Người dùng Internet Việt Nam đã có công cụ mới để phòng chống tin giả
Thời gian qua, mặc dù Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng, ngăn chặn xử lý tin giả, thông tin sai sự thật, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng dần được hoàn thiện, nhưng tin giả trên không gian mạng vẫn liên tục được sản sinh, khó có thể ngăn chặn hoàn toàn.
![]() |
Cẩm nang phòng chống tin giả chính thức được phát hành theo bản giấy và bản điện tử. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt từ phía các cơ quan quản lý, người dân cũng cần tự trang bị các kiến thức cơ bản, biết sàng lọc và nhận biết tin giả cũng như những hành vi vi phạm pháp luật khi hoạt động trên không gian mạng để có ứng xử phù hợp nhằm hạn chế sự phát tán và ảnh hưởng của tin giả.
Trên cơ sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai xây dựng và chính thức công bố "Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" vào ngày 27/12.
Theo ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: "Cẩm nang là công cụ hết sức quan trọng, bởi nó trao cho cộng đồng, trao cho người sử dụng mạng Internet, tham gia vào không gian số hàng ngày công cụ để cùng nhận biết, ứng xử phù hợp và góp phần chung tay loại trừ tin giả, tin sai sự thật."
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chủ trì lễ ra mắt 'Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng.' (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Cũng theo Thứ trưởng Lâm, mục tiêu mà Bộ Thông tin và Truyền thông hướng tới khi xây dựng cẩm nang là nâng cao nhận thức về trách nhiệm trên không gian mạng cho người dùng Internet ở Việt Nam. Thứ hai, cẩm nang sẽ cung cấp các thông tin, kỹ năng cơ bản nhất để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia không gian mạng có kiến thức tổng quan, cần thiết để nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả với tình trạng tin giả, tin sai sự thật có xu hướng tăng trên không gian mạng hiện nay.
"Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" được xây dựng căn cứ các quy định của pháp luật, Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông, các quy trình xử lý thông tin của Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC); dựa trên các vấn đề thực tế mà người sử dụng thường gặp khi tương tác trên môi trường mạng và tham khảo các tài liệu nghiên cứu, kinh nghiệm thực tế của một số nước và các nguyên tắc cộng đồng của các nền tảng xuyên biên giới lớn.
Tại lễ ra mắt, ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết cẩm nang được xây dựng dễ hiểu, đơn giản nhất, nhiều hình ảnh nhất cho những người dân có thể nắm được những quy định về pháp luật, và những điều cần biết để phòng tránh tin giả.
Ông Lê Quang Tự Do cũng cho biết thêm cẩm nang được trình bày thành 2 phần bao gồm một phần tóm tắt ngắn gọn, dễ hiểu, dễ sử dụng, là những kỹ năng cơ bản để người sử dụng có thể nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả khi gặp một tin giả, tin sai sự thật.
Phần tiếp theo đi vào những kiến thức cụ thể: Khái niệm tin giả trên không gian mạng; hướng dẫn nhận biết tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; tác động của tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; trách nhiệm của người dùng và nhà cung cấp dịch vụ khi hoạt động trên không gian mạng; quy trình rà quét, phát hiện và xử lý tin giả trên không gian mạng; các quy định xử phạt; những câu hỏi thường gặp.
Bộ tài liệu "Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" được phát hành theo hình thức sách in, sách điện tử (do Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản) đồng thời được phổ biến trên các mạng xã hội lớn thông qua hình thức các video clip ngắn, dễ hiểu.
Cẩm nang cũng sẽ liên tục được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với sự thay đổi trong chính sách quản lý cũng như để ứng phó với những tình huống mới trên không gian mạng.
Tin mới cập nhật

Những dự báo về an ninh mạng Việt Nam trong năm 2023

Tiêu dùng thông minh kỷ nguyên số
Tin khác

Năm 2023, đưa điện, Internet đến 100% thôn, bản trên toàn quốc

Khu Công nghệ cao Hòa Lạc: Hình thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ bậc cao cho đất nước

RMIT giới thiệu sáng kiến Digital3 mới, mở rộng cánh cửa vào nền kinh tế số

Vai trò đặc biệt của Việt Nam trong kế hoạch của Apple

Sẽ dừng vận hành các hệ thống không đáp ứng đủ quy định về an toàn thông tin

5G sẽ trở thành công nghệ hàng đầu ở Đông Nam Á

Bảo đảm an ninh nguồn nước: Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để dự báo công suất năng lượng tái tạo

Việt Nam lần đầu tiên có ứng dụng thương mại điện tử cho ngành cơ khí

Mastercard ra mắt công nghệ thanh toán không tiếp xúc thông qua Google Wallet
Đọc nhiều

Điểm mới Táo quân 2023: các Táo cùng tranh tài trong cuộc thi mang tên “Táo bạo”

Quy định mới về tiền lương, phụ cấp có hiệu lực trong năm 2023

Lãi suất diễn biến ra sao sau Tết Nguyên Đán?

Mùng 4 Tết: Phủ Tây Hồ (Hà Nội) đông kẹt cứng

Xuất khẩu nông sản chính ngạch cơ hội “tỷ đô” cho Đắk Lắk

Du khách ùn ùn đổ về Sa Pa, xếp hàng dài cả cây số chờ cáp treo lên đỉnh Fansipan

Ứng xử ra sao trước áp lực lãi suất – tỷ giá năm 2023?

Cận cảnh điểm bắn pháo hoa phục vụ đêm giao thừa ở Hà Nội

Nét đẹp văn hóa trong lễ chùa đầu năm của người Việt
