Khơi thông thị trường vốn: Cần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và cùng nhau chia sẻ rủi ro

Theo các chuyên gia,để khơi thông thị trường vốn quan trọng nhất là lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và mỗi bên “lùi một chút” cùng chia sẻ rủi ro của thị trường
Gỡ vướng cho thị trường bảo hiểm sẽ thúc đẩy phát triển thị trường vốn Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5: Lành mạnh hóa thị trường tài chính và thị trường bất động sản

7 giải pháp gỡ tắc cho thị trường vốn

Tổng quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 chỉ đạt khoảng 338 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 47% so với cùng kỳ năm 2021 (trong đó phát hành ra công chúng giảm 67%, phát hành riêng lẻ giảm 65%). Bước sang năm 2023, thị trường vẫn khá trầm lắng khi 2 tháng đầu năm, mới có 2.600 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp mới được phát hành.

Điều này cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, lượng trái phiếu đáo hạn cao, tâm lý nhà đầu tư chưa ổn định trở lại sau các vụ án liên quan đến trái phiếu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp và nhà đầu tư chưa kịp thích ứng với các quy định pháp lý mới.

Trước bối cảnh hiện nay, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cho rằng, Nghị định 08 mới được ban hành được xem là giải pháp tạm thời, giúp tháo gỡ các khó khăn trước mặt cho thị trường.

Tuy nhiên, để thị trường có thể phát triển lành mạnh, hạn chế rủi ro, cần có các biện pháp dài hạn, vĩ mô để khắc phục các điểm yếu lớn như hành lang pháp lý và quy chế quản lý thị trường, hạ tầng (hệ thống giao dịch, công ty định hạng tín nhiệm...) cũng như nền tảng nhà đầu tư. Trong đó, với trái phiếu doanh nghiệp cần lưu ý hai vấn đề quan trọng là tài sản đảm bảo và xếp hạng tín nhiệm.

Khơi thông thị trường vốn: Cần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và cùng nhau chia sẻ rủi ro
Toạ đàm Giải pháp khơi thông thị trường vốn do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức

Tại Toạ đàm Giải pháp khơi thông thị trường vốn do Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức, ông Lực chỉ ra 7 biện pháp giúp thị trường vốn phát triển.

Một là, quyết liệt chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, dứt điểm và nghiêm minh những vi phạm về phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian vừa qua để lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư. Điều này sẽ giúp thị trường trái phiếu phục hồi nhanh chóng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đầu tư, sản xuất và đảo nợ, đảm bảo quá trình phục hồi của nền kinh tế không bị gián đoạn.

Hai là, cần nhanh chóng cải cách thủ tục, điều kiện, rút gọn thời gian cấp phép phát hành để tạo điều kiện, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng. Đây sẽ là kênh gọi vốn quan trọng của doanh nghiệp.

Ba là, cần có chính sách khuyến khích định hạng tín nhiệm, công bố thông tin định hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp nói chung (không chỉ cho phát hành).

Bốn là, hoàn thiện hạ tầng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp như thị trường thứ cấp tập trung, cơ sở dữ liệu về trái phiếu, về tài sản đảm bảo…. Việc xây dựng và phát triển các thị trường thứ cấp an toàn là nội dung cần sớm triển khai để tăng thanh khoản, thu hút thêm dòng vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.

Năm là, hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát thị trường, như cơ chế quản lý đối với trái phiếu sau phát hành như quản lý tài sản đảm bảo, giám sát dòng tiền, quản lý mục đích sử dụng vốn… Tăng mức chế tài đối với các hành vi vi phạm.

Sáu là, cải thiện chất lượng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường thông qua tăng cường giáo dục tài chính cho nhà đầu tư cá nhân, đồng thời đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển nhà đầu tư tổ chức.

Khơi thông thị trường vốn: Cần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và cùng nhau chia sẻ rủi ro
TS. Cấn Văn Lực chỉ ra 7 biện pháp giúp thị trường vốn phát triển

Cuối cùng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam là một cấu phần không thể tách rời của thị trường tài chính và bất động sản. Việc quản lý, định hướng phát triển cần được gắn chặt với hệ thống tài chính, việc áp dụng các quy chuẩn công bố thông tin, an toàn hệ thống... cần được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý một cách phù hợp, với tư cách độc lập nhiều hơn.

"Để thực hiện được các giải pháp này cần có sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ban, ngành, các cơ quan quản lý" - ông Lực nhận định.

Quan trọng nhất là "niềm tin" của nhà đầu tư

Bên cạnh các giải pháp từ cơ quan quản lý nhà nước, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, muốn phát triển bền vững thị trường trái phiếu cần phải củng cố niềm tin. Cốt lõi của thị trường hiện nay là niềm tin của nhà đầu tư.

