Đôi điều tản mạn về xứ sở Kim Chi

(VEN) - Trước khi đến xứ sở Kim Chi, trong tôi có nhiều câu hỏi về đất nước nhỏ bé có diện tích khoảng 100 nghìn km2, rất ít tài nguyên nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 65 năm kể từ khi “đình chiến” với người anh em miền Bắc, đã trở thành một quốc gia phát triển hàng đầu châu Á và top 10 thế giới. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30.000 USD/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 550 tỷ USD.
Đôi điều tản mạn về xứ sở Kim Chi

Sau hơn 2 tuần trải nghiệm ngắn ngủi ở xứ sở Kim Chi, tôi đã tìm ra phần nào câu trả lời tại sao đất nước này đạt được những thành tựu to lớn như vậy. Ấn tượng lớn nhất là về quy hoạch, môi trường, ý thức tuân thủ và xã hội học tập.

Điểm sáng về quy hoạch và môi trường

Hàn Quốc nổi tiếng thế giới không chỉ về những sản phẩm công nghệ, công nghiệp như điện tử, ô tô, thép, dệt may với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Samsung, LG, Hyundai, Posco… mà còn được biết đến với ngành nông nghiệp, du lịch, điện ảnh, mỹ phẩm…. Thống kê cũng chỉ ra rằng, Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới, thứ hai về chất bán dẫn, thứ ba về hàng điện tử, đứng thứ tư về may mặc. Sắt thép và các sản phẩm hóa dầu đứng thứ năm nếu xét về tổng giá trị và sản xuất ô tô đứng thứ sáu. Vậy họ quy hoạch thế nào để cùng lúc phát triển được nhiều lĩnh vực như vậy?

Ở Hàn Quốc, các khu công nghiệp đều được quy hoạch theo vùng như điện tử, cơ khí, chế tạo, dệt may, hóa chất, công nghiệp ô tô, đóng tàu… dựa trên những chính sách phát triển của từng thời kỳ. Các khu công nghiệp hạt nhân với những doanh nghiệp hạt nhân giữ vai trò chủ chốt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, tăng việc làm, đồng thời định hướng phát triển sự sáng tạo của kinh tế vùng. Xung quanh các khu công nghiệp hạt nhân ấy, người ta xây dựng các khu cung cấp nguyên vật liệu hàng hóa, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp. Chính các tổ hợp công nghiệp này đã sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu chiếm tới trên 71% tổng kim ngạch xuất khẩu; chiếm tới 49,2% công nghiệp chế tác của Hàn Quốc.

Dường như ở Hàn Quốc bạn sẽ không nhận ra đâu là khu đô thị và khu công nghiệp, bởi lẽ các nhà máy xí nghiệp sản xuất, cửa hàng giới thiệu sản phẩm nằm trong các tòa nhà cao tầng sạch sẽ, không tiếng ồn, không khói bụi và ô nhiễm. Sự chuyên biệt hóa rất rõ ràng. Các công ty sản xuất cứ sản xuất và xả thải, việc xử lý khói bụi, nguồn nước, hóa chất, chất thải… sẽ do các công ty vệ sinh môi trường chuyên môn đảm nhận. Sự sáng tạo của người bản địa được phát huy tối đa. Ngay cả đến các ống khói nhà máy cũng được trang trí, tạo nên một bức tranh đẹp đầy màu sắc.

Một điểm nổi bật khác mà Hàn Quốc đã làm được, đó là quy hoạch hệ thống đường giao thông hiện đại, đồng bộ. Dù ở khu đô thị hay tới những làng quê, thậm chí cả những con đường giữa cánh đồng đều được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Phương tiện di chuyển chính ở Hàn Quốc là ô tô, tàu điện ngầm. Trong các thành phố lớn, tình trạng kẹt xe giờ cao điểm vẫn diễn ra nhưng không thiếu chỗ để xe cá nhân. Gần như tất cả các chỗ đất trống từ vỉa hè, hành lang đường, dọc các con sông, những quả đồi… đều được phủ kín hoa, cỏ và cây xanh. Tại các tòa nhà, điểm công cộng như nhà ga, siêu thị, trạm dừng chân, công viên đều có nơi hút thuốc riêng biệt và luôn có người dọn dẹp sạch sẽ.

Đôi điều tản mạn về xứ sở Kim Chi

Ý chí vươn lên và một xã hội học tập

Trong bài giảng về kinh tế công nghiệp của hầu hết các giáo sư Hàn Quốc, dù khái quát hay chi tiết cho từng ngành, chúng tôi thường được nghe về lý do đưa Hàn Quốc phát triển như ngày nay. Đó là tinh thần quật khởi, ý chí vươn lên, ham học hỏi và sáng tạo.

Trong một giai đoạn dài từ năm 1910 đến năm 1945, Hàn Quốc chịu sự đô hộ khắc nghiệt của người hàng xóm Nhật Bản. Cho đến tận sau này, khi độc lập, nền sản xuất của Hàn Quốc vẫn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản. Thêm vào đó, sau năm 1953, Hàn Quốc luôn chịu áp lực đe dọa từ người anh em Triều Tiên. Chính những lý do này đã hình thành ở mỗi người Hàn Quốc ý chí vươn lên bằng sự đầu tư phát triển, tránh lệ thuộc vào bên ngoài.

Trên cơ sở các kế hoạch mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn 5 năm, Chính phủ Hàn Quốc đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp, tự sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu để cung cấp cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, thị trường Hàn Quốc quá nhỏ bé, vả lại nước này rất nghèo tài nguyên nên các nhà hoạch định chính sách đã tư vấn cho Chính phủ quyết định đảo ngược, nghĩa là sản xuất để vừa tiêu dùng vừa phục vụ xuất khẩu thu về ngoại tệ.

Chính sách của nhà nước lúc bấy giờ và một số lý do khác đã giúp hình thành những tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh như Samsung, Hyundai, LG.… Các tập đoàn này chỉ chiếm 20% tổng số doanh nghiệp nhưng nắm giữ tới 80% tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc.

Qua tìm hiểu, quá trình phát triển kinh tế công nghiệp của Hàn Quốc cũng tuần tự từng bước một, đó là xây dựng chính sách, thu hút đầu tư, gia công sao chép rồi cải tiến sáng tạo không ngừng trong sự cạnh tranh khốc liệt để biến nó thành của mình.

Để làm được điều này, theo ông Yun Jun Kim - Giám đốc Công ty SCS, người đã từng đảm nhận chức vụ Giám đốc Trung tâm đào tạo của Samsung trong nhiều năm, đó chính là đào tạo - một phần “bí mật” và là “chìa khóa” giúp Hàn Quốc phát triển như ngày nay.

Cũng theo ông Kim, khi còn làm ở Samsung, được đi ra nước ngoài, được thấy sự phát triển đa dạng của thế giới, ông đã cùng nhiều trí thức đề xuất Chính phủ tăng cường đào tạo cho người Hàn Quốc bằng việc cho cán bộ, công nhân đi học tập ở nước ngoài với nhiều hình thức khác nhau như nghiên cứu sinh, tập huấn, thăm viếng, đào tạo ngắn ngày. Đã có thời kỳ, mỗi năm Hàn Quốc có tới 200.000 người ra nước ngoài thông qua các hình thức nêu trên.

Kiến thức, sự trải nghiệm đã thúc đẩy sự tìm tòi, sáng tạo. Đó cũng chính là lý do những cải tiến, phát minh công nghệ ở Hàn Quốc trong tất cả các lĩnh vực phát triển không ngừng. Và ngày nay, chúng tôi có quyền tự hào khi nhiều sản phẩm công nghệ của mình đứng đầu thế giới, ông Kim chia sẻ.

Tạm biệt Hàn Quốc, ấn tượng trong tôi cũng lớn như thành tựu của đất nước này và tự hỏi, liệu chúng ta có thể làm được như thế? Giáo sư Deok Geun Lee đến từ Viện Nghiên cứu Hàn Quốc đã nói với chúng tôi rằng, ông tin Việt Nam sẽ làm được nếu tất cả đều chung ý chí, cùng hướng về mục tiêu và nỗ lực thực hiện.

Có thể nói, lòng tự tôn dân tộc, ý chí vươn lên, chính sách kinh tế đúng đắn thích ứng với xu thế mới của thời đại, cùng sự sáng tạo trên tinh thần xã hội học tập đã giúp Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng được thế giới thừa nhận và nhiều quốc gia phải học hỏi.
Đình Dũng

Tin mới cập nhật

7,67 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng

7,67 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng

Tính chung 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 7,67 triệu lượt người, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2025.
Khách du lịch châu Âu tăng mạnh sau hai tháng miễn visa

Khách du lịch châu Âu tăng mạnh sau hai tháng miễn visa

Chính sách miễn visa ngắn hạn cho 3 thị trường Pháp, Thuỵ Sĩ, Séc đang là ‘cú huých’ thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch châu Âu đến Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Gợi ý điểm đến dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 cho người Hà Nội: gần, đẹp, chi phí hợp lý, dễ đi lại, phù hợp cho nhóm bạn, gia đình, không lo quá tải hay tốn phí.
Xanh hoá du lịch: Cú huých nâng tầm vị thế Việt Nam

Xanh hoá du lịch: Cú huých nâng tầm vị thế Việt Nam

Du lịch xanh không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc để phát triển lâu dài, có trách nhiệm. Đây cũng là cú huých để nâng tầm du lịch Việt Nam.
Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch

