Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm tốt truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn

Kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc về truyền thông chính sách, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực hiện các chính sách. Truyền thông chính sách tốt là giải pháp quan trọng để đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống.

Các đại biểu đều cho rằng, chủ đề hội nghị đã thể hiện rõ về công tác truyền thông chính sách: Nhận thức - Hành động - Nguồn lực.

Làm gì để tạo chuyển biến mạnh về truyền thông chính sách?

Công tác truyền thông là một việc, một chức năng của chính quyền các cấp, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói. Chính quyền các cấp phải có bộ phận chuyên trách làm công tác truyền thông. Chính quyền các cấp cần có ngân sách dành riêng cho truyền thông, cả chi thường xuyên và chi đầu tư. "Tăng thêm cho truyền thông 0,2% ngân sách trong lúc này là cần thiết để báo chí cách mạng nâng cao năng lực cạnh tranh, cả về hạ tầng công nghệ và nhân lực", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhìn nhận, trên thực tế chưa có khoản "mũ" cho hoạt động chi ngân sách riêng cho hoạt động truyền thông chính sách. Bộ Tài chính sẽ tiếp thu vấn đề này trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước.

Việc đặt hàng truyền thông chính sách trên thực tế đã có, nhưng chưa đủ, hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu do ngân sách Nhà nước còn eo hẹp. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để tăng nguồn ngân sách Nhà nước đối với các cơ quan truyền thông chính sách của Chính phủ.

Nhấn mạnh vai trò của truyền thông chính sách, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, yếu tố quan trọng để truyền thông chính sách đi vào cuộc sống là thông tin phải chính thống, công khai, minh bạch, đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng đối tượng, đúng thời điểm và "cởi mở" với xã hội. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ mọi hoạt động của Bộ KH&ĐT đều công khai, minh bạch, công bố cho người dân được biết.

Thứ trưởng Bộ Công An Trần Quốc Tỏ nhìn nhận, trong thời gian tới, truyền thông chính sách về an ninh trật tự đứng trước nhiều thách thức mới; nguy cơ sử dụng về công nghệ thông tin để "xâm lấn", "can thiệp", "lấn át" thông tin chính thống; xuất hiện ngày càng nhiều tin giả, tin xấu độc, làm lũng đoạn thông tin, gây tâm lý hoang mang trong xã hội, gây khó khăn cho công tác định hướng dư luận, hạn chế khả năng gạn lọc thông tin chính thống trong truyền thông chính sách.

Bộ Công an đã thành lập Cục Truyền thông CAND có nhiệm vụ quản lý, tổ chức hiệu quả các hoạt động truyền thông CAND từ Bộ tới địa phương.

Bộ đã thiết lập và duy trì các kênh thông tin phát ngôn chính thống trong CAND.

Cùng quan điểm, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định, truyền thông được coi là một trong các trụ cột chính của hoạt động NHNN và là kênh truyền dẫn hiệu quả chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

"Khi ban hành các chính sách mới, bộ phận truyền thông phải tham gia và hiểu rõ tại sao lại có những quy định thế này, khi chính sách được ban hành phải theo dõi sâu sát…", bà Nguyễn Thị Hồng nói.

Ý kiến của các cơ quan truyền thông cho rằng, thực tế đòi hỏi để việc truyền thông chính sách thực sự hiệu quả, chất lượng thì phải có nguồn lực từ các bộ, ngành, địa phương thông qua cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm tốt truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn - Ảnh 2.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta xây dựng chính sách phải hướng đến người dân. Và người dân phải tham gia vào xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật với tinh thần "dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ"

Mọi chính sách phải đến được với người dân

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại công tác truyền thông chính sách có vai trò rất quan trọng, là một trong những chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan của Chính phủ và các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.

"Các đồng chí thống nhất cao về mục tiêu hội nghị là chúng ta làm sao mọi chính sách phải đến được với người dân với tinh thần lấy dân làm gốc, với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", Thủ tướng nói. Truyền thông chính sách góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, góp phần thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng cho rằng, làm tốt công tác truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực hiện các chính sách.

Truyền thông chính sách tốt là giải pháp quan trọng để đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống và mang hơi thở cuộc sống vào quá trình xây dựng chính sách.