Niềm tin xuất phát từ 2 hợp phần. Một là ở thị trường, kinh tế vĩ mô ổn định. Thứ hai là các khoản đầu tư của nhà đầu tư được bảo vệ, công bằng quyền lợi giữa các bên.

Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang giai đoạn phát triển như Việt Nam, để củng cổ niềm tin quan trọng nhất là việc xếp hạng tín nhiệm, ông Tú Anh nhận định và cho rằng, cùng với quá trình phát triển thị trường, cần có xếp hạng tín nhiệm theo chuẩn quốc tế nhưng vẫn phải khuyến khích đầu tư.

Mặt khác, trong bối cảnh, bản thân các tổ chức xếp hạng tín nhiệm trong nước đang xây dựng tín nhiệm, thị trường đang quên mất vai trò của bảo hiểm. Trong khi đó, nếu có bảo hiểm đầu tư, đánh giá rủi và bán rủi ro từ công ty bảo hiểm, nhà đầu tư sẽ yên tâm tín nhiệm, tin và xuống tiền.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam đang kiên định hướng tới thị trường trái phiếu chuyên nghiệp, lành mạnh, Nghị định 08 chỉ tháo gỡ những khó khăn trước mắt, trong thời gian tới, doanh nghiệp cần tái cấu trúc nợ, nâng tầm theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp hơn, đáp ứng các chuẩn mới.

Theo ông Quỳnh, việc xếp hạng tín nhiệm không nên hoãn trong Nghị định 08 mà nên quy định xếp hạng tín nhiệm bắt buộc cho hoạt động phát hành riêng lẻ. Bởi trong thời gian qua, vấn đề của thị trường là nhà đầu tư đang mất niềm tin vì thiếu tính minh bạch, thiếu chuyên nghiệp.

Trong thời gian tới, hoạt động phát hành sẽ khó từ phía cầu. Về phía cung, nhu cầu phát hành là có nhưng năng lực, chất lượng tổ chức phát hành bị hạn chế. Nên phát hành hướng tới nhà đầu tư cá nhân là khó khăn, cần có thời gian để doanh nghiệp nâng tầm lên và thích ứng với bối cảnh thị trường.

"Định hướng chính sách quản lý thị trường vốn là hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp, đảm bảo tính thị trường. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải hướng tới minh bạch, còn lại để thị trường tự đánh giá. Chúng ta nói nhiều tới làm thế nào lấy lại niềm tin nhà đầu tư. Thanh khoản thị trường sẽ được khơi thông khi nhà đầu tư có niềm tin. Niềm tin sẽ đến từ sự minh bạch. Còn sự minh bạch sẽ đến từ sự chủ động của doanh nghiệp, yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và các quy định của pháp luật" - ông Quỳnh nhấn mạnh.

Khơi thông thị trường vốn: Cần lấy lại niềm tin của nhà đầu tư và cùng nhau chia sẻ rủi ro
Ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Dòng vốn trên thị trường ách tắc cũng giống như việc tắc đường giao thông. Để có thể khơi thông, mỗi bên cần lùi lại một chút

Theo ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội: "Dòng vốn trên thị trường ách tắc cũng giống như việc tắc đường giao thông. Để có thể khơi thông, mỗi bên cần lùi lại một chút thay vì giữ khư khư quyền lợi của mình. Nếu ai cũng giữ nguyên lợi ích của mình, thị trường vốn sẽ không thể khơi thông".

Lấy ví dụ tại kênh trái phiếu doanh nghiệp, ông Nam cho rằng, Nghị định 08 của Chính phủ thời gian vừa qua đã tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp có thể đàm phán với các trái chủ, lùi thời hạn thanh toán trải phiếu 2 năm và cho phép doanh nghiệp trả nợ trái phiếu bằng các tài sản khác.

Tuy nhiên, vấn đề ở đây là quyền quyết định vẫn nằm ở các trái chủ, nếu các nhà đầu tư trái phiếu không đồng thuận, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán trái phiếu đúng như quy định đã cam kết với trái chủ từ trước đó.

Theo ông Nam, với bối cảnh thị trường hiện nay, các nhà đầu tư, trái chủ, công ty quản lý quỹ... cần nhìn tổng thể một bức tranh rộng, xem xét, cân nhắc giãn nợ cho doanh nghiệp; cho phép đổi tài sản như một sự "lùi lại" để tạo điều kiện cho việc khơi thông dòng vốn trên thị trường, không thể chỉ nghĩ cho quyền lợi của riêng mình.

Tương tự, ở phía doanh nghiệp, ông Nam cho rằng, doanh nghiệp kinh doanh trong bối cảnh hiện nay không thể đòi hỏi vẫn có lợi nhuận như trong điều kiện bình thường. "Trước đó, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã dẫn chứng, có những doanh nghiệp cùng lúc triển khai hàng chục dự án bất động sản, sử dụng đòn bẩy tài chính, vốn vay ngân hàng và huy động một lượng trái phiếu rất lớn. Đi cùng với đó là rủi ro cao, doanh nghiệp phải chấp nhận cơ cấu lại tài sản và doanh mục đầu tư".