Quảng Nam giảm giá tour đến 50% hút khách du lịch

70 doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam chung tay kích cầu giảm giá tour đến 50% để thu hút khách du lịch đến với địa phương trong năm 2025.
Khách du lịch châu Âu

Khách du lịch châu Âu 'bùng nổ' nhờ miễn visa ngắn hạn

Trong quý I/2025, khách du lịch châu Âu đến Việt Nam tăng trưởng hai con số. Đây là tín hiệu tích cực nhờ miễn visa ngắn hạn đối với thị trường này.
Infographic | Quý I/2025: Hà Nội thu gần 30.000 tỷ đồng từ du lịch

Infographic | Quý I/2025: Hà Nội thu gần 30.000 tỷ đồng từ du lịch

Tổng thu từ khách du lịch của Hà Nội quý I/2025 ước đạt gần 30.000 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Top món ăn từ cá ngon nhất châu Á, Việt Nam đóng góp 4

Top món ăn từ cá ngon nhất châu Á, Việt Nam đóng góp 4

Canh chua cá, cá kho Vũ Đại, cá kho tộ và chả cá Lã Vọng là những món ăn Việt vừa lọt vào danh sách 100 món ăn từ cá ngon nhất châu Á.
Gần 4 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong 2 tháng năm 2025

Gần 4 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong 2 tháng năm 2025

Hai tháng đầu năm 2025, khoảng gần 4 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2024.
MV Bắc Bling ‘gây sốt’: Cần làm mới quảng bá du lịch

MV Bắc Bling ‘gây sốt’: Cần làm mới quảng bá du lịch

MV Bắc Bling của Hoà Minzy ‘gây sốt’ và không ngừng lan toả mạnh mẽ hình ảnh du lịch Bắc Ninh cho thấy cần thay đổi tư duy và phải làm mới quảng bá du lịch.

Tin khác

2 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 30%

2 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 30%

Hai tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,96 triệu lượt người, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước.
Sa Pa, Cát Bà được tìm kiếm nhiều nhất đầu năm 2025

Sa Pa, Cát Bà được tìm kiếm nhiều nhất đầu năm 2025

Theo dữ liệu mới nhất từ Agoda, Sa Pa, Cát Bà đang nằm trong nhóm những điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam đầu năm 2025.
Khách du lịch nội địa tạo đà cho tăng trưởng du lịch

Khách du lịch nội địa tạo đà cho tăng trưởng du lịch

Khách du lịch nội địa được kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với thực hiện mục tiêu tăng trưởng du lịch trong năm 2025.
10 thị trường tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam

10 thị trường tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam

Thị trường khách du lịch quốc tế đang tăng lượng tìm kiếm du lịch Việt Nam ngay những tháng đầu năm 2025.
Vẻ đẹp phố cổ Hội An khiến khách du lịch siêu lòng

Vẻ đẹp phố cổ Hội An khiến khách du lịch siêu lòng

Thoát khỏi sự hối hả thường nhật, đến với phố cổ Hội An, khách du lịch đều bị mê đắm trước vẻ đẹp cổ kính và sự bình yên của di sản.
Thị trường nào đang tìm kiếm nhiều nhất du lịch Việt Nam?

Thị trường nào đang tìm kiếm nhiều nhất du lịch Việt Nam?

Thị trường khách du lịch quốc tế đang tăng lượng tìm kiếm du lịch Việt Nam ngay những tháng đầu năm 2025. Đây là tín hiệu vui sau những bứt phá năm 2024.
Việt Nam quảng bá du lịch tại thị trường Indonesia

Việt Nam quảng bá du lịch tại thị trường Indonesia

Dự kiến, vào tháng 6/2025, Việt Nam quảng bá du lịch tại thị trường Indonesia nhằm thu hút nhiều hơn khách du lịch từ quốc gia này.
Cần Thơ: Trải nghiệm miền Tây dân dã tại Cồn Sơn

Cần Thơ: Trải nghiệm miền Tây dân dã tại Cồn Sơn

Nằm giữa dòng sông Hậu, Cồn Sơn là một trong những điểm đến du lịch sinh thái nổi bật của Cần Thơ, thu hút du khách bởi vẻ đẹp bình dị của miền Tây sông nước.
Xúc tiến du lịch: Khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm

Xúc tiến du lịch: Khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm

Để công tác xúc tiến du lịch mang lại hiệu quả, góp phần tăng trưởng khách du lịch, cần thúc đẩy liên kết, khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm.
Ngành du lịch làm gì để đạt chỉ tiêu tăng trưởng?

Ngành du lịch làm gì để đạt chỉ tiêu tăng trưởng?

Chính phủ giao chỉ tiêu đối với ngành du lịch năm 2025 là đón 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa đạt 120-130 triệu lượt.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'

Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'

Lòng se điếu đang phủ sóng "chợ mạng" với giá rẻ bất ngờ, hút người mua nhưng tiềm ẩn nguy cơ không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Phiên bản di động