Quốc hội thảo luận về chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung hai luật về xuất, nhập cảnh Ngày 29/5, Quốc hội thảo luận về quản lý các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 |
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM có 7 nhóm cơ chế, chính sách, với 44 nội dung cụ thể, trong đó có chính sách lần đầu được quy định.
Quang cảnh một phiên họp của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5. |
Dự thảo Luật trình Quốc hội gồm 7 chương, 54 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 31 điều về nội dung; sửa đổi, bổ sung 9 điều về kỹ thuật; bãi bỏ một số quy định tại 5 điều và bỏ 3 điều; đồng thời bãi bỏ hai điều của Luật Công nghệ thông tin; sửa đổi một ngành nghề thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư; sửa đổi một tên phí thuộc Danh mục Phí, Lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và Lệ phí.
Cuối phiên họp sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa, kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận; việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.
Trong phiên họp chiều, các đại biểu Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về nội dung này.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh cũng được các đại biểu thảo luận ở tổ tại phiên họp chiều 30/5.
Nội dung chính của dự thảo Nghị quyết có 7 nhóm cơ chế, chính sách với 44 nội dung cụ thể. Đó là các chính sách đã được quy định tại Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; tại các Nghị quyết về cơ chế đặc thù áp dụng cho các địa phương khác; tại các dự thảo luật trình Quốc hội...
Bên cạnh đó là các chính sách mới lần đầu được quy định với 4 nhóm vấn đề: đầu tư, tài chính-ngân sách, quản lý đất đai, quy hoạch và tổ chức bộ máy.
Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN) |
Trong các cơ chế, chính sách mới, đột phá, có tác động lan tỏa (gồm 27 cơ chế chính sách), Chính phủ đề xuất trường hợp thành phố dự kiến có nguồn thu ngân sách địa phương để bố trí tăng chi đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, thành phố được thực hiện trước việc phân bổ nguồn thu này cho các dự án mới, bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, làm cơ sở bố trí vốn hằng năm và báo cáo Quốc hội vào năm cuối kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Thành phố được sử dụng vốn đầu tư công của ngân sách thành phố ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam thực hiện cho vay hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm.
Bên cạnh đó, thành phố được áp dụng thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD): sử dụng ngân sách địa phương nhằm triển khai dự án đầu tư công độc lập để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư vùng phụ cận các nhà ga thuộc tuyến đường sắt, vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 để thu hồi đất, thực hiện tái định cư tại chỗ và tạo quỹ đất, đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị.
Thành phố được mở rộng lĩnh vực áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao và văn hóa; được chủ động quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của các dự án PPP này.../.