Tăng khả năng tiếp cận vốn để đẩy lùi “tín dụng đen”
Tội phạm “tín dụng đen” gia tăng về số vụ, tính chất, lẫn mức độ
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến nhiều người lao động rơi vào cảnh khó khăn, tội phạm tín dụng đen đã lợi dụng tình cảnh này để mở rộng “bẫy” vay nợ… Đồng thời, tội phạm tín dụng đen đã sử dụng nhiều cách thức xử lý, đòi nợ phi pháp, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây bức xúc trong xã hội.
Đồng tình với quan điểm này, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng cho biết, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 đến nay đã khiến thu nhập của người dân, nhất là đối tượng lao động thời vụ, công nhân, người kinh doanh nhỏ bị giảm sút. Trong bối cảnh đó, nhiều người dân không có thu nhập để trang trải các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, dẫn tới tình hình tội phạm tín dụng đen có chiều hướng diễn biến phức tạp với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ dụ dỗ khách hàng cho vay trên các app trực tuyến, qua điện thoại....
Hiện, tín dụng đen len lỏi dưới rất nhiều hình thức. Một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ thành lập nhiều cơ sở, cửa hàng tại các địa phương khác nhau, vừa hoạt động cho vay cầm cố tài sản tại cửa hàng, vừa hoạt động trên không gian mạng nhưng thu thêm nhiều khoản phí, quy định tiền phạt lớn nhằm lách quy định pháp luật về lãi suất, có dấu hiệu cho vay lãi nặng. Các đối tượng hình sự hoạt động cho vay lãi nặng dưới hình thức hụi, họ, nhắm đến một bộ phận tiểu thương, người kinh doanh nhỏ lẻ, thanh thiếu niên, các đối tượng cần tiền “vay nóng” phục vụ nhu cầu bất chính, tiêu xài cá nhân...
![]() |
Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến nhiều người lao động rơi vào cảnh khó khăn, tội phạm tín dụng đen đã lợi dụng tình cảnh này để mở rộng “bẫy” vay nợ |
Bên cạnh các ứng dụng cho vay tiền của các chức tín dụng, công ty tài chính, xuất hiện nhiều ứng dụng không rõ nguồn gốc về đơn vị chủ quản có biểu hiện hoạt động tín dụng đen. Các ứng dụng này thường xuyên thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng. Thống kê từ cơ quan chức năng tại nhiều tỉnh, thành thời gian gần đây cho thấy, hoạt động tín dụng đen xuất hiện trên tất cả các địa bàn từ quận đến huyện, từ thành thị đến nông thôn, đa dạng về người đi vay, người cho vay và người tham gia. Số loại tội phạm hoạt động “tín dụng đen”, kinh doanh, tư vấn tài chính, cho vay tiền, huy động góp tiền chơi “họ”, “hụi”, “phường”… có chiều hướng phức tạp, gia tăng cả về số vụ, tính chất, lẫn mức độ hoạt động.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, nếu như những năm trước, hoạt động tín dụng đen dẫn đến các vụ trọng án, án nghiêm trọng thường xảy ra ở các khu vực các quận nội thành thì trong thời gian vừa qua có xu hướng chuyển dịch về các huyện ngoại thành. Trong đó, lãi suất thường là 2.000 đồng/1 triệu/1 ngày, nhưng các đối tượng biết con nợ đa số cần tiền cấp bách nên thường lấy lãi là 5.000 đồng/1 triệu/1 ngày (182,5%/1 năm). Nhiều trường hợp là 7.000 đồng, đến 10.000 đồng/1 triệu/1 ngày (250 đến hơn 300%/năm).
Để đối phó với các cơ quan chức năng, các đối tượng hoạt động tín dụng đen chuyển hướng lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook)... để len lỏi, tiếp cận, mời chào số lượng lớn người có nhu cầu vay tiền với thủ đoạn quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản ngân hàng... Ngoài ra, các công ty cung cấp ứng dụng kết nối giữa người có tiền cho vay và người có nhu cầu vay tiền, lãi suất đúng như quy định của nhà nước, nhưng lại biến tướng bằng hình thức thu “phí dịch vụ”, số tiền lãi thực tế thường trên 100% so với quy định của ngân hàng Nhà nước. Các ứng dụng này có khả năng truy cập thu thập danh bạ, lịch sử tin nhắn, cuộc gọi, thông tin tài khoản mạng xã hội.... của người vay để sử dụng khi đòi nợ hoặc cho những mục đích trái pháp luật khác.
Không những thế, mặc dù là ứng dụng trên mạng Internet nhưng việc đòi nợ các đối tượng thực hiện như các giao dịch vay tín dụng đen thông thường, sẽ có đội ngũ đòi nợ sử dụng số điện thoại gọi đến người vay tiền hoặc trực tiếp đến nhà, trụ sở công ty, nơi làm việc gây áp lực để đòi nợ. Riêng địa bàn TP. Hà Nội, trong 5 năm vừa qua, cơ quan công an đã phát hiện 1.390 vụ việc có liên quan đến hoạt động tín dụng đen, gồm: 389 vụ phạm pháp hình sự, 926 đối tượng có liên quan và 1.001 vụ việc đổ chất bẩn, chất thải xác định có mâu thuẫn bắt nguồn từ hoạt động vay, cho vay tài chính, cầm đồ. Đồng thời, đã tổ chức tổng kiểm tra 7.098 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, dịch vụ đòi nợ, phát hiện xử lý 585 trường hợp vi phạm.
