Tháo gỡ “nút thắt” cho nợ xấu

Nghị quyết số 42/2017/QH14 sau 3 năm đi vào thực tiễn đã giúp các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. Thế nhưng, “cơn bão Covid-19” lần thứ 4 đã cho thấy “virus nợ xấu” đã thâm nhập vào “cơ thể” doanh nghiệp, đẩy nhiều doanh nghiệp vào nguy cơ bị siết nợ, thậm chí tay trắng.

Nghị quyết 42- "luồng gió mạnh" xử lý nợ xấu

Tọa đàm “Nợ xấu trong đại dịch Covid-19: Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp”, do Báo Tiền Phong và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức mới đây, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết: Nghị quyết số 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) được Quốc hội ban hành ngày 21/06/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2017, trên 3 năm đi vào thực tiễn, đã tạo cơ chế xử lý đồng bộ, hiệu quả giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Theo đó, Nghị quyết có hiệu lực, tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương tích cực phối hợp với ngành Ngân hàng trong công tác xử lý nợ xấu, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các TCTD trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 42; cùng với những quy định mới của Luật các TCTD (sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các TCTD năm 2010), khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại được hoàn thiện; kê biên, hoàn thiện thủ tục pháp lý, đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp nhất.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 42 cũng cho khách hàng thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm trả nợ của mình. Kết quả, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được khoảng 530 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 30/4/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được gần 350 nghìn tỷ đồng nợ xấu (66% số nợ) xác định theo Nghị quyết số 42, đạt trung bình khoảng 8 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2 lần so với kết quả xử lý nợ xấu nội bảng (54%), ngoại bảng (21%) bán cho Công ty Khai thác và Quản lý tài sản (25%). Đặc biệt, khách hàng tự nguyện trả nợ 150 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi thời điểm trước Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Tháo gỡ “nút thắt” cho nợ xấu
Tọa đàm: “Nợ xấu trong đại dịch COVID-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp” do Báo Tiền Phong và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức vào sáng 23/6 tại Hà Nội

Từ thực tế triển khai xử lý nợ xấu tại ngân hàng, ông Nguyễn Huy Tài, Phó Tổng Giám đốc SHB cho rằng, Nghị quyết 42 như "làn gió mạnh" thổi vào quá trình xử lý nợ xấu của các TCTD, tạo hành lang pháp lý, là cơ sở để các TCTD đẩy nhanh tốc độ xử lý nợ xấu, rút ngắn thời gian xử lý nợ, tiết giảm chi phí.

"Nghị quyết 42 đã làm thay đổi ý thức trả nợ của khách hàng/bên bảo đảm, khẳng định được quyền của chủ nợ trong giao dịch dân sự vay trả. Nghị quyết 42 không chỉ là mối quan tâm của ngành Ngân hàng mà còn là mối quan tâm của toàn dân" - ông Nguyễn Huy Tài nhấn mạnh

Theo các chuyên gia, sau 3 năm đi vào thực tiễn kết quả xử lý nợ xấu đạt được là rất tích cực, tuy nhiên khó khăn, vướng mắc vẫn còn, ảnh hưởng đến tiến độ xử lý nợ xấu của các TCTD. Đặc biệt, dịch Covid-19 bùng phát lần 4 tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cao trở lại. Nhiều doanh nghiệp giãn đoạn chuỗi sản xuất, đứt gãy dòng tiền, không có nguồn thu để trả nợ.

Trong báo cáo tài chính quý I/2021, nhiều ngân hàng có nợ xấu tăng mạnh. Như tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB), nợ xấu tăng 61%, lên 2.954 tỷ đồng. Ngoài ra, các ngân hàng đang nắm giữ số lượng nợ xấu cao trong hệ thống gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), nợ xấu tương ứng hơn 10.420 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) nợ xấu khoảng hơn 8.950 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nợ xấu hơn 7.690 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) hơn 4.180 tỷ đồng.

Dù đã có các con số cụ thể, tuy nhiên theo các chuyên gia, việc Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ làm cho bức tranh nợ xấu chưa phản ánh đúng thực tế. Các ngân hàng không phải trích lập dự phòng, làm giảm chi phí dự phòng, gia tăng lợi nhuận nhưng rủi ro cũng tăng lên.

Tháo gỡ “nút thắt” cho nợ xấu
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: Dịch COVID-19 bùng phát lần 4 tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu cao trở lại

“Trong báo cáo của các ngân hàng cho thấy, con số nợ xấu trong Quý I/2021 khá tích cực trước bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Tuy nhiên, nợ xấu tiềm ẩn từ số dư nợ được cơ cấu lại vẫn chưa thể hiện rõ ràng, việc thực hiện Thông tư 03 sẽ đẩy áp lực nợ xấu cho các ngân hàng trong thời gian tới, nhất là tác động của đợt dịch lần này, có thể tình hình nợ xấu sẽ gia tăng nhanh, trong khi các khoản nợ nợ tồn đọng tại các ngân hàng vẫn chưa thể xử lý được. Đây là thách thức rất lớn đối với ngành ngân hàng” - ông Nguyễn Quốc Hùng nói.

