Nhu cầu vàng trong năm 2022 lớn nhất trong hơn một thập kỷ
Nhu cầu "vàng đen" yếu khiến giá dầu thế giới đi xuống |
Theo Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng năm 2022 của Hội đồng Vàng Thế giới, tổng nhu cầu vàng toàn cầu tăng 18% lên 4.764,4 tấn vào năm 2022, không bao gồm các giao dịch OTC (các thực hiện trực tiếp giữa các đại lý mà không có sự giám sát của sàn giao dịch). Quý IV/2022 chứng kiến nhu cầu kỷ lục là 1.337 tấn. Trong khi đó, nhu cầu đầu tư trong năm 2022 đạt 1.107 tấn, tăng 10% so với một năm trước đó.
Nhu cầu đầu tư vàng miếng và tiền xu tăng 2% lên 1.217 tấn, trong khi lượng vàng nắm giữ của các quỹ ETF giảm 110 tấn, tương đương 3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, theo Hội đồng Vàng Thế giới, năm ngoái đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu của Ngân hàng Trung ương trong năm thứ hai liên tiếp, nâng lượng mua hàng năm giữa các Ngân hàng Trung ương lên mức cao nhất trong 55 năm là 1.136 tấn, với lượng mua chủ yếu đến từ các ngân hàng trung ương ở thị trường mới nổi như như Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
“Năm 2022 không chỉ là năm mua ròng thứ 13 liên tiếp giữa các Ngân hàng Trung ương, mà còn là mức nhu cầu hàng năm cao thứ hai được ghi nhận kể từ năm 1950” - Hội đồng Vàng Thế giới cho biết.
Nhu cầu vàng trong năm 2022 lớn nhất trong hơn một thập kỷ, lên mức 4.764,4 tấn |
Theo tổ chức này, hoạt động ổn định của vàng vào năm 2022 bất chấp những trở ngại lớn từ việc tăng lãi suất và đồng đôla mạnh trong phần lớn thời gian của năm, đã khơi dậy sự quan tâm của các nhà đầu tư, và khi tâm lý của các nhà đầu tư đã ổn định mức lãi suất cao nhất có thể xảy ra, các đợt tăng lãi suất sẽ ít gây ra vấn đề hơn.
Hội đồng Vàng Thế giới cho biết, đồng USD tiếp tục suy yếu, rủi ro suy thoái kinh tế gia tăng, mối tương quan cao giữa trái phiếu và cổ phiếu và rủi ro địa chính trị gia tăng sẽ “tạo thành xương sống cho một trường hợp chiến thuật tích cực đối với vàng vào năm 2023”.
Trong khi đó, nhu cầu của Ngân hàng Trung ương vẫn “khó dự báo”, một phần vì họ có thể bị chi phối bởi chính sách, nhưng tổ chức này cho biết: “Sự chậm lại trong tăng trưởng tổng dự trữ có thể gây áp lực lên một số ngân hàng trung ương, làm giảm khả năng phân bổ sang vàng”. Do đó, việc mua vàng của Ngân hàng Trung ương vào năm 2023 sẽ “vừa phải hơn”.
Bernard Dahdah - Nhà phân tích hàng hóa cấp cao tại Ngân hàng đầu tư Natixis - cho biết, phi toàn cầu hóa và căng thẳng địa chính trị sẽ khiến các Ngân hàng Trung ương bên ngoài phương Tây thúc đẩy đa dạng hóa khỏi đồng đôla Mỹ, là “một xu hướng sẽ không thay đổi trong ít nhất một thập kỷ”.
Adrian Ash - Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại BullionVault - cho biết, việc các Ngân hàng Trung ương chuyển sang vàng “có thể cho thấy bối cảnh địa chính trị là một sự ngờ vực, nghi ngờ và không chắc chắn” sau khi Mỹ và các đồng minh đóng băng dự trữ đồng đôla của Nga.
Được biết, lần cuối cùng mức mua vàng như vậy diễn ra đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu. Năm 1967, các Ngân hàng Trung ương châu Âu đã mua một lượng lớn vàng từ Mỹ, dẫn đến việc giá vàng tăng vọt và sự sụp đổ của Quỹ dự trữ vàng London. Điều đó đã đẩy nhanh sự sụp đổ cuối cùng của Hệ thống Bretton Woods neo giá trị của đồng đôla Mỹ với kim loại quý.