Tăng cường tín dụng chính thức
Bà Trần Thanh Nữ Tường Vy - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty Tài chính SHB Finance cho biết, để ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan công an các cấp, đồng hành và triệt phá những đường dây cho vay nặng lãi. Đồng thời, rất cần cơ quan chức năng kịp thời ban hành các quy định về quản lý vốn, dự phòng rủi ro, cập nhật thông tin tín dụng khách hàng trong hoạt động cho vay đối với các tổ chức cầm đồ, P2P, vay online… nhằm đưa nhóm tổ chức này vào khuôn khổ quản lý chung.
“Bên cạnh việc nâng cao công nghệ số hóa để khách hàng vay tiền nhanh và thuận tiện hơn, SHBFC luôn có kế hoạch mở rộng, phát triển mạng lưới kinh doanh nhằm tiếp cận khách hàng sâu rộng hơn, hỗ trợ vay vốn cho mọi tầng lớp, đối tượng khách hàng” - Bà Trần Thanh Nữ Tường Vy thông tin.
![]() |
Nhằm góp phần hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen, NHNN sẽ tăng cường các kênh tiếp cận vốn chính thức cho người dân |
Cùng góc nhìn từ công ty tài chính tiêu dùng, bà Hồ Thị Như Hà, Phó tổng giám đốc Công ty tài chính FE Credit, đề xuất một số nội dung để tăng số lượng người dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng an toàn: Tích cực vận động tuyên truyền về các cơ chế, chính sách tín dụng đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp người dân, doanh nghiệp hiểu về tín dụng từ các kênh cung cấp tín dụng chính thức. Đẩy mạnh giáo dục kiến thức tài chính cho người tiêu dùng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, hỗ trợ và đồng hành cùng người dân hồi phục đời sống kinh tế.
Đại diện FE Credit cũng đề xuất cho các công ty tài chính được kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia để có thể định vị khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn, đồng thời giúp việc thẩm định, đánh giá khách hàng chính xác hơn.
Còn theo chuyên gia tài chính ngân hàng - TS Cấn Văn Lực, các kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy cần 3 nhóm giải pháp chính để ngăn chặn tín dụng đen: Các giải pháp về quy định pháp lý và quản lý; các giải pháp về nâng cao kiến thức tài chính và các giải pháp đáp ứng nhu cầu vốn thông qua hoạt động tài chính chính thức.
Cụ thể, phải tăng khả năng tiếp cận tín dụng, vốn chính thức cho người dân và doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để phát triển kinh tế số, tài chính số; nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân và doanh nghiệp về dịch vụ tài chính - ngân hàng; triển khai đồng bộ các biện pháp mạnh đối với hành vi tín dụng đen…
Phó Thống đốc NHNN - Đào Minh Tú cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, hướng các tổ chức tín dụng tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực này bằng nguồn vốn, sự thuận lợi, mạng lưới, sản phẩm dịch vụ hiện nay như vay lưu động, vay kết nối giữa người mua người bán hàng… “Nhằm góp phần hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen, NHNN sẽ tăng cường các kênh tiếp cận vốn chính thức cho người dân. Đây vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của chính các tổ chức tín dụng” - Phó Thống đốc NHNN khẳng định.
Tin mới cập nhật

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phục hồi ngoạn mục

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận tín dụng xanh

Những cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nhanh nhất

Infographic | Những ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?

Chuyên gia dự báo ‘nóng’ về xu hướng tỷ giá 2025

Cải thiện ‘sức khỏe’, ngân hàng đua hút vốn ngoại

Infographic | Top ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2024

Kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?
Tin khác

Cần Thơ: Bước tiến trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại - MBV kiện toàn bộ máy lãnh đạo

Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML

Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đọc nhiều

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Nhận định chứng khoán 28/4: Giải ngân thăm dò cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 29/4: Cân nhắc nắm giữ cổ phiếu

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế
