Góc nhìn: Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào vào năm 2024?
3 rủi ro lớn có thể khiến nền kinh tế Mỹ xấu đi Kinh tế Mỹ mạnh bất ngờ, USD tăng vọt, áp lực cho Việt Nam? Rủi ro từ việc FED ngừng tăng lãi suất |
Triển vọng kinh tế Mỹ trong năm 2024 rất quan trọng, vì quốc gia này được coi là “đầu tàu” cho tăng trưởng kinh tế thế giới.
Quan điểm dự báo phân cực từ các tổ chức lớn
Thông thường, các nhà nghiên cứu sẽ giải thích lý do tại sao dự báo tăng trưởng hoặc lạm phát của họ có thể sai lệch khoảng 30 hoặc 40 phần trăm điểm phần trăm so với “sự đồng thuận” của các đồng nghiệp. Tuy nhiên, năm nay, các dự đoán không mang lại sự đồng nhất “nhàm chán” như thường lệ.
Goldman Sachs kỳ vọng tăng trưởng ở Mỹ mạnh mẽ ở mức 2,1%, gấp đôi mức dự báo của UBS. Một số ngân hàng nhận thấy lạm phát sẽ giảm một nửa vào năm 2024. Những ngân hàng khác cho rằng lạm phát sẽ vẫn ổn định, chỉ giảm xuống khoảng 3%, và còn cao hơn nhiều so với mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Trong kịch bản đó thì hành động của FED đối với lãi suất về cơ bản sẽ là “không có gì thay đổi” cho đến “cắt giảm lãi suất 2,75 điểm phần trăm”.
Sự khác biệt giữa các kịch bản này không đơn thuần là bất đồng về triển vọng tăng trưởng. Các nhà kinh tế tại Goldman có thể cho rằng tăng trưởng và lạm phát sẽ tiếp tục nóng, trong khi UBS cho rằng cả hai sẽ chậm lại đáng kể.
Bank of America dự kiến sẽ có tình trạng đình lạm, ám chỉ mức lạm phát giảm khiêm tốn so với mức tăng trưởng giảm khá mạnh (và do đó lãi suất chính sách của FED ít biến động). Morgan Stanley thì kỳ vọng điều ngược lại: một kịch bản tích cực, đó là “giảm lạm phát hoàn hảo”, và tốc độ tăng trưởng không giảm xuống quá nhiều.
Sự đồng thuận đơn giản là “không có sự đồng thuận nào”
Mỗi kết quả mà các nhà kinh tế tại ngân hàng khác nhau mô tả đều có vẻ hợp lý. Điều đó lại là một minh chứng cho mức độ không chắc chắn tuyệt đối của nền kinh tế Mỹ vào năm 2024. Các nhà kinh tế tại Deutsche Bank cho rằng Mỹ đang quay trở lại những năm 1970, khi các Ngân hàng Trung ương chơi trò liều lĩnh với lạm phát. Đó là những năm tháng "hỗn loạn" mà thời kỳ "chính sách nghịch chu kỳ" tạo nên đại lạm phát, sau đó buộc FED phải thắt chặt mạnh mẽ.
Trong khi, những chuyên gia ở UBS thì mong đợi một bức tranh giống như “sự chuyển đổi của thập niên 90”, với tăng trưởng chậm lại do lãi suất cao, sau đó là sự bùng nổ khi công nghệ mới thúc đẩy năng suất. Jan Hatzius của Goldman cho rằng việc so sánh với nhiều thập kỷ trước là “quá thiển cận” và có thể khiến các nhà đầu tư lạc lối.
Tuy nhiên, có một điểm tương đồng trong những câu chuyện mà các nhà kinh tế đang kể. Nhiều người dường như nghĩ rằng điều tồi tệ nhất đã qua. “Dặm cuối cùng” là tiêu đề trong cuốn sách triển vọng kinh tế Mỹ của Morgan Stanley; “Chặng đường khó khăn đã qua,” cũng là điều mà Goldman nhắc tới. Họ đều kỳ vọng những cụm từ này sẽ ám chỉ cả khía cạnh kinh tế và cả những khó khăn trong việc dự báo. Vào năm 2024, những mâu thuẫn trong nền kinh tế Mỹ có lẽ sẽ được tự động giải quyết. Vào năm 2025, một sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế mới lại có thể quay lại một lần nữa.