Nguy cơ khủng hoảng tín dụng khi các ngân hàng thắt chặt cho vay
Năm 2023: Ngân hàng sẽ không hạ chuẩn tín dụng Cảnh báo nguy cơ tín dụng tuồn vào đảo nợ trái phiếu |
Giới chức kinh tế Mỹ và châu Âu cho biết đang theo dõi chặt chẽ căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng thời gian gần đây do điều này có thể kéo theo cuộc khủng hoảng tín dụng khi các ngân hàng thắt chặt hoạt động cho vay.
Các chính phủ trên khắp thế giới vẫn đang cảnh giác cao độ sau khi xảy ra tình trạng hỗn loạn tại các ngân hàng lớn của Mỹ và châu Âu, trong đó có sự sụp đổ của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank của Mỹ cùng vụ giải cứu Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai tại Thụy Sĩ.
![]() |
Đồng 100 USD. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Tuần trước, thị trường tài chính đã phát đi tín hiệu căng thẳng. Đồng euro giảm so với đồng USD, cùng với lợi suất trái phiếu chính phủ Khu vực đồng tiền chung euro (Erozone) giảm và chi phí bảo hiểm đối với các vụ vỡ nợ ngân hàng tăng, bất chấp sự đảm bảo từ các nhà hoạch định chính sách.
Trong nỗ lực mới nhất nhằm xoa dịu các nhà đầu tư, Bộ Tài chính Mỹ ngày 24/3 cho biết Hội đồng Giám sát ổn định tài chính (FSOC) đánh giá hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn đang hoạt động "mạnh mẽ và có khả năng chống chịu tốt."
Phát biểu trên chương trình "Face the Nation" của đài CBS, Chủ tịch chi nhánh Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Minneapolis, ông Neel Kashkari, cho rằng hiện chưa thể biết rõ căng thẳng ngân hàng lên đến mức độ nào thì có thể dẫn tới tín dụng bị thắt chặt trên diện rộng khiến nền kinh tế Mỹ trì trệ.
Ông Kashkari cũng nhận định còn quá sớm để đánh giá những tác động của căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng đối với nền kinh tế cũng như đối với quyết định lãi suất tiếp theo Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC). Do đó, nhà chức trách Mỹ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến.
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Luis de Guindos nhận định những bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng gần đây sẽ khiến tăng trưởng và lạm phát thấp hơn. Điều này có thể kéo theo việc thắt chặt thêm các tiêu chuẩn tín dụng trong Eurozone, ảnh hưởng đến nền kinh tế, kéo tăng trưởng chậm lại và lạm phát thấp hơn.
Căng thẳng gia tăng đột ngột đối với các ngân hàng đã đặt ra câu hỏi liệu các ngân hàng trung ương lớn có tiếp tục theo đuổi việc tăng lãi suất mạnh mẽ để "ghìm cương" lạm phát hay không, cùng suy đoán về thời điểm lãi suất bắt đầu giảm.
Ông Erik Nielse, trưởng nhóm cố vấn kinh tế tại UniCredit ở London (Anh), cho rằng trong bối cảnh quan ngại ngày một gia tăng về việc căng thẳng ngân hàng có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính lan rộng, các ngân hàng trung ương cần gắn chính sách tiền tệ với sự ổn định tài chính.
Các ngân hàng lớn, trong đó có Fed và ECB, cần đưa ra một tuyên bố chung về việc sẽ không tính tới bất kỳ đợt tăng lãi suất nào, ít nhất là cho đến khi thị trường tài chính ổn định trở lại.
Fed đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tuần qua, song để ngỏ khả năng sẽ cân nhắc tạm dừng các đợt tăng lãi suất tiếp theo cho đến khi có thông tin rõ ràng về thay đổi hoạt động cho vay của các ngân hàng sau sự sụp đổ của SVB và Signature.
Ông Kashkari cho biết mặc dù có những mặt tích cực như làn sóng rút tiền gửi ở ngân hàng dường như đã chậm lại, hay niềm tin đang dần được khôi phục ở các ngân hàng nhỏ hơn và quy mô khu vực, song vẫn có một số dấu hiệu đáng lo ngại. Phần lớn thị trường vốn đã đóng cửa trong 2 tuần qua và nếu tình trạng này tiếp diễn có thể sẽ có tác động lớn tới nền kinh tế.
Fed đã triển khai một chương trình cho vay khẩn cấp nhằm cung cấp thanh khoản để hỗ trợ các ngân hàng khu vực rơi vào bất ổn.
Dữ liệu gần đây cho thấy đã có lượng tiền gửi được chuyển từ các ngân hàng nhỏ hơn sang các ngân hàng lớn hơn trong những ngày sau khi SVB sụp đổ vào ngày 10/3. Dù vậy, tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định tình hình ở các ngân hàng đã "ổn định"./.
Tin mới cập nhật

Lo ngại chênh lệch cung cầu thúc đẩy giá dầu đi lên

G7 nhất trí tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển

Indonesia, EU đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện song phương

Lần đầu tiên từ 2014, Nga có GDP lọt Top 10 của thế giới

Lễ đăng quang của Nhà vua nước Anh Charles III diễn ra như thế nào?

Nguy cơ vỡ nợ của Mỹ đẩy giá vàng tăng vọt

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 diễn ra từ ngày 9-11/5

Giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống trước thềm cuộc họp của Fed

Triển vọng nhu cầu tăng khiến giá dầu leo dốc

G7 cam kết đưa mức phát thải ròng về 0 muộn nhất vào năm 2050
Tin khác

Vượt Trung Quốc, Ấn Độ trở thành nước đông dân nhất thế giới

WTO dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2023 ở mức 1,7%

ASEAN thúc đẩy an ninh năng lượng điện bền vững và kết nối khu vực

Nhân dân tệ vượt USD, trở thành đồng tiền giao dịch nhiều nhất ở Nga

Giá dầu tăng vọt 8%, có thể chạm mốc 95 USD/thùng vào cuối năm

Giá dầu trên thị trường châu Á giảm trong chiều cuối tuần 31/3

Dự báo châu Á là một động lực chính cho tăng trưởng toàn cầu

Các ngân hàng trung ương ASEAN thảo luận về nội dung kinh tế ưu tiên

Iraq ngừng xuất khẩu dầu thô từ miền Bắc sau khi thắng kiện Thổ Nhĩ Kỳ

Trung Quốc tăng số chuyến bay quốc tế trong mùa Hè và mùa Thu
Đọc nhiều

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Bộ Công Thương liên tiếp ra 2 văn bản "nóng" gỡ khó điện gió, điện mặt trời

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023
