Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đối thoại các nhà lãnh đạo APEC và Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC
![]() | Doanh nghiệp với các nhà lãnh đạo APEC: Cùng giải quyết phục hồi sau đại dịch |
![]() | Lãnh đạo APEC quyết thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững |
Đối thoại là hoạt động được tổ chức thường niên trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC, để các Nhà Lãnh đạo lắng nghe các kiến nghị và trao đổi thực chất với cộng đồng doanh nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự hoạt động có Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp, Chủ tịch ABAC của Việt Nam.
Trong báo cáo trình lên các nhà Lãnh đạo APEC, các thành viên ABAC bày tỏ lo ngại các thách thức lớn về địa chính trị, kinh tế và môi trường đang tác động tiêu cực đến tiến trình hiện thực hóa Tầm nhìn 2040 của APEC. Theo đó, ABAC đã đưa ra nhiều khuyến nghị nhằm kiểm soát lạm phát, chấm dứt vòng xoáy lương-giá trong ngắn hạn, và đẩy nhanh phục hồi kinh tế bền vững. Để có được tăng trưởng bền vững, bao trùm và tự cường, APEC cần có cách tiếp cận toàn diện, triển khai đồng thời hợp tác trên các lĩnh vực môi trường và biến đổi khí hậu; chuyển đổi năng lượng sạch và chuyển đổi số; liên kết và hội nhập kinh tế khu vực; và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nghiệp thích ứng và phục hồi sau đại dịch.
![]() |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự phiên đối thoại với các thành viên ABAC |
Các Nhà Lãnh đạo hoan nghênh những khuyến nghị và đóng góp quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp vào phục hồi kinh tế sau đại dịch; cho biết sẽ xem xét các đề xuất của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng định hướng hợp tác của APEC cũng như trong chính sách cụ thể của từng nền kinh tế nhằm mang lại những kết quả thiết thực hơn cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Trao đổi tại cuộc gặp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Uỷ ban, nhóm công tác APEC và ABAC cần tăng cường đối thoại, tích cực hợp tác triển khai tầm nhìn dài hạn về thương mại và đầu tư trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, củng cố hệ thống thương mại đa phương.
Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam ủng hộ hệ thống thương mại đa phương dựa trên nguyên tắc và luật lệ, với WTO là trung tâm. Trong bối cảnh nhiều cơ chế song phương và khu vực mới được hình thành, WTO vẫn được coi là cơ chế hợp tác đa phương mang tính “nền tảng” giúp duy trì ổn định và bình đẳng trong quan hệ kinh tế thương mại quốc tế, đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững toàn cầu. Chủ tịch nước cũng kêu gọi các nền kinh tế APEC thúc đẩy các thảo luận/đàm phán quan trọng trong WTO hiện nay về trợ cấp thủy sản, nông nghiệp, và cải cách WTO. Việt Nam sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với các thành viên APEC trong triển khai các kết quả của Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên WTO lần thứ 12 và giải quyết các vấn đề chưa đạt được đồng thuận trong WTO.
Chủ tịch nước chia sẻ Việt Nam là nền kinh tế mở, đã ký và thực thi 15 FTA với hơn 60 đối tác; đã và đang hợp tác chặt chẽ với các thành viên APEC thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực theo Tầm nhìn APEC 2040. Việt Nam hoan nghênh và đang tham gia một số sáng kiến nhiều bên về doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; thương mại và trao quyền kinh tế cho phụ nữ; và đang nghiên cứu để hiểu thêm về các sáng kiến khác.
Chủ tịch nước đề nghị ABAC tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong APEC vì một khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, phát triển bền vững và thịnh vượng cho mọi người dân./
Tin mới cập nhật

Campuchia thắt chặt thủ tục về xuất xứ hàng hóa

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Singapore

Thoả thuận thương mại Anh-Mỹ tập trung vào công nghệ và AI

Năng suất lao động tăng vọt nhờ sử dụng AI

Châu Âu được cam kết đáp ứng nhu cầu năng lượng

Thị trường lao động 2025: Những nghề nào phát triển nhanh nhất?

Vinachem: Quyết tâm cao nhất đưa dự án muối mỏ tại Lào về đích

Khu công nghiệp WHA Zone 2: Bước tiến lớn của Nghệ An

Chuyên gia WTO: Thương mại thế giới tiếp tục tăng trưởng

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025?
Tin khác

Mỹ trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn ở EU

Chính sách của ông Trump liệu có gây khó khăn cho ngành sản xuất ô tô Mỹ?

Điểm danh 9 cổ phiếu vốn hóa lớn đang thống trị thị trường nghìn tỷ USD

Bầu cử Mỹ, Trung Đông ‘dậy sóng’: Vàng có phải nơi trú ẩn an toàn?

Giá vàng gần đạt mức kỷ lục mới

Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy định mới về giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay

Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để được công nhận là nền kinh tế thị trường

5 tháng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam bằng 43% cùng kỳ 2023

Vụ rơi máy bay chở Tổng thống Iran: Không tìm thấy dấu hiệu sự sống tại hiện trường

Warren Buffett và trí tuệ nhân tạo: Mâu thuẫn hay cơ hội?
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng
