Cảnh báo đáng sợ, Mỹ có thể gây bất ngờ ở bước ngoặt
Thị trường dầu thế giới kết thúc một năm thăng trầm với đà tăng Thế giới rộn ràng đón Tết Nguyên đán |
Fed có thể gây bất ngờ gì?
Những tranh cãi trong nội bộ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cùng với các cảnh báo của nhiều tổ chức thế giới có thể khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ thay đổi vào phút chót. Các quan chức cấp cao bao gồm Chủ tịch Fed Jerome Powell có thể bỏ phiếu để giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp của Fed, đồng thời để ngỏ khả năng tăng lãi suất bổ sung vào tháng 7 nếu cần.
Trong một báo cáo mới công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, cuộc chiến chống lạm phát của Fed có thể gây ra những “hậu quả kinh tế” vượt ra ngoài nước Mỹ, khiến toàn cầu gặp “biến lớn”.
Cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc cho dù Fed đã có 10 lần tăng lãi suất với tổng mức tăng 500 điểm phần trăm. Lạm phát Mỹ vẫn ở mức cao 4,83% trong tháng 5, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%.
![]() |
Chủ tịch Fed Jerome Powell. (Ảnh: CNBC) |
Trong khi nền kinh tế Mỹ chưa suy thoái thì Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ đã gây ra nhiều hậu quả trên thị trường tài chính thế giới, trong đó có cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ và châu Âu hồi tháng 3 vừa qua.
Theo Business Insider (BI), Fed có khả năng tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách vào ngày 13-14/6 (kết thúc vào rạng sáng 15/6 giờ Việt Nam).
Nhiều dự báo khác cũng cho rằng, Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tới. Các nhà hoạch định chính sách cần có thêm thời gian đánh giá tác động kinh tế của các đợt tăng lãi suất và biến động trong ngành ngân hàng gần đây.
Báo cáo của WB cho rằng, việc thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh chóng ở Mỹ sẽ tác động đặc biệt đến thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE). Đây cũng là yếu tố có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và suy thoái trên toàn thế giới.
Trong cả năm qua, theo bước chân của Fed, ngân hàng trung ương nhiều nước thắt chặt chính sách tiền tệ, qua đó khiến lãi suất trong nước tăng cao. Nền kinh tế bị ảnh hưởng rất lớn.
![]() |
Fed tăng lãi suất 10 lần liên tiếp và có khả năng không tăng trong cuộc họp 13-14/6. (Biểu đồ: M. Hà) |
Trên thực tế, Fed hiện vẫn chia rẽ về kế hoạch lãi suất. Các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) có quan điểm khác nhau. Một nhóm thiểu số vẫn thúc đẩy đợt tăng lãi suất lần thứ 11 liên tiếp để chống lạm phát. Ở chiều ngược lại, một số thành viên thể hiện sự thận trọng.
Đêm qua 13/6 (giờ Việt Nam), Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 chỉ tăng 0,1% sau khi tăng 0,4% trong tháng 4. Mức tăng lần này thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường (vốn ước đoán tăng 0,2%). So với cùng kỳ, giá cả hàng hóa của Mỹ tăng 4%, thấp hơn so với mức 4,1% được các chuyên gia dự báo. Và đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 2 năm.
Đây là cơ sở cho Fed có thể dừng tăng lãi suất trong cuộc họp đang diễn ra.
Dù vậy, lạm phát lõi của Mỹ vẫn ở mức cao (tăng 5,3% so với cùng kỳ). Điều này khiến nhiều người lo ngại Fed duy trì lập trường chính sách tiền tệ thắt chặt của mình.
Tính tới 11h ngày 14/6 (giờ Việt Nam), tín hiệu trên thị trường cho thấy, có hơn 93% cơ hội Fed giữ lãi suất không đổi trong cuộc họp 13-14/6 (kết thúc rạng sang 15/6 giờ Việt Nam). Tuy nhiên, cũng có 60% khả năng Fed tăng lãi suất trong tháng 7.
![]() |
Hơn 93% Fed không tăng lãi suất trong tháng 6. |
Nigel Green, CEO và nhà sáng lập của deVere Group cho rằng, lạm phát đang đi theo đúng hướng, nhưng còn cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 2%. Do vậy, các nhà đầu tư cần chú ý về khả năng có thêm 1 lần tăng lãi suất nữa trong năm nay, dù Fed có thể không tăng trong cuộc họp tháng 6.
Hiện thị trường cũng tính tới kịch bản Fed xử lý vấn đề lạm phát, lãi suất bằng cách nâng mục tiêu lạm phát, lên mức 2-3%, thay vì mục tiêu cứng 2% trong bối cảnh thế giới có quá nhiều biến động phức tạp như hiện nay.
Qua đó, Fed sẽ có thời gian để theo dõi các tác động của đợt tăng lãi suất nhanh mạnh và kéo dài nhất trong hơn 4 thập kỷ qua.
Đồng thời, Fed cũng tiếp tục mở thanh khoản, bơm ra thị trường, thay vì phải thu hẹp, hút tiền về như theo kế hoạch.
Tin mới cập nhật

Phần Lan thiếu nhân lực, cơ hội cho lao động Việt Nam

Điểm loạt tai nạn máy bay khiến hàng trăm người thiệt mạng

Hành khách “choáng” vì phát hiện người phụ nữ nằm ngủ trong ngăn hành lý máy bay

Xuất khẩu toàn cầu tới EU có thể giảm vì chính sách điều chỉnh carbon

AI - Trí tuệ nhân tạo: Mối đe dọa lớn hiện nay với con người

Trung Quốc: Thường Châu lần đầu cán mốc GDP vượt 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ

Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên Hợp Quốc

Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 11

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng trong năm 2024

EC tài trợ 1,2 tỷ euro cho dự án điện toán đám mây
Tin khác

Chủ tịch Fed nhận định còn quá sớm để suy đoán về thời điểm hạ lãi suất

Thụy Sĩ đóng băng gần 9 tỷ USD tài sản của Nga trong năm 2023

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Góc nhìn: Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào vào năm 2024?

Kinh tế sụt giảm, Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng cao

OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đến cuối tháng 11

Điện Kremlin khẳng định Nga tránh được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế

Ukraine cho biết 151 tàu đã sử dụng “hành lang nhân đạo” kể từ tháng 8

Tổng thống Putin nêu quan điểm của Nga về khả năng ‘đóng cửa với châu Âu’

Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng qua
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
