Chuyên gia và Quốc hội

Đóng góp vào các quyết sách lớn của Quốc hội, không thể thiếu tâm và tài của giới chuyên gia, nhưng dấu ấn thì mỗi thời mỗi khác.
Chủ tịch Quốc hội chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Bình Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc Tết Công an tỉnh Lào Cai

Năm 2022, “Khởi dựng các diễn đàn thường niên về kinh tế - xã hội và văn hóa” được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của Quốc hội. Trước nữa, vào cuối năm 2021, Chủ tịch Quốc hội cũng trực tiếp chủ trì tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia và sau đó là chủ trì Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021.

Chuyên gia và Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội thảo Văn hóa 2022, lắng nghe ý kiến của hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học

Khi đó, kinh nghiệm tổ chức các Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, Mùa Thu của Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XII lại được nhắc đến, đâu đó pha lẫn chút tiếc nuối. Nhắc đến các diễn đàn đó là vì, dù được tổ chức chỉ bởi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nhưng các Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân, Mùa Thu từng gây tiếng vang lớn với các phân tích, phản biện, khuyến nghị thẳng thắn, sâu sắc của các chuyên gia, đại biểu Quốc hội.

Từ hơn 10 năm trước, Ủy ban Kinh tế khóa XII đã đặt ra và theo đuổi quan điểm xuyên suốt là phải giải quyết những bất ổn vĩ mô từ gốc, coi ổn định vĩ mô là nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Quan điểm này, giờ đây vẫn còn nguyên giá trị.

Còn nhớ, có lần, người viết bài hẹn gặp Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XII Hà Văn Hiền tại phòng làm việc của ông, song cuộc trao đổi liên tục bị ngắt quãng bởi các cuộc điện thoại từ một số cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội..., với cùng một yêu cầu “đòi” được gửi 10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô vừa được đúc kết sau Diễn đàn.

Để diễn đàn có “thương hiệu” như thế, không thể không nhắc đến công lớn của ông Hà Văn Hiền. Khi trúng cử Quốc hội khóa XII, lần đầu tiên làm đại biểu Quốc hội, cũng là lúc ông Hiền nhận ngay nhiệm vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế. Giai đoạn đó (2007 - 2011), nền kinh tế có nhiều biến động, Ủy ban Kinh tế lại vừa được tách ra từ Ủy ban Kinh tế - Ngân sách, hoạt động độc lập nhiệm kỳ đầu tiên. Vì thế, nếu chỉ dựa vào nội lực (Ủy ban chỉ có 8 nhân sự chuyên trách ở Trung ương, sau đó chỉ còn có 5 người), thì khó có thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ.

Vì thế, Chủ nhiệm Hà Văn Hiền và Thường trực Ủy ban Kinh tế đã rất kỳ công để xây dựng mô hình hoạt động mở, tập hợp được ý kiến rất đa chiều và tranh thủ được sự đóng góp của đông đảo đội ngũ chuyên gia kinh tế trên cả nước.

“Bên cạnh các cộng tác viên là những nhà kinh tế nổi tiếng, Ủy ban còn phối hợp với Viện Khoa học xã hội tổ chức nhiều hội thảo ở quy mô lớn với sự tham gia của các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, các trường đại học, nhiều chuyên gia giỏi, kể cả các chuyên gia kinh tế độc lập. Ý kiến của họ là kênh thông tin cực kỳ quý giá, còn nếu chỉ gói gọn ý kiến trong Ủy ban thì có thể đánh giá không đầy đủ, không kết hợp được lý luận và thực tiễn, nhất là khi đánh giá các vấn đề mang tầm vĩ mô”, ông Hiền trao đổi với người viết bài như thế, khi rời nhiệm vụ vào giữa năm 2011.

Nhìn lại những năm ấy, các Diễn đàn kinh tế Mùa Xuân - Mùa Thu được tổ chức ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, thu hút hàng trăm chuyên gia có tiếng, từ các vị đầy kinh nghiệm và bản lĩnh như Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Đình Cung, Trương Đình Tuyển, Trần Đình Thiên..., cho tới các chuyên gia trẻ như Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Xuân Thành... gần như đều có mặt đông đủ.

Họ được mời với tư cách cá nhân, không phân biệt đang làm nhà nước hay tư nhân, đã nghỉ hưu hay đang còn trẻ, họ được thể hiện chính kiến mà không lo “nhìn trước, ngó sau”. Bởi thế, họ tạo nên “thương hiệu” cho Diễn đàn và đóng góp không nhỏ cho hoạt động của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Tạo nên và duy trì được không khí đó, có vai trò của Chủ nhiệm Hà Văn Hiền. Dù vấn đề được đặt ra gai góc cỡ nào, quan điểm khác biệt ra sao, từ vị trí điều hành, ông vô cùng điềm tĩnh để thông tin chụm vào chủ đề chính và tuyệt nhiên không khiến các vị chuyên gia cảm thấy có bất cứ hạn chế nào khi bày tỏ quan điểm.

Hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân, Mùa Thu tiếp tục được duy trì đến mùa thu năm 2015, với không ít tiếc nuối. Bởi, ở diễn đàn cuối cùng, người kế nhiệm ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa XIII Nguyễn Văn Giàu vẫn đánh giá: “Các diễn đàn kinh tế một năm được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu đã hỗ trợ lớn cho hoạt động của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, vì tính thời sự, khoa học, thực tiễn, những ý kiến đóng góp trung thực, thẳng thắn, trong sáng, vì lợi ích của đất nước”.

Tất nhiên, dù diễn đàn không tiếp tục mở, thì sau đó, nhiều chuyên gia vẫn tiếp tục đóng góp cho hoạt động của Ủy ban Kinh tế nói riêng, Quốc hội nói chung. Để thẩm tra các dự án luật và các vấn đề thuộc trách nhiệm phụ trách, mỗi cơ quan của Quốc hội đều cần huy động trí tuệ chuyên gia. Có những vị đại biểu Quốc hội chuyên trách cũng xây dựng cho mình đội ngũ chuyên gia riêng, để sẵn sàng tham vấn ý kiến khi cần thiết.

Tuy nhiên, báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội từng nêu một trong các hạn chế của nhiệm kỳ này, đó là chưa có cơ chế rõ ràng, phù hợp để phát huy một cách thiết thực, hiệu quả trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học trong hoạt động lập pháp.

Bước sang nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết quy định việc sử dụng chuyên gia của Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 cũng được thành lập. Và như đã nói, Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội trực tiếp chủ trì nhiều cuộc tham vấn ý kiến chuyên gia ở phạm vi hẹp cũng như các diễn đàn lớn có sự tham dự của hàng trăm khách mời là các chuyên gia cả trong và ngoài nước.

Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2022 có một chi tiết rất thú vị, đó là khi tham gia phiên thảo luận chuyên đề “Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trực tiếp trao đổi với chuyên gia UNDP.

Khi đó, chuyên gia UNDP khuyến nghị, để kích thích chi tiêu hộ gia đình, nên “chuyển khoản tiền mặt cho dân”. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt vấn đề những chính sách như sử dụng kết dư của Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (lên tới 38.000 tỷ đồng tiền mặt) hỗ trợ tiền thuê nhà (6.600 tỷ đồng) có tính là chi trực tiếp hay không?.

Nêu rõ sự khác nhau là ở nhiều nước tỷ lệ lạm phát cao trong khi Việt Nam lại duy trì ở mức thấp, Chủ tịch Quốc hội trao đổi với các chuyên gia là Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ và thấy rằng, thay vì chi tiền trực tiếp cho người dân, thì giảm thuế giá trị gia tăng 2% (làm giảm thu ngân sách mấy chục ngàn tỷ đồng) sẽ giúp bất cứ người dân nào cũng được hưởng, với số tiền ít hơn, nhưng mua được nhiều hàng hóa hơn và thực thi rất nhanh. Sau đó, ông còn trao đổi cả một số vấn đề về lao động, việc làm và sự trao đổi lại của chuyên gia UNDP đã khiến phiên thảo luận kéo dài qua cả 12h trưa, trong không khí sôi nổi, cởi mở.

Phát biểu bế mạc Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, các ý kiến của các diễn giả, chuyên gia là thông tin tham khảo, căn cứ quan trọng trong hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Với Hội thảo Văn hóa 2022, lắng nghe ý kiến chuyên gia trọn ngày, trong phát biểu bế mạc, ông Vương Đình Huệ khái quát, Hội thảo đã thống nhất 9 nhóm chính sách lớn, quan trọng, cần được tập trung nghiên cứu, thể chế hóa để tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo sự phát triển đột phá cho phát triển văn hóa. Đầu tiên là chính sách phát triển con người Việt Nam toàn diện, trong đó đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên... Hội trường vẫn kín chỗ cho đến khi ông dừng lời, trong một ngày nghỉ, cho thấy sự quan tâm của các chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, khi các nhà lập pháp thực sự cầu thị.