Cần luật hóa để xử lý "cục máu đông"

Theo Giám đốc cao cấp quản trị rủi ro Ngân hàng Techcombank Nguyễn Thu Lan, Nghị quyết 42 là hành lang pháp lý hỗ trợ rất lớn cho công tác xử lý nợ. Riêng tại Techcombank, từ khi Nghị quyết 42 có hiệu lực, hơn 70% các khoản nợ xấu được xử lý thông qua áp dụng Nghị quyết 42. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ tháng 2-2020 tới nay đã khiến ngân hàng phải thay đổi nhiều chính sách để phù hợp.

Về khách hàng Techcombank có hai chính sách: Với các khách hàng bị ảnh hưởng thu nhập do Covid-19, ngân hàng hỗ trợ tối đa qua các giải pháp miễn giảm lãi, tái cơ cấu nợ, giãn nợ. Với các khách hàng thật sự không có khả năng trả nợ, trây ì, tồn đọng đã lâu năm ngân hàng tiếp tục áp dụng Nghị quyết 42 để xử lý tài sản thu hồi nợ. “Quá trình xử lý nợ tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn của địa phương và chính phủ về phòng, chống dịch”, bà Nguyễn Thu Lan cho biết thêm.

Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng nhận định, Nghị quyết 42 là hành lang pháp lý hỗ trợ rất lớn cho công tác xử lý nợ, giúp các ngân hàng giải quyết “cục máu đông” tồn đọng từ thời kỳ khủng hoảng tài chính 2011-2013. Việc có thể xử lý được tài sản để thu hồi nợ theo Nghị quyết 42 không chỉ giúp ngân hàng thu hồi nợ xấu, mà còn có tác động rất tích cực tới các khách hàng vay vốn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng cao nhất đến 1-3%. Như vậy 97- 99% các khách hàng vay vốn là khách hàng tốt. Việc có thể sớm xử lý các khoản nợ xấu giúp chính sách cho vay, giá cả cho vay và thủ tục vay vốn đối với khách hàng được thiết kế phù hợp hơn rất nhiều.

Tháo gỡ “nút thắt” cho nợ xấu
Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Tiến sĩ Cấn Văn Lực: Nghị quyết 42 là hành lang pháp lý hỗ trợ rất lớn cho công tác xử lý nợ, giúp các ngân hàng giải quyết “cục máu đông”

Nhưng dù đã đạt nhiều kết quả tích cực, song Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng chỉ ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết 42. Theo đó, sự vào cuộc, phối kết hợp của các cơ quan chức năng, địa phương còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ và nhất quán, dẫn đến quá trình thực thi Nghị quyết gặp không ít khó khăn. Còn nhiều vướng mắc trong xử lý tài sản bảo đảm đơn cử như liên quan đến việc mua, bán, sang tên tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai… Khó khăn trong khâu định giá, thẩm định giá khản nợ và tài sản bảo đảm.

Đặc biệt, Việt Nam vẫn còn thiếu vắng một thị trường mua bán nợ chính thức thực sự, các nghiệp vụ phái sinh cho khoản nợ xấu chưa có, dẫn đến thiếu nhà đầu tư có năng lực, thiếu tính thanh khoản của các khoản nợ; làm giảm tính hấp dẫn, giá trị và nguồn lực để xử lý các khoản nợ này; khiến quá trình mua - bán nợ theo giá thị trường càng khó khăn.

Thực tế chứng minh Nghị quyết 42 đã mang lại rất nhiều kết quả tích cực cho công tác xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, đối tượng tập trung vào các khoản nợ được hình thành trước khi Nghị quyết có hiệu lực (ngày 15/8/2017). Trong khi đó, nợ xấu là vấn đề liên tục, luôn hiện hữu của ngành ngân hàng. Hơn nữa, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, nợ xấu đã và đang tăng cao.

Trong khi đó, Nghị quyết 42 sẽ hết hiệu lực chỉ trong hơn một năm nữa, sẽ khiến áp lực xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD trong thời gian tới là rất lớn. Do vậy theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, việc luật hóa xử lý nợ xấu cũng là tăng hiệu lực, hiệu quả của công tác thể chế, một trong ba đột phá chiến lược tiếp tục được Đại hội Đảng XIII lựa chọn, thông qua.

Đồng quan điểm trên, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico đề xuất nâng Nghị quyết 42 thành luật. Bởi, các quy định pháp luật đã có tác dụng rất tốt trong việc xử lý nợ xấu, tuy nhiên, chính sách vẫn có những điểm “xấu” và vẫn cần phải hoàn thiện để bảo đảm việc xử lý nợ xấu nói chung của nền kinh tế và nợ xấu nói riêng của ngành ngân hàng cần tốt hơn.

