Chênh lệch số tiền hối lộ trong vụ Việt Á: Bộ Công an nói gì?
Chiều 9/9, tại họp báo Chính phủ, phóng viên đặt câu hỏi đầu tháng 6, Bộ Công an cho biết Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) kiếm lãi khoảng 4.000 tỷ đồng và chi khoảng 800 tỷ đồng để bôi trơn. Tuy nhiên, kết luận điều tra ban hành trong tháng 8, cơ quan điều tra nêu rõ số tiền Việt Á hưởng lợi bất chính là hơn 1.200 tỷ đồng và số tiền chi để đưa hối lộ là hơn 106 tỷ đồng.
Trả lời vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, sau khi khởi tố vụ án, Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) và các bị can liên quan khai công ty có tổng doanh thu và lợi nhuận khoảng 4.000 tỷ đồng. Việt cũng khai sử dụng 20-25%, tương ứng khoảng 800 tỷ đồng để chi ngoài hợp đồng cho các đơn vị đối tác mua kit xét nghiệm, đầu tư thiết bị và các vật phẩm y tế khác.
Nhưng theo ông Tô Ân Xô, đây mới là lời khai ban đầu của các bị can, nên không thể dùng lời khai ban đầu của các đối tượng làm căn cứ đưa vào kết luận điều tra. Thứ nữa, chỉ khi có đủ căn cứ chứng minh ông Việt đưa tiền cho ai, đưa bao nhiêu tiền thì cơ quan điều tra mới kết luận.
Bên cạnh đó, ngoài C03 Bộ Công an điều tra thì Bộ Công an có ủy quyền điều tra cho công an 63 tỉnh, thành điều tra liên quan vụ Việt Á. đến nay, một số tỉnh vẫn đang trong quá trình điều tra, làm rõ con số tiền thu lợi bất chính và tiền bôi trơn.
"Trong kết luận điều tra được ban hành hồi tháng 8 có sự chênh lệch về con số. Lý do của sự chênh lệch này là không thể sử dụng lời khai ban đầu của các đối tượng để làm căn cứ đưa vào kết luận điều tra vì phải trọng chứng hơn trọng lời khai", Trung tướng Tô Ân Xô lý giải.
![]() |
Trung tướng Tô Ân Xô - Người phát ngôn Bộ Công an. Ảnh: VGP |
Tại cuộc họp báo, Bộ Công an cũng nhận được câu hỏi đề nghị giải thích vì sao cùng một hành vi nhận tiền nhưng các bị can bị khởi tố tội danh khác nhau.
Trả lời về nội dung này, ông Tô Ân Xô cho rằng, nguyên nhân do phương thức, cách thức nhận tiền của từng bị can khác nhau. Có những bị can đặt yêu cầu, nêu thỏa thuận, đặt điều kiện với đối tượng đưa tiền. Họ nhận tiền xong mới xử lý vụ việc. Nhưng có những bị can không đưa ra yêu cầu hay thỏa thuận nào mà nhận tiền, nhận quà sau khi công việc hoàn thành. Có bị can nói tôi nhận quà biếu, quà tặng nhưng vẫn bị xử lý hình sự. Hành vi động cơ khác nhau khi nhận tiền thì tội danh khác nhau.
Trong kết luận điều tra, Bộ Công an đã đề nghị truy tố 38 bị can. Việc truy tố tội danh với các bị can trên được Bộ Công an thực hiện khoa học, thận trọng, khách quan, toàn diện triệt để theo đúng quy định của pháp luật.
"Quán triệt chủ trương nhân văn, nhân ái nhưng cũng rất nghiêm khắc của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Có sự phân hóa với từng bị can thấu đáo, phân tích rõ tình tiết nào là tăng nặng, tình tiết nào là giảm nhẹ trách nhiệm, tình tiết nào là khoan hồng. Không để lại oan sai, nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm", Trung tướng Xô nhấn mạnh.
Ngày 18/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 38 bị can trong vụ Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19.
Trong những người đề nghị truy tố, có nhiều người giữ chức vụ cao như: cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; cựu Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh; Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng; cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc...
Phan Quốc Việt - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á - bị đề nghị truy tố hai tội danh đưa hối lộ và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong năm 2020 và 2021, Việt Á sản xuất 8,7 triệu kit test và tiêu thụ được 8,3 triệu kit. Doanh nghiệp được nhà nước thanh toán 2.250 tỷ đồng và hưởng lợi 1.235 tỷ đồng. Cơ quan công an xác định lợi nhuận định mức Việt Á được hưởng khi kinh doanh kit test chỉ là 5%. Nhưng Việt Á lại bán kit với giá gấp 3 lần chi phí sản xuất nên hơn 1.235 tỷ đồng chênh lệch giữa giá bán và giá sản xuất bị quy kết là "hưởng lợi bất chính".
Trong vụ án này, Việt và đồng phạm bị cáo buộc thông thầu để tiêu thụ gần 680.000 kit test tại CDC Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương, gây thiệt hại 222 tỷ đồng.
Ngoài ra, công an các địa phương đã khởi tố 111 người trong "chùm" 32 vụ án khác liên quan Việt Á. Trong đó công an 15 tỉnh thành đã khởi tố 15 vụ án vi phạm về đấu thầu và xác định Việt Á tiêu thụ 560.000 kit test, gây thiệt hại 180 tỷ đồng.
Tin mới cập nhật

Đề nghị xử lý website có dấu hiệu mạo danh chuyên trang Kinh tế Việt Nam của Báo Công Thương

Hà Nội Foods và những bộn bề sai phạm

Các công ty thẩm định giá nào giúp sức Vạn Thịnh Phát 'bòn rút' SCB

Nhịp cầu Công Thương ngày 21/11: Phản ánh liên quan NPMB, lừa đảo trực tuyến

Hà Nội: Ngang nhiên lấn chiếm hành lang sông làm công trình du lịch trên địa bàn huyện Đông Anh

Người chắp nối bà Trương Mỹ Lan và cựu Cục trưởng Thanh tra ngân hàng II

Đông Anh, Hà Nội: Chỉ 3km bờ sông có tới 5 bãi tập kết cát trái phép

Nhiều sai phạm đầu tư, xây dựng cơ bản tại Việt Yên

Nhịp cầu Công Thương ngày 14/11: Phản ánh liên quan Điện lực Đông Anh, Nhiệt điện Na Dương II

Mạng lưới kinh doanh đồ sộ của Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Hạnh vừa sa lưới
Tin khác

Nhịp cầu Công Thương ngày 9/11: Phản ánh liên quan Điện lực Hải Dương, Công ty Ausda

Bài 3: Dấu hiệu cấu kết "truyền thông bẩn”, cần sửa đổi các nghị định quản lý sữa

Thuốc lá điện tử đội lốt hộp sữa, đồ chơi

Bóc gỡ đường dây buôn lậu hàng chục ngàn điện thoại iPhone trị giá 300 tỷ đồng

Bài 2: ‘Bẫy dinh dưỡng sữa’, chiêu trò hiểm ác dắt mũi người tiêu dùng

Điện lực Thạch Thất thông tin về công tác đấu thầu, mua sắm vật tư

Bài 1: Điểm danh những “bác sỹ”, “dược sỹ” trong nghi án truyền thông “bẩn”

Nhịp cầu Công Thương ngày 31/10: Phản ánh liên quan Điện lực Thạch Thất, nguy cơ cháy nổ ở Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Yêu cầu kiểm điểm Chủ tịch UBND xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng do chậm xử lý vi phạm đất đai

Phúc Thọ, Hà Nội: Bỗng dưng gánh nợ, mất đất vì… cho mượn sổ đỏ
Đọc nhiều
![[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng](https://kinhte.congthuong.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/24/10/medium/toa-dam20231124101636.jpg?rt=20231124101932?231124102444)
[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Có nên sử dụng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng?

Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Dạy thêm học thêm: Loay hoay chuyện “chính danh” đến bao giờ?

Giá tiêu hôm nay 22/11/2023: Đồng loạt tăng mạnh, cao nhất 72.000 đồng/kg

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/11/2023: Tiếp đà giảm giá

Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Giá gạo Việt lập đỉnh mới, nguồn cung toàn cầu giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/11/2023: Giá dầu thế giới giảm vì cuộc họp của OPEC+ trì hoãn