Thông qua các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm để huy động trí tuệ của cả hệ thống chính trị cho những vấn đề quan trọng của đất nước, đó là điều rất cần thiết. Nhưng cần hơn là huy động được sự đóng góp của các chuyên gia luôn nói thật, nói hết, nói thống nhất ở mọi nơi mọi lúc, chứ không phải lựa “gu” của người nghe mà nói. Được như thế, Quốc hội sẽ hiểu dân hơn, gần dân hơn.

Vẫn là cử tri có trách nhiệm

Cuối năm 2022, khi Quốc hội lần đầu thảo luận Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ông Hà Văn Hiền, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế khóa XII gọi điện thoại cho người viết bài nói rằng, theo dõi các phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp, ông rất băn khoăn về cơ chế tự thỏa thuận trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đô thị, nhà ở thương mại. Với kinh nghiệm khi làm lãnh đạo tỉnh, ông hiểu đây là vấn đề vô cùng khó thực hiện. Vì thế, ông mong báo chí quan tâm nhiều hơn, phản ánh ý kiến nhiều chiều để có lời giải thực sự thuyết phục cho bài toán thu hồi đất, trong sửa đổi Luật Đất đai lần này.

Không xuất hiện nhiều, không vì đã nghỉ mới “nói mạnh”, nhưng ông vẫn rất quan tâm đến hoạt động của Quốc hội, vẫn gián tiếp đóng góp ý kiến của mình, như một cử tri có trách nhiệm.

Theo Báo Đầu tư

Tin mới cập nhật

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Từ tháng 5/2025, nhiều chính sách mới chính thức có hiệu lực, tác động đến đời sống người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực thuế, giáo dục và kinh tế.
WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ tăng 5,8%

WB dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam sẽ tăng 5,8% trong năm 2025, mức tăng trung hạn ổn định 6,1% năm 2026 và 6,4% năm 2027.
Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Quảng Ngãi nghiên cứu chia cán bộ làm việc hai nơi sau sáp nhập

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cho biết đang nghiên cứu phương án phân chia cán bộ làm việc ở hai nơi (Quảng Ngãi và Kon Tum hiện tại) sau sáp nhập tỉnh.
Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên tại Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn Sun Group vừa động thổ dự án Khu dịch vụ thương mại và cáp treo Am Tiên, thuộc Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên.
Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Việt Nam vươn lên vị trí thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á khi có 5.459 người giàu sở hữu tài sản ròng trên 10 triệu USD.
Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Các nút giao cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã cơ bản hoàn thành những hạng mục chính, dự kiến đưa vào khai thác trước dịp 30/4-1/5.
HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) được kỳ vọng sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn 2025-2026.
Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Hệ thống camera giám sát giao thông tại TP Hà Nội trong tháng 3 phát hiện, ghi hình dữ liệu vi phạm của gần 600 phương tiện khi lưu thông trên đường phố Thủ đô.

Tin khác

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

Trung tâm logistics Con Ong được đầu tư hiện đại bậc nhất miền Trung được kỳ vọng sẽ là một trong những dự án đặt nền tảng cho Khu thương mại tự do Đà Nẵng.

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Theo dự báo đến năm 2030, nhu cầu về vật liệu xây dựng so với lượng cung sẽ thiếu 192 triệu m3 đất, thiếu 11 triệu m3 cát nhưng lại thừa 55 triệu m3 đá.
Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Trước sáp nhập tỉnh, Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là thủ phủ dầu khí, sở hữu cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và có nền công nghiệp phát triển.
Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Theo số liệu thống kê của Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 3/2025 đạt 35,65 tỷ USD.

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn

Nhờ lối đi riêng của mình, tỉnh Nghệ An trở thành “điểm sáng” của cả nước về thu hút đầu tư FDI vào các Khu kinh tế và các Khu công nghiệp.
Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Trong số 63 tỉnh, thành phố, địa phương nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước?
Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Petrovietnam đồng hành cùng Bà Rịa - Vũng Tàu trong quy hoạch, triển khai và đầu tư các dự án năng lượng chiến lược để trở thành trung tâm năng lượng quốc gia.
Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Các doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa đã kiến nghị nhiều nội dung với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Hàng nông sản của Việt Nam đang có chỗ đứng nhất định tại thị trường Hungary, đây là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này.
Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Theo số liệu của Cục Thống kê, kinh tế 2 tháng đầu năm nay đón nhận khởi đầu tích cực để hướng tới mục tiêu tăng trưởng hơn 8% cho cả năm.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng trưởng kinh tế xanh.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Phiên bản di động