Phát triển ngành nông nghiệp:
3 “nút thắt” cần tháo gỡ
Thưa ông, năm 2019, được đánh giá là năm có nhiều khó khăn cho nông sản Việt, ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
Năm 2018, ngành nông nghiệp Việt Nam đã vượt qua các khó khăn, thách thức, sản xuất nông sản trong nước không chỉ đáp ứng được nhu cầu cho gần 100 triệu dân mà còn tạo ra khối lượng sản phẩm xuất khẩu (XK) tới 40,02 tỷ USD, trong đó có 10 nhóm ngành hàng của nông nghiệp có giá trị XK 1 tỷ USD trở lên. Đây là một bước tiến rất lớn trong sản xuất nông nghiệp (SXNN) cũng như chuỗi giá trị ngành hàng nông sản của Việt Nam.
Tuy nhiên năm 2019 và những năm tới đây, để nông sản Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu là những thách thức rất lớn. Đòi hỏi ngành nông nghiệp phải tập trung vào 3 vấn đề. Thứ nhất, phải tổ chức lại nền sản xuất dựa trên hộ nhỏ lẻ với 8,6 triệu hộ thành một nền SXNN tập trung hướng đến nền nông nghiệp hàng hóa, có quản trị. Đây là một thách thức rất lớn.
|
Thứ hai, chúng ta phải tổ chức nền SXNN để làm sao thích ứng được với biến đổi khí hậu (BĐKH). Một tác nhân đang gây hậu họa rất lớn trên thế giới, trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 nước tổn thương mạnh nhất. Việt Nam phải có những giải pháp tổng thể, lựa chọn đối tượng sản xuất cho đến quy trình, các bước khác để làm sao thích ứng được với phương châm là biến bất lợi thành lợi thế.
Thứ ba, kể từ sau năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, hiện nay các nước có xu hướng chung là tập trung chăm lo, ưu tiên đầu tư cho khu vực nông nghiệp, lấy đây là khu vực để không chỉ đảm bảo sự ổn định an ninh chung mà còn là một hướng ưu tiên số 1 của hầu hết các quốc gia. Vì thế, khi Việt Nam muốn tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu thì phải chịu áp lực cạnh tranh rất quyết liệt. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, chế ngự được 3 “nút thắt” này mới mong nông sản Việt XK tốt hơn, thúc đẩy cho sản xuất phát triển.
Vậy chúng ta cần có những giải pháp gì để ngành nông nghiệp đạt được chỉ tiêu đặt ra cho năm 2019 và những năm tiếp theo, thưa ông?
Chúng ta phải chuyển từ sản xuất cho mình thành sản xuất hàng hóa cho XK. Câu chuyện không còn là sản xuất để ăn mà là sản xuất để bán. Do đó, cần có sự vào cuộc đồng bộ, cùng đồng hành quyết liệt ở cả 3 trục: Cơ quan chức năng (Chính phủ, các bộ, ngành); doanh nghiệp (DN) và người dân.
Cụ thể, các cơ quan chức năng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, DN tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, các DN, hiệp hội, ngành hàng đóng vai trò hạt nhân trong chuỗi liên kết. Chúng ta hiện nay tự hào có 1 vạn DN trực tiếp sản xuất trong khu vực nông nghiệp, có khoảng 49.000 DN chế biến tham gia ở những phân khúc khác nhau, tạo ra sản phẩm phụ trợ nông nghiệp. Cần phải coi đây là một thành tố rất tốt để trên nền tảng đó phát triển nhiều hợp tác xã (HTX) theo chương trình phát triển 5 vạn HTX từ nay đến năm 2020.
Trục thứ ba là người dân, một trong những thành tố quan trọng. Ở đây, người dân không thể đứng đơn lẻ mà phải tuân thủ bằng sự liên kết của chính mình, phải vào HTX, thành lập HTX, phải khởi nghiệp.
Như vậy, Chính phủ hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho DN, nông dân. Hàng triệu hộ nông dân liên kết được với hàng nghìn HTX, DN. Từ đó hình thành được sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến với thị trường.
![]() |
Ngành nông nghiệp đứng trước thách thức biến đổi khí hậu |
Ông đánh giá như thế nào về điểm yếu dai dẳng trong xây dựng thương hiệu nông sản XK của Việt Nam?
Chúng ta biết rằng không phải riêng Việt Nam mà các quốc gia khác trên thế giới cũng vậy. Muốn xây dựng một thương hiệu sản phẩm đòi hỏi một quá trình nỗ lực rất lớn của một tập thể, cá nhân. Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam là mong muốn chung của nhiều cấp, ngành, và đòi hỏi sự quyết tâm cao, sự phối hợp đồng bộ, chắc chắn từ nhiều bộ, ngành, địa phương. Có như vậy, nông sản Việt mới tạo được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Năm 2019, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu kim ngạch XK đạt 43 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu trên, ngành sẽ tiếp tục triển khai mạnh mẽ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển cơ cấu sản xuất theo 3 trục sản phẩm chủ lực, bao gồm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, nhóm sản phẩm đặc sản địa phương theo mô hình “mỗi xã phường một sản phẩm”. Các sản phẩm chủ lực cần xây dựng các chuỗi giá trị để mở cửa và phát triển thị trường cho phù hợp, ưu tiên sản xuất tốt các mặt hàng có tiềm năng XK như: Lâm sản, thủy sản, gạo và trái cây. |
Tin mới cập nhật

Hoàn thiện về chất Bộ tiêu chí nông thôn mới 2026-2030

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi và khai thác thuỷ sản giảm nhẹ

Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Hướng tới nông nghiệp giá trị cao

Các địa phương đẩy mạnh khắc phục gỡ 'thẻ vàng' IUU

Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại với nông dân

Khu vườn ‘chữa lành’ của chàng thạc sĩ ‘chim cánh cụt’

Cần Thơ: Hướng đến nền nông nghiệp an toàn, bền vững

Lâm Đồng: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương

Hết năm 2024, cả nước có 79-79,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
Tin khác

4 hiệp hội cùng kiến nghị ‘kiểm soát chặt sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu’

Cận cảnh nông dân làm bưởi Diễn "mang bầu", chờ ngày thu về tiền tỷ

Công ty CP Phân bón Bình Điền được vinh danh tại Lễ trao giải Giải thưởng Hành động vì cộng đồng

Phát triển giá trị cây nho và sản phẩm từ nho tỉnh Ninh Thuận

Hàng ngàn khách tham quan triển lãm nông nghiệp, chăn nuôi tại TP. Hồ Chí Minh

Bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp

NPK Cà Mau tiếp tục chinh phục nhà nông trồng lúa Tây Nam bộ

Sử dụng phân bón khoa học để khôi phục ‘vương quốc quýt hồng’ Lai Vung

Ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số thực chất, hiệu quả

Cần làm mới mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã với một tâm thế mạnh mẽ
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
