Thành phố khát vọng vươn cao...

Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy lịch sử dân tộc luôn giữ vị trí trung tâm, tiên phong trong tiếp nhận, hấp thu các giá trị văn minh nhân loại.
Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh cần có trọng tâm, trọng điểm Phát triển thành phố Tân Uyên trở thành trung tâm lớn phía Nam tỉnh Bình Dương

Lịch sử Sài Gòn-Gia Định-Thành phố Hồ Chí Minh là cuộc hành trình bền bỉ của công cuộc khai khẩn, đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc, thống nhất giang sơn, đổi mới hội nhập và phát triển. Truyền thống 325 năm (1698-2023) đã hun đúc nên phẩm chất anh hùng, hào hiệp, nghĩa tình của các thế hệ công dân thành phố. 48 năm qua kể từ ngày đất nước thống nhất, các giá trị truyền thống của ông cha đã được kế thừa, tỏa sáng rực rỡ, đưa thành phố vươn lên tầm cao mới...

Thành phố khát vọng vươn cao...
Một góc thành phố văn minh, hiện đại bên sông Sài Gòn. Ảnh: XUÂN CƯỜNG

Vươn tầm cao từ truyền thống vững

Nhân dịp kỷ niệm 325 năm (1698-2023) Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh và 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 / 30-4-2023), Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố tổ chức ra mắt tác phẩm: “Gia Định-Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh, dặm dài lịch sử (1698-2020)” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư. Bộ sách dày hơn 1.500 trang được tác giả miệt mài nghiên cứu, biên soạn trong 20 năm qua. Đây là công trình xứng tầm lịch sử, là cẩm nang cho giới chuyên môn và độc giả.

Tại chương trình ra mắt sách, khi chúng tôi hỏi suy nghĩ của tác giả về những điều cốt lõi rút ra từ quá trình nghiên cứu lịch sử-văn hóa của thành phố này, nhà nghiên cứu 103 tuổi nói: Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy lịch sử dân tộc luôn giữ vị trí trung tâm, tiên phong trong tiếp nhận, hấp thu các giá trị văn minh nhân loại và sáng tạo, khởi phát các mô hình, thành tựu văn minh cho cả nước. Sau gần nửa thế kỷ thống nhất đất nước, sự phát triển của thành phố đã vươn lên tầm cao mới. Nhiều thành tựu văn minh ngang tầm khu vực, châu lục, vươn tầm quốc tế. Thành phố trở thành điểm đến giàu tiềm năng của các nhà đầu tư, là thành phố đáng sống của người dân và du khách, là niềm tự hào của mỗi công dân. Chúng ta cần cảm thấu sâu sắc niềm tự hào ấy để đứng vững trên nền tảng truyền thống, nuôi dưỡng, lan tỏa khát vọng dân tộc, đưa thành phố phát triển lên những tầm cao mới.

Câu chuyện với nhà nghiên cứu tuổi bách niên làm chúng tôi nhớ lại những cuộc phỏng vấn nhà văn, nhà Nam Bộ học Sơn Nam khi ông còn sống. Là người trọn đời tâm huyết với công tác khảo cứu văn hóa Sài Gòn-Nam Bộ, nhà văn Sơn Nam khẳng định: Từ cuối thế kỷ 18, Sài Gòn đã là một trong những thương cảng sầm uất, nhộn nhịp bậc nhất châu Á-Thái Bình Dương. Nói đến văn hóa Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh là nói đến văn hóa biển, văn hóa sông nước. Đó là lối sống nghĩa hiệp, hào phóng, luôn luôn đổi mới, luôn luôn thích ứng, sáng tạo để phát triển...

Trong những ngày tháng Tư lịch sử, nhắc lại câu chuyện với hai nhà nghiên cứu lịch sử-văn hóa hàng đầu của Nam Bộ để thấy rõ hơn tầm vóc, vị thế và bề dày lịch sử truyền thống, tư duy đổi mới và khát vọng văn minh, hiện đại của Thành phố Hồ Chí Minh.

Tôi là công dân của thành phố đã gần một phần tư thế kỷ. Nhớ những ngày đầu chập chững đặt chân đến thành phố này, nhiều khu vực ngoại ô như: Quận 2, quận 9, Thủ Đức (nay là thành phố Thủ Đức) vẫn còn hoang vu lắm. Hai bên Xa lộ Hà Nội là những cánh rừng tràm, hoa màu, ruộng lúa. Đường chỉ có 4 làn xe, nhiều đoạn vẫn là đường nhựa có từ thời Mỹ chiếm đóng Sài Gòn. Hơn hai thập kỷ qua, các khu đô thị dọc theo Xa lộ Hà Nội, giáp với hai tỉnh Bình Dương, Đồng Nai là khu vực phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ nhất. Hàng loạt khu đô thị hiện đại với những công trình, cao ốc khang trang được hình thành. Thành phố Thủ Đức hiện nay là nơi tập trung các mô hình kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ điển hình, như: Trung tâm tài chính, đô thị sáng tạo, đô thị thông minh... tạo động lực cho Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước phát triển.