Điều này sẽ gia tăng hiệu quả, hiệu lực của chính sách. Trên thực tế, một số chủ trương chính sách đúng đắn, nếu làm truyền thông không tốt thì không tạo đồng thuận cao trong xã hội.

"Có khi ý tưởng tốt, mang lại hiệu quả cao, nhưng truyền thông không tốt thì cuối cùng cũng không làm được", Thủ tướng nêu rõ. Tinh thần là phải làm được, nói được thì mới tốt. Muốn vậy phải thông qua truyền thông.

Theo Thủ tướng, thông qua truyền thông, phản ánh của dư luận về một số chính sách không phù hợp, các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu, tìm hiểu để kịp thời điều chỉnh, tránh gây bức xúc trong dư luận và nhân dân.

Để làm tốt công tác truyền thông chính sách thì không chỉ có quyết tâm, mà phải có phương pháp, cách làm khoa học và phù hợp với tình hình, điều kiện, bối cảnh từng cơ quan, đơn vị, phù hợp với nội dung chúng ta thực hiện, vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật.

"Một trong những mục tiêu của truyền thông phải là xây dựng được niềm tin của người dân", Thủ tướng nêu rõ. Muốn có niềm tin thì phải nói đi đôi với làm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm tốt truyền thông chính sách sẽ mở ra những nguồn lực lớn - Ảnh 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu gắn công tác truyền thông chính sách với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch

Muốn truyền thông tốt phải có chất liệu tốt

Cho rằng muốn truyền thông thì phải có chất liệu, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy cái tích cực đẩy lùi tiêu cực, Thủ tướng lấy ví dụ về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, chất liệu là hiệu quả miễn dịch giảm đi theo thời gian, tiêm vaccine vẫn có thể mắc bệnh, những người không tiêm, nhất là người cao tuổi, có bệnh nền, rất dễ chuyển nặng và tử vong… và những số liệu về tỉ lệ người chuyển nặng và tử vong rất cao trong số người chưa tiêm vaccine.

Theo Thủ tướng, công tác truyền thông chính sách cần được đặt ở vị trí quan trọng trong chỉ đạo, điều hành trong toàn hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

Công tác truyền thông chính sách cần được tiến hành khoa học, bài bản. "Làm truyền thông giỏi phải dựa trên khoa học, có tính nghệ thuật, linh hoạt, sáng tạo, chủ động".

Bên cạnh thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, nặng nề, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển mới, chúng ta vừa phải xử lý các tồn đọng kéo dài nhiều năm, phải ứng phó phù hợp hiệu quả với những vấn đề mới phát sinh. Công tác truyền thông phải làm rõ vấn đề này, để người dân chia sẻ với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, chính quyền các cấp trước những khó khăn, thách thức mà chúng ta phải vượt qua, Thủ tướng nêu yêu cầu.

Bên cạnh kết quả đạt được, Thủ tướng cho rằng, công tác truyền thông chính sách còn bất cập. Nhận thức của các cấp, các ngành về công tác này còn chưa tương xứng với nhiệm vụ. Chưa chủ động, sáng tạo, linh hoạt cung cấp thông tin, chất liệu cho truyền thông chưa được chuẩn bị tốt, đầy đủ, kịp thời. Một số chủ trương, chính sách đúng nhưng chưa truyền thông tốt, người dân chưa hiểu hết nên thực hiện còn khó khăn.

Nhấn mạnh việc không để xảy ra khủng hoảng truyền thông, Thủ tướng cho biết, vừa qua, xử lý một số hành vi, việc làm không đúng pháp luật liên quan đến vấn đề trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, một số tổ chức tín dụng yếu kém, vấn đề này không thể không xử lý, bởi càng để lâu càng ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.

"Chúng ta truyền thông tốt để tạo niềm tin thì mọi người thấy rằng làm thế là đúng và phải làm, không làm không được, xử lý người sai để bảo vệ người đúng, Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân trong bất cứ hoàn cảnh nào", Thủ tướng nhấn mạnh.

Việc chưa làm được có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ quản lý Nhà nước thì mình cũng phải chỉ rõ để khắc phục, củng cố niềm tin cho người dân. Bên cạnh đó, cương quyết xử lý người lợi dụng "tát nước theo mưa", làm lung lay niềm tin của người dân.

