Dòng tiền sẽ trở lại nhưng VN-Index có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh sau kì nghỉ lễ
Dòng tiền tích cực: Hơn 61.000 tỷ đồng nhàn rỗi của nhà đầu tư chờ thời cơ mua chứng khoán Kênh chứng khoán vẫn chứng tỏ sức hấp dẫn |
Sau kì nghỉ Quốc khánh kéo dài 4 ngày, chuyên gia tại Công ty CK SSI dự báo dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường, tuy nhiên VN-Index có thể đối diện với áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn.
Trong 5 phiên giao dịch trước kì nghỉ lễ, thị trường chứng khoán diễn biến tương đối tích cực khi chỉ số VN-Index tiếp tục hồi phục về gần vùng đỉnh cũ 1.240 điểm. Mặc dù hồi phục về điểm số tuy nhiên thanh khoản của thị trường bất ngờ sụt giảm do tâm lí e ngại cầm hàng qua dịp lễ của nhà đầu tư.
![]() |
Diễn biến chỉ số VN-Index. |
Nhận định về diễn biến của VN-Index cũng như xu hướng của thị trường chứng khoán sau kì nghỉ lễ, Thạc sĩ Tài chính Phạm Quang Thịnh, chuyên viên tư vấn Công ty CK SSI cho rằng VN-Index có thể đối diện với nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn. Cụ thể:
"Kết thúc phiên giao dịch 31/8, sàn HOSE có 376 mã tăng, 125 mã giảm và 59 mã tham chiếu, VN-Index tăng 10,89 điểm (tương đương 0,90%) lên vùng 1.224,05 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 911.988.548 đơn vị, tổng giá trị đạt trên 21 nghìn tỷ đồng.
Nhóm VN30 diễn biến cùng chiều với chỉ số chung khi tăng 8,97 điểm, tương đương 0,73%. Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài tiếp tục mua ròng với giá trị 450 tỉ đồng trên toàn thị trường. GMD, VIX, KDC là những cổ phiếu khối ngoại gom mạnh nhất trong phiên cuối tuần.
Như vậy, chỉ số VN-Index nối dài chuỗi tăng điểm 4 phiên liên tiếp và chạm đường Trendline xu hướng tăng, qua đó tạo ra quán tính tăng điểm trong phiên đầu tiên sau Lễ. Trên đồ thị kĩ thuật, xét trên khung thời gian tháng, VN-Index hình thành nến “rút chân” với thanh khoản vượt trội tương đương tháng 11/2021. Bên cạnh đó, MACD tháng đang hội tụ với đường Signal và có thể cắt lên đồng thời có khả năng bật xanh trong tháng 9 tới.
Trong khi đó, khối Nước ngoài đồng thuận Mua ròng 446.5 tỷ đồng trên thị trường cơ sở và Long ròng 602 hợp đồng phái sinh trong ngày cơ cấu danh mục của quỹ MSCI.
Nhìn lại lịch sử của chỉ số VN-Index sau dịp lễ Quốc Khánh 2-9 trong 5 năm gần nhất, xét 1 phiên trước lễ và các phiên liền kề sau lễ:
2018: Trước lễ giảm, sau lễ giảm tiếp 40 điểm.
2019: Trước lễ tăng, sau lễ giảm 18 điểm.
2020: Trước lễ tăng, sau lễ giảm 25 điểm.
2021: Trước lễ tăng, sau lễ giảm 25 điểm.
2022: Trước lễ tăng, sau lễ gặp pha giảm 45 điểm.
Đánh giá một cách tổng quan, dựa trên thống kê có thể thấy rằng sau lễ 2-9 VN-Index thường có xu hướng điều chỉnh rồi tăng tiếp. Riêng năm 2022, sau lễ thị trường điều chỉnh cân bằng rồi giảm tiếp do năm này đang rơi vào Downtrend.
Với những diễn biến của VN-Index, trong giữa tuần sau kì nghỉ, VN-Index có thể xuất hiện những phiên điều chỉnh ngắn với vùng hỗ trợ quanh 1.207 điểm (Fibonacci 0.5, EMA10 và 20 ngày). Xét về xu hướng trung dài hạn, VN-Index vẫn tích cực và chưa để mất xu hướng tăng ngắn hạn khi chỉ số đang nằm trên tất cả các đường trung bình động (EMA).
Nhóm cổ phiếu mà các nhà đầu tư có thể quan tâm gồm: Bất động sản, Chứng khoán, Thép và Ngân hàng. Trong đó, Bất động sản và Chứng khoán là nhóm đồng hành theo xu hướng thị trường, còn Thép và Ngân hàng là nhóm điểm tựa hỗ trợ cho thị trường.
Ngoài ra, thông tin về chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dự kiến diễn ra từ ngày 10-11/09/2023 cũng là một thông tin tích cực cho thị trường trong tuần sau đó với kỳ vọng về những hợp tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Phản ứng với sự kiện này, nhóm cổ phiếu dệt may bất ngờ tăng mạnh với sự dẫn dắt của GIL, MSH trong phiên giao dịch 31/8 ".
Tin mới cập nhật

Ngân hàng giữ vai trò chủ lực trên thị trường trái phiếu

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Tín dụng ngân hàng tiếp sức thị trường trái phiếu

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Thị trường chứng khoán kỳ vọng phục hồi mạnh trong tháng 5

Trái phiếu công chúng tăng vọt, ngân hàng chiếm thế áp đảo

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu
Tin khác

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Trái phiếu doanh nghiệp đối mặt áp lực đáo hạn tăng

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cho vay chứng khoán quý I tăng mạnh, lập kỷ lục mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức
