Hội nghị Bộ trưởng tài chính G20 thảo luận nhiều vấn đề nóng
Sáng 24/2, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã lần đầu được tổ chức tại Bengaluru, bang Karnataka của Ấn Độ.
![]() |
(Nguồn: Reuters) |
Bộ trưởng Tài chính Nirmana Sitharaman và Thống đốc ngân hàng trung ương Shaktikanta Das của Ấn Độ đã đồng chủ trì hội nghị.
Trong thông điệp video khai mạc hội nghị, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh đây là cuộc đối thoại cấp bộ trưởng đầu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ và chúc hội nghị gặt hái nhiều thành công.
Nêu bật những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay, Thủ tướng Modi cho biết các đại biểu là đại diện cho lãnh đạo nền kinh tế và tài chính toàn cầu vào thời điểm thế giới đang đối mặt với những khó khăn kinh tế nghiêm trọng.
Ông nêu ví dụ về đại dịch COVID-19 và những hậu quả của đại dịch đối với kinh tế toàn cầu, như căng thẳng địa chính trị gia tăng, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, giá cả tăng cao, an ninh lương thực và năng lượng bất ổn, nợ công thiếu bền vững ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đồng thời làm xói mòn niềm tin đối với các tổ chức tài chính quốc tế khi những tổ chức này chưa thể cải cách nhanh chóng.
Theo Thủ tướng Modi, hiện nay việc củng cố sự ổn định, niềm tin và tăng trưởng cho nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào những người giám sát các nền kinh tế và hệ thống tiền tệ hàng đầu thế giới.
Đề cập tình hình kinh tế Ấn Độ phát triển sôi động, Thủ tướng Modi nhấn mạnh sự lạc quan của người tiêu dùng và nhà sản xuất Ấn Độ về tương lai của nền kinh tế quốc gia, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng những người tham gia hội nghị sẽ truyền cảm hứng và tinh thần tích cực tương tự ra toàn cầu. Ông kêu gọi các thành viên G20 tập trung thảo luận về những biện pháp bảo vệ người dân dễ bị tổn thương nhất trên thế giới và kêu gọi các lãnh đạo kinh tế toàn cầu tạo ra một chương trình nghị sự bao trùm.
Ông Modi cũng nêu bật ý nghĩa chủ đề nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Ấn Độ là "Một Trái đất, Một Gia đình, Một Tương lai” nhằm thúc đẩy tầm nhìn toàn diện. Theo Thủ tướng Modi, tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững dường như đang chậm lại mặc dù dân số thế giới đã vượt 8 tỷ người. Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải củng cố các ngân hàng phát triển đa phương để đối phó với những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và mức nợ cao.
Nhấn mạnh sự ảnh hưởng ngày càng tăng của công nghệ trong thế giới tài chính, Thủ tướng Modi kêu gọi các thành viên G20 tham gia khám phá và khai thác sức mạnh của công nghệ đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn để điều chỉnh nguy cơ mất ổn định và lạm dụng có thể xảy ra trong hệ thống tài chính kỹ thuật số.
Thủ tướng Modi lưu ý rằng Ấn Độ đã tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật số công cộng có độ an toàn, tin cậy và hiệu quả cao trong hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số quốc gia trong vài năm qua. Ông nêu rõ hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số của Ấn Độ đã được phát triển như những hàng hóa/dịch vụ công cộng miễn phí. Điều này về cơ bản đã thay đổi việc quản trị, tài chính toàn diện và sự thuận tiện của cuộc sống ở Ấn Độ.
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20, Ấn Độ đã tạo ra một hệ thống mới cho phép khách hàng sử dụng chế độ thanh toán nhanh nhất, đó là ‘UPI’ (Giao diện thanh toán hợp nhất). Lưu ý rằng cuộc họp đang diễn ra ở Bengaluru, thủ phủ công nghệ của Ấn Độ, Thủ tướng Modi cho biết các đại biểu có thể có được trải nghiệm trực tiếp về cách người tiêu dùng Ấn Độ chấp nhận thanh toán kỹ thuật số.
Dự kiến, trong 2 ngày diễn ra hội nghị, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 sẽ tập trung thảo luận hàng loạt vấn đề trong đó có vấn đề củng cố các ngân hàng phát triển đa phương để giải quyết những thách thức toàn cầu chung của thế kỷ 21./.
Tin mới cập nhật

Phần Lan thiếu nhân lực, cơ hội cho lao động Việt Nam

Điểm loạt tai nạn máy bay khiến hàng trăm người thiệt mạng

Hành khách “choáng” vì phát hiện người phụ nữ nằm ngủ trong ngăn hành lý máy bay

Xuất khẩu toàn cầu tới EU có thể giảm vì chính sách điều chỉnh carbon

AI - Trí tuệ nhân tạo: Mối đe dọa lớn hiện nay với con người

Trung Quốc: Thường Châu lần đầu cán mốc GDP vượt 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ

Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên Hợp Quốc

Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 11

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng trong năm 2024

EC tài trợ 1,2 tỷ euro cho dự án điện toán đám mây
Tin khác

Chủ tịch Fed nhận định còn quá sớm để suy đoán về thời điểm hạ lãi suất

Thụy Sĩ đóng băng gần 9 tỷ USD tài sản của Nga trong năm 2023

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Góc nhìn: Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào vào năm 2024?

Kinh tế sụt giảm, Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng cao

OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đến cuối tháng 11

Điện Kremlin khẳng định Nga tránh được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế

Ukraine cho biết 151 tàu đã sử dụng “hành lang nhân đạo” kể từ tháng 8

Tổng thống Putin nêu quan điểm của Nga về khả năng ‘đóng cửa với châu Âu’

Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng qua
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