“Thứ nhất, về Nghị quyết 42/2017/NQ-QH14, được ban hành chậm nhưng tốt, thể hiện qua kết quả xử lý nợ xấu và việc xử lý được nhiều nợ xấu đó chỉ là vấn đề thời gian. Thứ hai, qua nhiều năm, thì không có lý gì không xử lý được nợ xấu, nhất là đối với nợ có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, điểm sai không hợp lý lại làm được là 1/5 điều kiện: Thoả thuận thu giữ tài sản thế chấp. Trên thực tế, điều này không thực thi. Điểm cần thiết lại không làm được: Thủ tục rút gọn (Nghị quyết 42/2017/NQ-QH14 và Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP)” - luật sư Trương Thanh Đức phân tích.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chính phủ nên cho phép ngân hàng khôi phục cơ chế pháp lý “khoanh nợ” như trước đây đã từng được thực hiện trong ngành ngân hàng. Hiện nay vẫn đang áp dụng đối với việc xử lý nợ quốc gia và một số lĩnh vực như cho vay của các quỹ Đầu tư phát triển địa phương, bởi đây là phương thức phù hợp nhất trong lúc này cho cả phía ngân hàng lẫn các doanh nghiệp đang vay nợ.

Hoàng Lan

Tin mới cập nhật

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Xử lý nợ xấu không chỉ để bảo vệ ngân hàng, mà là đảm bảo an toàn hệ thống tín dụng, quyền lợi người gửi tiền và an ninh tiền tệ quốc gia.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận tín dụng xanh

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận tín dụng xanh

Chuyển đổi xanh, sản xuất xanh đang là hướng tất yếu của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn tín dụng xanh còn hạn chế.
Những cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nhanh nhất

Những cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nhanh nhất

Lãi suất gửi tiết kiệm được tính theo nhiều cách, tuỳ thuộc vào hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn, gửi tiết kiệm không kỳ hạn...
Infographic | Những ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?

Infographic | Những ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?

Đến nay đã có 10 ngân hàng thực hiện giảm lãi suất huy động trực tiếp và online ngay sau cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước và hệ thống tổ chức tín dụng mới đây.
Chuyên gia dự báo ‘nóng’ về xu hướng tỷ giá 2025

Chuyên gia dự báo ‘nóng’ về xu hướng tỷ giá 2025

Giá USD bật tăng mạnh trong những ngày gần đây khiến các chuyên gia dự báo, đồng USD có thể chạm mốc 26.000 đồng trong quý III/2025.
Cải thiện ‘sức khỏe’, ngân hàng đua hút vốn ngoại

Cải thiện ‘sức khỏe’, ngân hàng đua hút vốn ngoại

Thu hút nhà đầu tư nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng Việt tăng vốn, mà còn là sự hỗ trợ về công nghệ, quản trị, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế.
Infographic | Top ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2024

Infographic | Top ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2024

Báo cáo tài chính năm 2024 của các ngân hàng cho thấy tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng ngang bằng thậm chí tăng gấp vài lần cùng kỳ năm trước.
Kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024?

Kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024?

Bên cạnh các dự án FDI, nguồn kiều hối đổ về Việt Nam trong năm 2024 dự kiến tương đương với mức kỷ lục ghi nhận năm 2023.
Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Trong phiên giao dịch 25/12, cổ phiếu ngân hàng đang trở thành điểm sáng của thị trường chứng khoán khi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường.
Cần Thơ: Bước tiến trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Cần Thơ: Bước tiến trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Nhờ sự chủ động và đồng bộ triển khai nhiều giải pháp, TP. Cần Thơ đã đạt được những kết quả tích cực trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Tin khác

Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại - MBV kiện toàn bộ máy lãnh đạo

Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại - MBV kiện toàn bộ máy lãnh đạo

Sau khi đổi tên từ Ocean Bank thành Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại (Modern Bank of Vietnam - MBV), đơn vị này cũng đã kiện toàn bộ máy nhân sự.
Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML

Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML

Ngày 28/11, tại TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội thảo FraudGuard CxO Roundtable 2024: Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML
Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các ngân hàng thương mại rục rịch triển khai các chương trình khuyến mãi để “hút” kiều hối.
Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Các ngân hàng đang đẩy mạnh dịch vụ cho vay trực tuyến, giờ đây nộp hồ sơ, xét duyệt, giải ngân, người vay đều không cần tới phòng giao dịch.
Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Sau hơn 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70%.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết như thanh tra để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới.
Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Sau khi ACB công bố danh sách các cổ đông nắm giữ trên 1% vốn, khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng có sự thay đổi chủ
Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Mở thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK MasterCard, khách hàng tận hưởng nhiều quà tang cực chat và thiết thực nhân dịp BAC A BANK đón tuổi 30
Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bac A Bank hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn

Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn

Dù gánh khối nợ khổng lồ, chiếm 92,1% tổng tài sản và rơi vào tình cảnh khả năng trả nợ yếu nhưng Kita Invest vẫn được rót vốn.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm DUT Job Fair 2025 tại Đà Nẵng giới thiệu hơn 7.200 vị trí tuyển dụng nhân lực chất lượng cao từ 37 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
Phiên bản di động