Bà Rịa -Vũng Tàu: Lan tỏa mạnh mẽ hàng Việt
Ông Trương Văn Thôi - Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh - cho biết, 9 tháng năm 2020, tổng doanh thu thương mại - dịch vụ của tỉnh ước đạt hơn 105.487 tỷ đồng, giảm 5,87% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu thương mại 77.259 tỷ đồng, giảm 1,54%; tổng mức bán lẻ hàng hóa ước 36.592 tỷ đồng, đạt 70,69% kế hoạch năm, tăng 6,99% so với cùng, trong đó tổng mức bán lẻ tại các siêu thị, trung tâm thương mại đạt 1.050,43 tỷ đồng, tăng 18,55% so với cùng kỳ. Để đạt được những chỉ tiêu đó có đóng góp không nhỏ của các chương trình về phát triển hàng Việt.
![]() |
Cụ thể, ngành Công Thương đã thực hiện các chương trình như: Đưa hàng Việt về nông thôn; đưa hàng Việt ra Côn Đảo; mở điểm bán mang tên “Tự hào hàng Việt Nam”… Các chương trình này đã giúp nhiều mặt hàng thiết yếu được sản xuất trong nước ngày càng lan tỏa đến các vùng miền, trực tiếp cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Theo ông Thôi, không chỉ mang hàng Việt đến phục vụ tận tay người tiêu dùng, các chương trình hàng Việt đã thực hiện còn hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, nhà phân phối hợp tác để sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Nhờ đó hàng hóa sản xuất trong nước ngày càng được nâng cao về chất lượng, dễ dàng tiêu thụ hơn trong chuỗi hợp tác liên kết này. Cụ thể, ngày 6/10/2020, Sở Công Thương và Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc kết nối tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - thủy sản an toàn trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”- (OCOP) của tỉnh.
Theo thỏa thuận ký kết, ngành Công Thương sẽ cung cấp thông tin về các đơn vị sản xuất, sản phẩm của địa phương cho MM Mega Market Việt Nam để tiêu thụ. Riêng MM Mega Market sẽ phối hợp với Sở Công Thương thông tin, hướng dẫn các danh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về kế hoạch sản xuất lâu dài, ổn định, lâu dài.
Trên địa bà tỉnh hiện có 48 cơ sở sản xuất đủ điều kiện tham gia Chương trình OCOP với hơn 100 sản phẩm. Trong năm nay tỉnh sẽ đánh giá, phân loại từ 10 - 20 sản phẩm và xây dựng 180 sản phẩm được xếp hạng từ 3 đến 5 sao cấp tỉnh vào thời điểm cuối năm 2025. Khi tạo ra được sản phẩm OCOP, nhiều chương trình xúc tiến thương mại giúp các nhà sản xuất quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Chỉ trong 3 năm gần đây, ngành Công Thương đã xây dựng được 9 điểm bán hàng mang tên “Tự hào hàng Việt Nam” tại địa bàn thị xã Phú Mỹ, huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Long Điền và Côn Đảo. Các cửa hàng này là nơi cung cấp cho người tiêu dùng những mặt hàng Việt chất lượng; đồng thời là nơi để người mua đối chứng về chất lượng, nguồn gốc, về hàng thật, hàng giả.
Cửa hàng tiện lợi Mini-mart ở huyện Xuyên Mộc dành 50 m2 mở thêm điểm bán “Tự hào hàng Việt Nam” vào năm 2017. Chủ cửa hàng Lê Thị Ngọc Tuyết cho biết, điểm bán hàng cố định với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” kinh doanh hàng hóa thiết yếu sản xuất trong nước bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, bán đúng giá nên rất được nhiều người tiêu dùng chọn mua.
Ông Lê Mạnh Hậu - Trưởng Ban quản lý chợ Côn Đảo- cho biết, từ năm 2014 đến hết tháng 6/2020, ngành Công Thương và chính quyền huyện Côn Đảo đã thực hiện 10 phiên chợ đưa hàng Việt ra Côn Đảo, doanh thu đạt 20 tỷ đồng và thu hút khoảng 113.100 lượt khách tham quan, mua sắm.
Hiện tại, trên đảo đã xây dựng mô hình phân phối hàng hóa với tên gọi là “Điểm phân phối và bán đặc sản Côn Đảo, các vùng miền”, để phục vụ người dân và khách du lịch.
Ông Trương Văn Thôi, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Để hàng Việt lan tỏa mạnh mẽ trên thị trường, ngành công thương đang phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch tỉnh tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại nội địa và xuất khẩu. Mục tiêu là tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt, nhất là mặt hàng nông - lâm - thủy sản. |
Tin mới cập nhật

Mỹ Phẩm Thiên Nhiên Linh Hương: Tỏa sáng vẻ đẹp Việt

Mỹ phẩm Linh Hương - Nâng tầm mỹ phẩm Việt

Giá cau tăng theo ngày, người trồng cau ở miền Trung tất bật thu hoạch

Hà Nội: Nâng cao giá trị cây chè giúp đồng bào Mường ở Ba Trại xóa đói giảm nghèo

Giữ lửa làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng

Người Hà Nội xếp hàng trong đêm chờ mua vàng ngày vía Thần Tài

Làng đào Nhật Tân nhộn nhịp ngày cận Tết

Cận cảnh quy trình sản xuất ấn Rồng dát vàng độc đáo ở Bát Tràng

Vựa lá dong lớn nhất Hà thành vào vụ Tết Nguyên đán

Bưởi Diễn bonsai giá cả trăm triệu đồng bày bán ở vỉa hè Hà Nội
Tin khác

Hoa rừng đổ bộ về Thủ đô chơi tết sớm

Bánh đa nem làng Chều - sản phẩm làng nghề mang lại doanh thu trăm tỷ

Vì sao giá gạo Việt Nam cao nhất trong vòng hơn 15 năm?

Bưởi diễn vàng rực chờ bán dịp Tết Nguyên đán 2024

Thực hiện cơ chế linh hoạt cho giá vé máy bay dịp cuối năm

Hoạch định lộ trình chuyển đổi, đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững

“Cuộc đua” không cân sức với biến động chi phí ngành hàng không

Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo

Sự thật về gạo Séng Cù xanh gây sốt rần rần ‘chợ mạng’

Doanh nghiệp dè dặt làm hàng Tết
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
