Chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam diễn ra với tốc độ nhanh
Thúc đẩy phát triển năng lượng sạch Hướng tới trung hòa carbon: Cơ chế nào cho năng lượng sạch tại Việt Nam? |
Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi năng lượng sạch với tốc độ ngày càng nhanh và được coi là quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi năng lượng sạch ở Đông Nam Á.
Đây là nhận định của nghiên cứu viên Shubham Rai trong bài viết “Chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức” được đăng trên trang mạng Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột (IDSA) của Ấn Độ.
![]() |
Phát triển điện Mặt Trời mái nhà tại Việt Nam. (Ảnh: TTXVN) |
Phóng viên TTXVN tại Ấn Độ dẫn bài viết nhận định Việt Nam có công suất điện Mặt Trời và điện gió được lắp đặt lớn nhất Đông Nam Á, vượt qua Thái Lan vào năm 2019. Trong 4 năm qua, Việt Nam tăng công suất năng lượng Mặt Trời và gió, với tỷ lệ điện Mặt Trời trong sản xuất điện tăng từ mức gần như không có gì 4 năm trước lên 11% năm 2021.
Tổng công suất điện Mặt Trời đạt 16.500 MW vào năm 2020, cao hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là 850MW. Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nhiều về tỷ trọng năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió trong cơ cấu nguồn điện so với các nước khác trên thế giới.
Việt Nam trở thành nhà sản xuất điện mặt trời lớn thứ 10 trên thế giới. Trong khi điện Mặt Trời có mức tăng trưởng đáng kể nhất, công suất điện gió lắp đặt cũng tăng nhanh, đạt 600 MW vào cuối năm 2020, đứng thứ 2 sau Thái Lan trong số các nước Đông Nam Á. Việt Nam có tiềm năng lớn về thủy điện và hiện chiếm 33% tổng sản lượng điện.
Theo tác giả, Chính phủ Việt Nam thực hiện nhiều kế hoạch và chính sách khác nhau để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Trong số các ưu đãi chính sách, đáng chú ý nhất là Chiến lược phát triển quốc gia, chương trình Biểu giá điện hỗ trợ (FiT) và Quy hoạch phát triển điện quốc gia.
Kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia, triển vọng năng lượng cơ bản của đất nước được xây dựng 10 năm/lần. Kế hoạch gần đây, được đưa ra năm 2021 và áp dụng đến năm 2030, ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió ngoài khơi.
Kế hoạch này đưa ra một danh sách biện pháp khuyến khích để tăng cường chuyển đổi năng lượng sạch, như miễn thuế đối với nhập khẩu nguyên liệu thô, thiết bị và sản phẩm năng lượng sạch hoàn chỉnh. Hơn nữa, Việt Nam cũng hạ lãi suất cho vay và đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Bài viết cũng đề cập đến các ưu đãi chính sách lớn khác bao gồm miễn hoặc giảm thuế cho thuê và sử dụng đất cho các dự án năng lượng mặt trời và gió. Thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu cần thiết làm nguyên liệu đầu vào để lắp đặt các nhà máy điện Mặt Trời cũng được miễn thuế.
Tháng 12/2022, Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng trị giá 15,5 tỷ USD với đối tác nước ngoài, bao gồm Anh, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Quan hệ đối tác này nhằm đẩy nhanh việc giảm lượng khí thải carbon và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.
Theo kế hoạch đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, Việt Nam dự kiến đạt mức phát thải cao nhất vào năm 2030 và mức phát thải ròng bằng 0 năm 2050, với mục tiêu tạo ra 60 GW năng lượng tái tạo vào năm 2030.
Theo bài viết, tuy nhiên, hệ thống năng lượng của Việt Nam còn đối mặt với một số thách thức, trong đó có hiểm họa khí hậu như bão và lũ lụt. Trong thập kỷ qua, Việt Nam chuyển từ một nước xuất khẩu năng lượng sang một nước nhập khẩu năng lượng, gây ra những lo ngại về an ninh năng lượng.
Để Việt Nam tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á về năng lượng bền vững, Việt Nam phải giải quyết những thách thức này một cách hiệu quả./.
Tin mới cập nhật

Đà Nẵng: Phát động hưởng ứng ''Giờ Trái đất năm 2025''

Ngành điện miền Nam hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Hà Nội: Đồng hành chuyển đổi năng lượng xanh cho giao thông công cộng

Yên Bái: Đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV

Lai Châu - EVNNPT bàn giải pháp gỡ vướng về mặt bằng dự án truyền tải điện

Để chính sách năng lượng thúc phát triển giao thông xanh

21 tỉnh, thành phố phía Nam ứng trực 24/24 đảm bảo điện Tết

Tuyên Quang: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định

Vận hành loạt công trình điện phía Nam trước kỳ nghỉ Tết

Phát triển xe điện cần linh hoạt, đồng bộ về chính sách
Tin khác

Dự kiến năm 2028 sẽ vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon

Hiện thực hoá 4 quy hoạch ngành - tạo đột phá cho phát triển đất nước

Điều chỉnh quy hoạch phát triển năng lượng và mạng lưới cấp điện tại tỉnh Bắc Giang

Đẩy nhanh tiến độ thông qua Luật Điện lực (sửa đổi): Yêu cầu cấp bách của nền kinh tế

Dự án điện khí LNG ở miền Trung: Đáp ứng nhu cầu cung ứng năng lượng bền vững

Trung tâm điện lực Quảng Trạch: Hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Giá dầu chìm trong sắc đỏ sau thông tin OPEC+ gia tăng sản lượng

Phát triển công trình xanh góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh cấp độ quốc gia

Phát triển hạ tầng trạm sạc: Cần đồng nhất quy chuẩn

Dầu thô tăng giá mạnh sau khi FED xoay trục chính sách
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
