngày giao dịch 21/3, giá dầu ghi nhận phiên giảm thứ hai liên tiếp trước sự tăng vọt của đồng USD.
Giá dầu có thể giảm về vùng 79,5 - 80 USD phiên hôm nay

Giá dầu có thể giảm về vùng 79,5 - 80 USD phiên hôm nay

Giá dầu phục hồi nhẹ trong phiên sáng khi thị trường vẫn đang đánh giá báo cáo tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Giá dầu thu hẹp đà giảm về cuối phiên trước tín hiệu vĩ mô tích cực

Giá dầu thu hẹp đà giảm về cuối phiên trước tín hiệu vĩ mô tích cực

Kết thúc ngày giao dịch 20/3, giá dầu gặp sức ép khi áp lực bán chốt lời bắt đầu xuất hiện sau chuỗi tăng nóng nhiều phiên liên tiếp.
Giá dầu có thể sẽ điều chỉnh giảm về vùng 80,8 - 81 USD

Giá dầu có thể sẽ điều chỉnh giảm về vùng 80,8 - 81 USD

Giá dầu gặp áp lực do hành động chốt lời của nhà đầu tư sau chuỗi nhiều phiên tăng nóng.

Tin khác

Rủi ro địa chính trị tiềm ẩn, giá dầu tăng phiên thứ hai liên tiếp

Rủi ro địa chính trị tiềm ẩn, giá dầu tăng phiên thứ hai liên tiếp

Giá dầu ghi nhận phiên tăng thứ hai liên tiếp lên mức cao nhất hơn 4 tháng.
Giá dầu có thể hạ nhiệt về 81 USD sau chuỗi nhiều phiên tăng nóng

Giá dầu có thể hạ nhiệt về 81 USD sau chuỗi nhiều phiên tăng nóng

Áp lực bán bắt đầu xuất hiện trên thị trường dầu trong phiên sáng khi tâm lý nhà đầu tư thận trọng trước triển vọng nguồn cung tích cực từ Mỹ và Nga.
Giá dầu tăng 2% trước mối lo ngại về rủi ro địa chính trị

Giá dầu tăng 2% trước mối lo ngại về rủi ro địa chính trị

Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần 18/3, giá dầu tăng khoảng 2% lên mức cao nhất trong 4 tháng trước mối lo ngại về rủi ro địa chính trị.
Giá dầu có thể duy trì đà tăng lên vùng 82 - 82,5 USD

Giá dầu có thể duy trì đà tăng lên vùng 82 - 82,5 USD

Giá dầu duy trì đà tăng trong phiên sáng khi rủi ro địa chính trị còn dai dẳng.
Rủi ro gián đoạn nguồn cung gia tăng, giá dầu bật tăng mạnh mẽ

Rủi ro gián đoạn nguồn cung gia tăng, giá dầu bật tăng mạnh mẽ

Kết thúc tuần giao dịch 11 - 17/3, giá dầu bật tăng mạnh mẽ lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng trước mối lo ngại về rủi ro gián đoạn nguồn cung.
Lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt, giá dầu cao nhất trong 4 tháng

Lo ngại nguồn cung toàn cầu thắt chặt, giá dầu cao nhất trong 4 tháng

Kết thúc ngày giao dịch 14/3, giá dầu ghi nhận phiên tăng thứ hai liên tiếp lên mức cao nhất trong vòng 4 tháng trước lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt.
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu bật tăng mạnh mẽ

Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu bật tăng mạnh mẽ

Kết thúc ngày giao dịch 13/3, giá dầu bật tăng gần 3% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine có dấu hiệu leo thang.
Giá dầu được EIA dự báo tăng mạnh, vì sao?

Giá dầu được EIA dự báo tăng mạnh, vì sao?

Ước tính giá dầu năm 2024 trong báo cáo tháng 3 được EIA điều chỉnh tăng mạnh.
Giá dầu suy yếu sau khi EIA nâng dự báo sản lượng của Mỹ

Giá dầu suy yếu sau khi EIA nâng dự báo sản lượng của Mỹ

Kết thúc ngày giao dịch 12/3, giá dầu suy yếu sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) nâng dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ.
Giá dầu có thể duy trì đà tăng lên vùng 79,5 - 80 USD phiên hôm nay

Giá dầu có thể duy trì đà tăng lên vùng 79,5 - 80 USD phiên hôm nay

Giá dầu dao động trong phạm vi hẹp khi thị trường thận trọng chờ đợi loạt báo cáo tháng của các tổ chức lớn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.
Giá tiêu hôm nay 22/3/2024: Đắk Lắk và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/3/2024: Đắk Lắk và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 22/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 22/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024, giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, cụ thể dầu WTI tăng 1,64% dầu Brent tăng 1,46%.
Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024, giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần, cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,54%, dầu Brent giảm 0,13%
Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước, trong khi đó, vàng thế giới ghi nhận tăng mạnh tuần qua.
Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với nghề gốm được tái hiện tưng bừng trong Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024.
Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC nhích nhẹ 100.000 đồng mỗi lượng, đưa giá vàng trở lại mức 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán, vàng thế giới tiếp đà đi lên.
Phiên bản di động