Ngành du lịch làm gì để đạt chỉ tiêu tăng trưởng?
Hướng tới mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế
Dù gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đã “vượt bão” thành công khi đón 17,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 39,5% so với năm trước. Tổng số khách du lịch nội địa đạt 110 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng.
![]() |
Việt Nam đặt mục tiêu năm 2025 đón 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN |
Ông Nguyễn Trùng Khánh - Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam - nhấn mạnh, thành quả của du lịch không chỉ thể hiện ở những số liệu “đong, đếm” được, mà ở nhiều khía cạnh khác. Trong đó, điều rất đáng mừng là sự quan tâm và ủng hộ của toàn xã hội đối với lĩnh vực du lịch. Đồng thời, sự văn minh, thân thiện của cộng đồng đối với khách du lịch được cho là góp phần tích cực trong việc lan tỏa thông điệp Việt Nam an toàn, thân thiện, hấp dẫn với du khách, bạn bè quốc tế.
Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, còn do sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, doanh nghiệp trong việc đầu tư hạ tầng cơ sở lưu trú, dịch vụ... Nguồn lực đầu tư đã tạo ra diện mạo mới ở nhiều địa phương trên cả nước, nhiều công trình, dự án mới đi vào hoạt động với nhiều không gian mới, hình thái mới, không chỉ tạo ra sự hiện đại về hạ tầng, thúc đẩy du lịch phát triển mà còn phục vụ dân sinh, xã hội…
Trước thành tích ấn tượng của ngành du lịch, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 diễn ra vào sáng ngày 5/2, Thủ tướng Chính phủ đánh giá tăng trưởng du lịch đóng góp tích cực vào tăng trưởng khu vực dịch vụ cũng như toàn nền kinh tế năm 2024. Sự phát triển của ngành du lịch tác động lan tỏa đến sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực khác.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, riêng đối với lĩnh vực du lịch, Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện mục tiêu đón khách du lịch quốc tế đạt 22-23 triệu lượt khách; khách du lịch nội địa đạt 120-130 triệu lượt khách.
Tháo gỡ các điểm nghẽn
Mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách du lịch quốc tế đặt ra đối với ngành du lịch thể hiện quyết tâm đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có đóng góp quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, mục tiêu này cũng đặt ra không ít thách thức đối với ngành du lịch, bởi cạnh tranh điểm đến đang ngày càng gay gắt, khốc liệt hơn. Hơn thế, du lịch Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm nghẽn, như các hoạt động quảng bá thương hiệu du lịch thường không đồng bộ giữa các địa phương. Một số cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách quốc tế; nhiều du khách chưa có đủ thông tin về các điểm đến và dịch vụ tại Việt Nam.
Ngoài ra, chất lượng dịch vụ nhiều nơi còn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Đặc biệt, ở một số điểm đến còn xảy ra hiện tượng tăng giá, “chặt chém” du khách. Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Đạt - CEO AZA Travel - cho rằng, mặc dù chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, song cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh điểm đến cũng như du lịch Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Từ những hạn chế tồn tại, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đề ra của Chính phủ, ông Phạm Hài Quỳnh - Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á - cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục rút ngắn thời gian xử lý visa và giảm bớt các giấy tờ cần thiết. Cung cấp dịch vụ visa điện tử (e-visa) có thể giúp dễ dàng hơn cho du khách. Cùng với đó, có chiến dịch truyền thông mạnh mẽ để quảng bá về chính sách miễn thị thực, cũng như các điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, lưu trú và dịch vụ sẽ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách.
Ngoài ra, phải tạo ra các gói ưu đãi cho nhóm khách du lịch từ những nước được miễn thị thực, chẳng hạn như giảm giá dịch vụ hoặc tour du lịch. Tập trung phát triển các loại hình du lịch bền vững, như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, sẽ thu hút thêm nhiều du khách quan tâm đến bảo vệ môi trường. "Việc thực hiện những cải thiện này sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu đón khách quốc tế trong năm 2025 và lâu dài hơn" - ông Quỳnh nêu ý kiến.
Trong bối cảnh hiện nay, ông Nguyễn Trùng Khánh cho hay, du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới để khẳng định vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu của Ðảng, Nhà nước và kỳ vọng của nhân dân.
Theo đó, với định hướng tập trung vào chiều sâu, chất lượng, chuyên nghiệp, bền vững, thương hiệu, lãnh đạo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, du lịch Việt Nam sẽ chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ; tập trung xây dựng các sản phẩm ngày càng đẳng cấp để mang lại những giá trị trải nghiệm thực sự đặc sắc, ấn tượng cho du khách.
Bên cạnh đó, ngành du lịch sẽ triển khai đồng bộ những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nêu tại Nghị quyết 82/NQ-CP và Chỉ thị 08/CT-TTg của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành, thích ứng với điều kiện trong giai đoạn phát triển mới. Trong đó, sẽ tập trung thực hiện từ đổi mới phương thức xúc tiến quảng bá du lịch đến việc đề xuất những cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho hoạt động du lịch…
Tất cả các giải pháp trên được ngành du lịch kỳ vọng sẽ phát huy các lợi thế so sánh, nâng cao chất lượng dịch vụ, định vị thương hiệu du lịch Việt Nam… Qua đó tăng cường thu hút khách quốc tế, nâng cao hiệu quả đóng góp từ hoạt động du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng đề ra năm 2025 đối với lĩnh vực du lịch, Thủ tướng đã có chỉ đạo cần đẩy mạnh cải tiến sản phẩm du lịch. Đồng thời, nghiên cứu và bổ sung các giải pháp hỗ trợ để thu hút khách du lịch quốc tế; cải thiện chính sách thị thực, trong đó xem xét miễn thị thực có thời hạn cho một số nhóm du khách, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để khuyến khích khách quốc tế đến Việt Nam và lưu trú dài ngày hơn. |
Tin mới cập nhật

Top món ăn từ cá ngon nhất châu Á, Việt Nam đóng góp 4

Cơm tấm lọt top món ăn từ gạo ngon nhất châu Á

Du khách Việt ngày càng quan tâm tới du lịch bền vững

MV Bắc Bling ‘gây sốt’: Cần làm mới quảng bá du lịch

2 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 30%

Sa Pa, Cát Bà được tìm kiếm nhiều nhất đầu năm 2025

Làm gì để Chương trình kích cầu du lịch 2025 thành công?

Gần 4,6 triệu khách du lịch đến Hà Nội

Khách du lịch nội địa tạo đà cho tăng trưởng du lịch

Vẻ đẹp phố cổ Hội An khiến khách du lịch siêu lòng
Tin khác

Thị trường nào đang tìm kiếm nhiều nhất du lịch Việt Nam?

Việt Nam quảng bá du lịch tại thị trường Indonesia

Việt Nam làm gì để đón nhiều khách du lịch cao cấp?

Cần Thơ: Trải nghiệm miền Tây dân dã tại Cồn Sơn

Gần 2,1 triệu khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2025

Xúc tiến du lịch: Khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm

8 địa phương có doanh thu du lịch nghìn tỷ dịp Tết

Biến nhà ga thành những điểm đến hấp dẫn du khách

Yên Bái đón 116.000 lượt du khách trong dịp Tết

Hà Giang: Đón gần 150.000 lượt khách dịp Tết Ất Tỵ 2025
Đọc nhiều

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Hà Nội: Gian nan tìm hạn sử dụng thực phẩm trong siêu thị

Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Nhận định chứng khoán 19/3: Hạn chế mua mới
