Kit test nhanh Covid-19 tràn ngập “chợ mạng”, cẩn trọng hàng “dởm”
Việc các mẫu test nhanh Covid-19 đang được bán ngoài thị trường được nhiều người dân quan tâm xuất phát từ nhu cầu và tâm lý của người dân. Từ đó, nhiều người hiện nay đang thắc mắc, liệu có nên mua test nhanh Covid-19 và tự kiểm tra tại nhà hay không? Chị Nguyễn Thị Thanh Nga (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Hiện nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các biến chủng mới lây lan với tốc độ nhanh, cá nhân tôi cũng muốn tìm hiểu trạng thái của mình để có thể ứng phó với dịch 1 cách chủ động nhất nên cũng có suy nghĩ thử tự mua test nhanh về thực hiện. Đương nhiên, tôi cũng tìm hiểu rõ nguồn gốc của các loại test. Hơn hết, luôn thực hiện nghiêm túc 5K trong mọi trường hợp phải tiếp xúc với người khác vẫn là điều quan trong nhất thời điểm này”.
Tuy nhiên, khi mua các mẫu test nhanh đang bán trên thị trường, người dân có thể mua phải các sản phẩm kém chất lượng, trôi nổi không rõ nguồn gốc, có thể đem lại kết quả không chính xác. Mới đây, lực lượng quản lý thị trường TP. Hà Nội phối hợp cùng Đội Chống buôn lậu - Phòng PC03 Công an Hà Nội phát hiện một đường dây mua bán que test nhanh Covid-19 do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ tại hai cơ sở kinh doanh trên địa bàn quận Hoàng Mai và quận Thanh Xuân. Lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 3.000 que test nhanh Covid-19 do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ trên địa bàn.
![]() |
Kit test nhanh Covid-19 tràn ngập “chợ mạng”, cẩn trọng hàng “dởm” |
Trước đó, trong tháng 6, qua kiểm tra, kiểm soát, lực lượng quản lý thị trường cũng phát hiện một số lượng lớn các bộ kit test nhanh Covid-19 được nhập lậu vào Việt Nam. Các sản phẩm này đa dạng và được quảng cáo với nguồn gốc xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản … được thẩm lậu vào nội địa qua đường xách tay. Do đó, nguy cơ tiềm ẩn về những loại test nhanh kém chất lượng được trà trộn và bán tới tay người dân hoàn toàn hiện hữu.
Thông tin về tình hình buôn bán hàng lậu, hàng giả trong giai đoạn dịch Covid-19 hiện nay, ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, từ khi dịch bùng phát vào năm 2020, những mặt hàng liên quan đến thiết bị y tế, khẩu trang, nước rửa tay… khan hiếm nên năm 2020, gian lận thương mại liên quan đến mặt hàng này rất nhiều. Đến năm 2021, khi dịch bùng phát lần thứ 4, gian lận thương mại tương đối tinh vi hơn, mặt hàng đa dạng hơn.
Hiện nay, bộ kit test nhanh Covid-19 có một công ty ở Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép để sản xuất. Vì vậy, đề nghị người tiêu dùng hết sức lưu ý khi mua sản phẩm này, phải kiểm tra rõ ràng thông tin nguồn gốc sản phẩm và phải được cấp phép của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, tình trạng gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử rất cao, chủ yếu qua các sàn giao dịch thương mại điện tử và mạng xã hội như facebook và zalo. Lực lượng QLTT trên cả nước vẫn đang phối hợp với các cơ quan chức năng để “tấn công”, cũng như có phương án điều tra, xác minh và xử lý các hành vi vi phạm. Người tiêu dùng cần có những cách thức kiểm tra cũng như tự cảnh giác để thẩm tra thông tin về xuất xứ nguồn gốc hàng hóa trước khi đặt mua hàng.
Trước thông tin các dụng cụ test nhanh được bày bán trên mạng, Bộ Y tế cũng cho biết, việc sử dụng các loại test này sẽ tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh khi tạo sự chủ quan nếu kết quả âm tính giả. Do đó, ngành y tế khuyến cáo người dân không nên mua những sản phẩm này. Test nhanh thuộc trang thiết bị vật tư y tế, do đó cần phải được Bộ Y tế công nhận. Và kit test nhanh Covid-19 được lưu hành ở Việt Nam phải được Hội đồng thẩm định, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) cấp phép. Nếu các bộ test nhanh được các trang mạng chào bán không có tên trong danh mục mà Bộ Y tế đưa ra là không hợp pháp.
Hơn nữa, kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính chỉ có tác dụng chứng nhận ở thời điểm đó, nếu người dân không thực hiện các biện pháp phòng dịch tốt, nguy cơ trở thành F0 luôn thường trực. Do đó, khi có nhu cầu, người dân có thể đến các cơ sở y tế để được cung cấp dịch vụ xét nghiệm tầm soát Covid-19. Mức giá cho 2 phương pháp này là 238.000 đồng/mẫu test nhanh và 734.000 đồng/mẫu đơn đối với xét nghiệm RT-PCR.
Tin mới cập nhật

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh
Tin khác

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Đa dạng thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế tạo

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Việt Nam đứng đầu về nguồn cung hạt điều cho Hoa Kỳ, chiếm 87,8%
Đọc nhiều

Nhận định chứng khoán 23/4: Mở thêm vị thế mua mới

Nhận định chứng khoán 21/4: Cân nhắc giải ngân từng phần

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Nhận định chứng khoán 22/4: Nhịp hồi phục quay lại

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Nhận định chứng khoán 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu

Hành khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 cần lưu ý gì?