Niềm vui từ ngày hội lớn

Quý I-2023, chỉ số tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh giảm sâu. Hàng loạt giải pháp cấp bách đã được Đảng, Nhà nước và lãnh đạo thành phố chỉ đạo triển khai quyết liệt. Mũi nhọn đột phá để tháo gỡ điểm nghẽn tăng trưởng là đẩy nhanh giải ngân đầu tư công và tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm. Ban Thường vụ Thành ủy đã phân công cán bộ chủ chốt làm tổ trưởng các tổ giám sát, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, giám sát 36 dự án quan trọng của thành phố. Ngay trong tháng Tư, sự chuyển biến đã diễn ra rõ nét. Những thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố đã lan tỏa niềm vui, kỳ vọng.

Theo đó, từ mốc thời gian trong dịp lễ này, hệ thống hạ tầng giao thông của thành phố bước vào thời điểm đột phá, thay đổi lớn chưa từng có với hàng loạt dự án trọng điểm chiến lược được khánh thành, khởi công. Cao tốc Phan Thiết-Dầu Giây thông xe đúng dịp lễ 30-4. Dự kiến cuối năm nay, toàn tuyến cao tốc nối Nha Trang-Thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ sẽ thông xe. Tuyến Metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) đã chạy thử thành công, sẽ đưa vào khai thác sử dụng vào dịp lễ 2-9 năm nay. Dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, nút giao thông An Phú, Quốc lộ 50 cũng vừa khởi công. Dự án đường vành đai 3 đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, sẽ khởi công trong quý II. Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đã hoàn thành xây dựng đề án, triển khai đầu tư... Đây là dự án trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược. Theo đồng chí Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố: Dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước mở ra “cánh cửa” lớn về động lực, niềm tin, sức mạnh tinh thần để hạ tầng giao thông thành phố tăng tốc, cất cánh. Khi những dự án trọng điểm lần lượt khánh thành, khởi công, sẽ kéo theo sự chuyển động của các lĩnh vực khác, như: Xây dựng cơ bản, thu hút đầu tư, bất động sản, tài chính, ngân hàng...

Theo các chuyên gia kinh tế, với sự tăng tốc mạnh mẽ của các dự án trọng điểm, việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ khơi thông nhanh chóng. Dự báo quý II, tăng trưởng kinh tế của thành phố sẽ khởi sắc và quý III sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, có thể đạt mức 10-14%.

Sứ mệnh vẻ vang của thành phố đầu tàu

Nhìn lại chặng đường 48 năm xây dựng và phát triển sau ngày non sông liền một dải, càng những lúc gặp khó khăn, thách thức; tinh thần, bản lĩnh, phẩm chất của con người thành phố càng được khẳng định, tỏa sáng. Với tinh thần “Thành phố Hồ Chí Minh vì cả nước, cả nước vì Thành phố Hồ Chí Minh”, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, thành phố luôn giữ vững vai trò, vị thế đầu tàu của cả nước. Trong những lần đến thăm, làm việc với lãnh đạo chủ chốt của thành phố kể từ sau Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh vai trò, vị thế đầu tàu của thành phố. Tổng Bí thư mong muốn, thành phố tiên phong thực hiện có hiệu quả các chủ trương, quyết sách lớn của Đảng để dẫn dắt kinh tế cả nước phát triển. Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chỉ rõ: Quy mô kinh tế của thành phố năm 2020 so với năm 2010 tăng 2,7 lần, GRDP bình quân đầu người tăng gấp đôi. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và niềm tin, kỳ vọng của nhân dân cả nước, sự ủng hộ, hợp tác chặt chẽ của các địa phương, thành phố đứng trước cơ hội lớn, tạo đột phá mạnh mẽ, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, vươn lên tầm cao mới...

Kỷ niệm Ngày hội non sông thống nhất năm nay trùng vào Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch). Ngày vui có sự hội tụ, hiển linh của nguyên khí quốc gia, linh khí cội nguồn tiên tổ, kết tinh thành động lực, niềm tin, khát vọng mới, vươn tới những tầm cao mới...