Về phía các ngân hàng, vị lãnh đạo này cho rằng, các ngân hàng cần có sự tích cực hơn để khơi thông dòng vốn cho thị trường, cân nhắc việc hỗ trợ về thời hạn trả nợ, phân loại nợ, chuyển nhóm nợ cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ, Bộ Tài chính cũng cần thực hiện nhanh, quyết liệt hơn nữa để đảm bảo củng cố niềm tin nhà đầu tư. Qua đó, nhà đầu tư sẽ dần dần hồi phục niềm tin và trở lại thị trường, ông Nam chia sẻ.

Ngân Thương

Tin mới cập nhật

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Trong những tháng cuối năm, cơ quan thuế các địa phương đang dồn lực thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo đúng quy trình quản lý nợ thuế.
Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế vừa thông tin làm rõ những băn khoăn về quy định tạm hoãn xuất cảnh của doanh nghiệp và người nộp thuế.
Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.
Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Số thuế từ các hoạt động thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.
Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử kỳ vọng giúp tăng cường quản lý thuế và ngăn chặn gian lận nhưng thực tế tình trạng mua bán hóa đơn trái phép vẫn phức tạp.
Ngành Thuế phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ công tác thuế năm 2024

Ngành Thuế phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ công tác thuế năm 2024

Tổng cục Thuế chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý thu, chống thất thu, rà soát, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đề án, nhiệm vụ trọng tâm công tác thuế năm 2024.
Tháo gỡ nút thắt trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Tháo gỡ nút thắt trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử và nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, việc quản lý thuế đối với các hoạt động này đặt ra nhiều thách thức mới cho cơ quan thuế

Tin khác

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, đánh giá và phân tích thông tin nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử.
Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam, điển hình là sàn Temu.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Dự thảo Luật Quản lý thuế: Cân nhắc kỹ lưỡng khi phân cấp quyền quyết định hoàn thuế

Dự thảo Luật Quản lý thuế: Cân nhắc kỹ lưỡng khi phân cấp quyền quyết định hoàn thuế

Trong Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế đang trình Quốc hội, một trong những điểm đáng chú ý là đề xuất trao quyền quyết định hoàn thuế cho các chi cục thuế.
Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Tổng cục Thuế vừa ban hành Thông báo số 1021/TB-TCT, trong đó yêu cầu các cơ quan thuế các cấp tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa hay

Thương mại điện tử: Miền đất hứa hay 'điểm nóng' trốn thuế?

Tình trạng trốn thuế trong hoạt động thương mại điện tử đang là vấn đề nhức nhối, đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan thuế.
Sàn thương mại điện tử Temu ‘làm nóng’ đề xuất thu thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Sàn thương mại điện tử Temu ‘làm nóng’ đề xuất thu thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Việc miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng với hàng hóa có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống có tạo điều kiện cho sàn thương mại điện tử Temu?
Tổng cục Thuế phối hợp với ngân hàng quản lý dữ liệu dòng tiền của Google, Facebook, Youtube, Netflix…

Tổng cục Thuế phối hợp với ngân hàng quản lý dữ liệu dòng tiền của Google, Facebook, Youtube, Netflix…

Tổng cục Thuế triển khai thu thập dữ liệu dòng tiền giao dịch qua tài khoản tổ chức, cá nhân liên quan đến các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tuyến nước ngoài.
Tổng cục Thuế cảnh báo lừa đảo liên quan tới hoàn thuế thu nhập cá nhân

Tổng cục Thuế cảnh báo lừa đảo liên quan tới hoàn thuế thu nhập cá nhân

Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) vừa có Công văn số 1345/CT-QLT2 về việc phối hợp tuyên truyền, phổ biến công tác hoàn thuế thu nhập cá nhân.
Xem thêm

Đọc nhiều

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Phát triển chùm đô thị vệ tinh, giải bài toán “chiếc áo chật” cho nội đô Hà Nội

Chuyên gia cho rằng, cần liên kết giữa đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh phục vụ phát triển bền vững cho thành phố Hà Nội.
Nhận định chứng khoán 14/11: Nhịp phục hồi chậm

Nhận định chứng khoán 14/11: Nhịp phục hồi chậm

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm khi lượng cung lớn tiềm ẩn ở các vùng kháng cự trên.
Nhận định chứng khoán 15/11: VN-Index có tiếp đà lao dốc?

Nhận định chứng khoán 15/11: VN-Index có tiếp đà lao dốc?

Các chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán xu hướng trung hạn đi ngang, và xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm.
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.
Phiên bản di động