Chỉ ra nguyên nhân của bất cập, Thủ tướng cho rằng, cấp uỷ, chính quyền, nhất là người đứng đầu một số cơ quan, bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm, chưa có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của truyền thông chính sách.

Đầu tư cho cơ sở vật chất, nhân lực chưa xứng tầm với công tác này. Việc đánh giá, sơ kết, tổng kết chưa thực sự được coi trọng, nên có những mặt làm tốt chưa được nhận rộng, khắc phục hạn chế yếu kém còn chậm so với yêu cầu.

Phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm về truyền thông chính sách

Thời gian tới, nhiệm vụ được giao rất nặng nề, trong bối cảnh thời cơ, thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, đòi hỏi công tác truyền thông quán triệt đầy đủ tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan để tổ chức thực hiện tốt.

Thủ tướng nhấn mạnh: Truyền thông chính sách là nhiệm vụ chính trị của các cơ quan hành chính, cơ quan báo chí trong việc xây dựng, phổ biến, tổ chức thực hiện và đánh giá tác động để mọi chính sách đến với nhân dân.

Phải làm truyền thông cả trước, trong và sau ban hành chính sách. Tạo cơ chế, điều kiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệp góp ý phản biện chính sách.

Phải quán triệt Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

Thúc đẩy, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật; đồng thời bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo nhằm phát huy vai trò tích cực của các cơ quan báo chí, truyền thông trong thực hiện truyền thông chính sách… Gắn công tác truyền thông chính sách với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch.

Khuyến khích sáng tạo, đổi mới nội dung và hình thức truyền thông chính sách, làm sao truyền tải thông tin đơn giản, dễ hiểu, dễ nghe, dễ nghe, dễ thực hiện, dễ giám sát, kiểm tra, đánh giá, dễ đi vào lòng dân, từ đó, người dân tự giác thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu, phải nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, vị trí của công tác truyền thông chính sách, "từ nhận thức thì phải hành động, hành động thì phải nỗ lực, quyết liệt". Phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm về truyền thông chính sách, sát với tình hình thực tiễn, với điều kiện, khả năng, bối cảnh của đất nước.

Cần chủ động cung cấp thông tin trung thực, khách quan. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhằm phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong truyền thông chính sách. Không nên chỉ coi truyền thông chính sách là công việc của các cơ quan báo chí, truyền thông.

"Muốn truyền thông mà các bộ, ngành, địa phương ngại cung cấp thông tin thì lấy chất liệu đâu mà truyền thông", Thủ tướng nói.

Cần đẩy mạnh truyền thông chính sách trên các phương thức truyền thông mới, để giúp Chính phủ xây dựng thành công chính sách, tiếp tục hoàn thiện chính sách, đánh giá chính sách và giám sát việc thực hiện chính sách theo nhiều chiều, khía cạnh khác nhau.

Cho ý kiến đối với một số kiến nghị tại hội nghị, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì xử lý vấn đề tăng cường đội ngũ truyền thông chính sách tại các bộ, ngành địa phương. Thủ tướng nhất trí giải quyết vấn đề kinh phí cho công tác này theo hướng đặt hàng.

Thủ tướng giao Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan, rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông chính sách.

Thủ tướng đề nghị VPCP, Bộ TT&TT tiếp thu ý kiến đóng góp tại hội nghị để hoàn thiện, trình Thủ tướng ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác truyền thông chính sách thời gian tới.

Tin mới cập nhật

Giao dịch mua, bán vàng phải có hóa đơn điện tử

Giao dịch mua, bán vàng phải có hóa đơn điện tử

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế.
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Chuyên gia góp ý gì?

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Chuyên gia góp ý gì?

Chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện các quy định về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư mạnh cho bảo đảm an ninh mạng trong chuyển đổi số

Doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư mạnh cho bảo đảm an ninh mạng trong chuyển đổi số

Mối quan tâm về an ninh mạng trong chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam đang tăng lên rõ rệt theo ghi nhận của Báo cáo Chuyển đổi số doanh nghiệp 2023.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh giữ chức Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh giữ chức Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
Tâm lý tích cực đang lên trong doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam

Tâm lý tích cực đang lên trong doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thúc đẩy sự lạc quan của doanh nghiệp châu Âu, tuy nhiên cần tháo gỡ các rào cản pháp lý đang tồn tại.
Du lịch thủ đô: Con số "đẹp" và những trăn trở

Du lịch thủ đô: Con số "đẹp" và những trăn trở

Quý I là mùa cao điểm của du lịch và với du lịch Hà Nội, đây cũng là một vụ bội thu nếu xét về con số, nhưng phía sau đó còn nhiều điều đáng suy ngẫm...
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá quá nóng

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá quá nóng

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá quá nóng, giá vàng thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Khách hàng trúng độc đắc Vietlott 67,7 tỷ đồng mua vé thế nào?

Khách hàng trúng độc đắc Vietlott 67,7 tỷ đồng mua vé thế nào?

Vietlott vừa tìm thấy chủ nhân may mắn trúng giải thưởng độc đắc Jackpot 2 với trị giá gần 68 tỷ đồng tại kỳ quay thứ 1.018 diễn ra vào tối qua (6/4/2024).
Thủ tướng biểu dương ngành Thuế thực hiện thành công phát hành hoá đơn điện tử xăng dầu

Thủ tướng biểu dương ngành Thuế thực hiện thành công phát hành hoá đơn điện tử xăng dầu

Ngày 5/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư khen Bộ Tài chính, cơ quan thuế thực hiện thành công phát hành hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu.
Tập đoàn Hàn Quốc đầu tư 740 triệu USD mở nhà máy sản xuất sợi sinh học tại Việt Nam

Tập đoàn Hàn Quốc đầu tư 740 triệu USD mở nhà máy sản xuất sợi sinh học tại Việt Nam

Tập đoàn công nghiệp khổng lồ Hyosung của Hàn Quốc sẽ đầu tư tới 1 nghìn tỷ won (khoảng 740 triệu USD) mở nhà máy sản xuất sợi sinh học ở Việt Nam.

Tin khác

Chợ phiên OCOP trên TikTok thu về 100 tỷ đồng

Chợ phiên OCOP trên TikTok thu về 100 tỷ đồng

Sau một năm hoạt động, chương trình Chợ phiên OCOP trên nền tảng TikTok đã mang lại nhiều hiệu quả thấy rõ, trở thành 1 kênh tiêu thụ sản phẩm được ưa thích.
Vé số độc đắc 300 tỷ đồng của Vietlott chưa "nổ", giá trị giải Jackpot 2 vọt tăng

Vé số độc đắc 300 tỷ đồng của Vietlott chưa "nổ", giá trị giải Jackpot 2 vọt tăng

Vì chưa tìm được chủ nhân Jackpot 1 (loại hình xổ số Power 6/55 của Vietlott) nên giá trị giải thưởng Jackpot 2 liên tục tăng, gấp lên nhiều lần so với các kỳ.
Kinh tế khó khăn, chuỗi cầm đồ lớn nhất Việt Nam đẩy mạnh trích lập dự phòng

Kinh tế khó khăn, chuỗi cầm đồ lớn nhất Việt Nam đẩy mạnh trích lập dự phòng

Lý giải về khoản lỗ lịch sử, F88 cho rằng kinh tế khó khăn khiến tình trạng vay quá hạn cao, công tác thu hồi nợ khó khăn, dẫn đến tăng trích lập dự phòng.
Cả nước chỉ còn 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu chưa phát hành hoá đơn điện tử

Cả nước chỉ còn 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu chưa phát hành hoá đơn điện tử

Tổng cục Thuế ngày 1/4 cho biết, đến thời điểm 31/3/2024, cả nước có 15.925/15.935 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành hoá đơn điện tử từng lần bán.
Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Tổng cục Thống kê cho biết cơ quan này sẽ tổ chức thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 từ ngày 1/4 đến 30/4/2024.
Lộ diện 5 tỉnh thành có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước

Lộ diện 5 tỉnh thành có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước

Khảo sát của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, Hà Nội hiện là địa phương có chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) cao nhất cả nước.
Phú Quốc: Thu ngân sách nhà nước năm 2023 tăng trên 100 lần so với năm 2004