Mục tiêu đến năm 2030: Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ-công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học-công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á. Tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500USD; kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP. Tầm nhìn đến năm 2045: Thành phố Hồ Chí Minh phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á. (Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị).
Theo Quân đội Nhân dân

Tin mới cập nhật

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Hoạt động công nghiệp và thương mại tại tỉnh Sóc Trăng trong tháng 10/2024 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Theo Văn bản số 8645/BCT-CT ngày 29/10/2024, Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thu hút nhiều

Thu hút nhiều 'đại bàng' đầu tư, Quảng Ninh dự kiến đạt 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ thu hút được hơn 10 tỷ USD vốn FDI đăng ký, gần gấp đôi so với giai đoạn từ 2020 trở về trước.
Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Cục Hàng không yêu cầu ngừng khai thác 4 sân bay tránh bão TRAMI

Chiều 26/10, Cục Hàng không Việt Nam ra công điện tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số Cảng hàng không, sân bay do ảnh hưởng cơn bão TRAMI.
Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Đề xuất nâng mức phạt với các hành vi vượt đèn đỏ đến 8 triệu đồng, chuyên gia nói gì?

Chuyên gia đồng tình với đề xuất của Bộ Công an về việc tăng mức phạt tiền đối với hành vi vượt đèn đỏ, nhằm góp phần nâng cao ý thức người tham gia giao thông.
Bộ Giao thông vận tải ban hành công điện chủ động ứng phó bão Trami

Bộ Giao thông vận tải ban hành công điện chủ động ứng phó bão Trami

Sáng 25/10, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Công điện về việc ứng phó với bão Trami trên Biển Đông.
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh tác động của chiến sự Nga-Ukraine

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh tác động của chiến sự Nga-Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hiện chưa rõ thời điểm kết thúc, bởi vậy việc có các giải pháp để tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá trở thành nhiệm vụ cấp bách.
Ngư dân lao đao khi cá ngừ vằn rớt giá

Ngư dân lao đao khi cá ngừ vằn rớt giá

Cá ngừ vằn đang rớt giá liên tục, khiến ngư dân tại Khánh Hòa và một số tỉnh gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì đánh bắt.
Việt Nam cần quan tâm hoàn thiện thể chế và cơ sở dữ liệu phát triển kinh tế số

Việt Nam cần quan tâm hoàn thiện thể chế và cơ sở dữ liệu phát triển kinh tế số

Trong 10 năm qua, kinh tế số Việt Nam đã phát triển cả nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh và ghi nhận sự xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực.

Tin khác

Quyết tâm về đích đúng hẹn Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành

Quyết tâm về đích đúng hẹn Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành

Dự án đầu tư xây dựng Sân bay Long Thành đang được gấp rút triển khai với hy vọng cán đích vào năm 2026.
Luật Dược sửa đổi: Nhiều chính sách, ưu đãi đưa ngành dược thành công nghiệp mũi nhọn

Luật Dược sửa đổi: Nhiều chính sách, ưu đãi đưa ngành dược thành công nghiệp mũi nhọn

Quốc hội thảo luận dự án Luật Dược sửa đổi, xem xét luật hóa chính sách phát triển công nghiệp dược và dược liệu sản xuất trong nước thành công nghiệp mũi nhọn.
Phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Phê duyệt 36 trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông vận tải đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ công tác đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam trong năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2024, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu đề ra.
Đề xuất mở rộng sân bay Côn Đảo, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Đề xuất mở rộng sân bay Côn Đảo, Bộ Giao thông vận tải nói gì?

Sáng 21/10, Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ rà soát, làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để thống nhất phương án nâng cấp, mở rộng sân bay Côn Đảo.
Dự kiến khởi công đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh vào năm 2030

Dự kiến khởi công đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh vào năm 2030

Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Nhiều đề xuất mới sửa đổi quy định về an toàn hàng không dân dụng

Nhiều đề xuất mới sửa đổi quy định về an toàn hàng không dân dụng

Chiều 14/10, Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Bộ Quy chế an toàn hàng không dân dụng.
Hà Nội: Điều chỉnh mức giá vé xe buýt tăng thêm là hoàn toàn phù hợp thực tiễn

Hà Nội: Điều chỉnh mức giá vé xe buýt tăng thêm là hoàn toàn phù hợp thực tiễn

Theo chuyên gia nhận đinh, việc tăng giá vé xe buýt phần nào giúp tăng nguồn thu, góp phần giảm trợ giá cho nguồn ngân sách của thành phố.
Bảo đảm nguồn cung xăng dầu là bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu là bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế

Một trong những bài học đáng chú ý được rút ra từ việc phòng, chống bão Yagi vừa qua là việc phối hợp thông suốt trong việc bảo đảm cung ứng xăng dầu.
Lùi thời gian hoàn thành Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành

Lùi thời gian hoàn thành Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành

Sáng 10/10, Bộ Giao thông vận tải đề xuất về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động