Phú Quốc: Thu ngân sách nhà nước năm 2023 tăng trên 100 lần so với năm 2004

Sau gần 20 năm triển khai thực hiện Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg, năm 2023, thu ngân sách nhà nước của Phú Quốc tăng trên 113 lần so với năm 2004.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Đơn hàng gia tăng, xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Đơn hàng gia tăng, xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ

Xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, phê duyệt 14 ngân hàng quan trọng trong hệ thống năm 2024,… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Cà phê Việt Nam liên tiếp đón tin vui, thiết lập giá cao vút

Cà phê Việt Nam liên tiếp đón tin vui, thiết lập giá cao vút

Trong quý đầu năm 2024, cà phê đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất và giá bán liên tiếp thiết lập các kỷ lục.
Điều đặc biệt của giải thưởng Vietlott hơn 300 tỷ đồng

Điều đặc biệt của giải thưởng Vietlott hơn 300 tỷ đồng

Giá trị giải Jackpot 1 của Vietlott đã vượt mốc 300 tỷ đồng sau nhiều kỳ quay liên tiếp mà chưa tìm được người chơi may mắn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng trong nước “cắm đầu” giảm, người mua tuần qua thua lỗ bao nhiêu?

Giá vàng chiều nay 14/4/2024: Vàng SJC kết thúc tuần giá tăng mạnh so với kết phiên tuần trước nhưng người mua vàng vẫn thu về khoản lỗ hơn 1 triệu đồng.
Nokia ra mắt nhiều mẫu điện thoại "cục gạch" kết nối internet cực mượt, tốc độ rất cao

Nokia ra mắt nhiều mẫu điện thoại "cục gạch" kết nối internet cực mượt, tốc độ rất cao

Sau hơn 30 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, điện thoại "cục gạch" huyền thoại Nokia không những không biến mất mà còn có thêm nhiều mẫu mới trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024: Giá dầu thế giới trượt dốc, nguyên nhân vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 16/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt trượt dốc sau cuộc tấn công của Iran, với dầu WTI giảm 0,29%, dầu Brent giảm 0,02%.
Giá tiêu hôm nay 10/4/2024: Đồng loạt giảm mạnh, thấp nhất 90.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 10/4/2024: Đồng loạt giảm mạnh, thấp nhất 90.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 10/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 10/4 thế nào?
Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC lên đỉnh 85 triệu đồng/lượng cao chưa từng có trong lịch sử

Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC lên đỉnh 85 triệu đồng/lượng cao chưa từng có trong lịch sử

Giá vàng chiều nay 12/4/2024: Vàng SJC tiến lên mức 85 triệu đồng/lượng, tăng cao chưa từng có trong lịch sử, vàng thế giới lại lập kỷ lục giá cao mới.
Giá xăng dầu hôm nay 11/4/2024: Giá dầu thế giới tăng trở lại, trong nước chiều nay điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 11/4/2024: Giá dầu thế giới tăng trở lại, trong nước chiều nay điều chỉnh thế nào?

Giá xăng dầu hôm nay 11/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng 1 USD với dầu WTI ở mức 86,25 USD/thùng, dầu Brent ở mức 90,70 USD/thùng.
Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC đầu tuần bất ngờ tăng như "vũ bão", lại lập đỉnh mới 85,4 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 15/4/2024: Vàng SJC ngay đầu tuần tăng sốc hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, lại thiết lập đỉnh cao mới trong lịch sử lên mức 85,4 triệu đồng/lượng
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024: Giá dầu thế giới dự báo tăng cao

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/4/2024, giá dầu thế giới vừa trải qua tuần giảm nhẹ xấp xỉ 1%, tuy nhiên, tuần này giá dầu được dự báo tăng cao.
Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC “bốc hơi” cực mạnh hơn 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 13/4/2024: Vàng SJC đồng loạt giảm mạnh hơn 2 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá trượt xuống quanh ngưỡng 83 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024: Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024: Giá dầu thế giới giảm khoảng 1% tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay 13/4/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức giảm hàng tuần, cụ thể, dầu Brent giảm 0,8%, dầu WTI giảm hơn 1%.
Phiên bản di động