Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả Hướng tới sản xuất nông nghiệp xanh, tiết kiệm chi phí Bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp |
Ngày 10/1, Chính phủ ban hành Nghị định số 9/2025/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Nghị định quy định về chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, sản xuất muối hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.
Đối tượng hỗ trợ là cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (không bao gồm các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang) có hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, sản xuất muối.
![]() |
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật. Ảnh: Báo Nông nghiệp VN |
Nghị định số 9 quy định cụ thể mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật, bao gồm: mức hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật (diện tích lúa, diện tích mạ, diện tích cây hàng năm khác, diện tích cây trồng lâu năm..
Đơn cử, với diện tích lúa sau gieo trồng từ 1 đến 10 ngày, thiệt hại trên 70% diện tích sẽ được hỗ trợ 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha. Diện tích lúa sau gieo trồng từ trên 10 ngày đến 45 ngày bị thiệt hại trên 70% diện tích sẽ được hỗ trợ 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha…
Cũng theo nghị định, vườn cây ở thời kỳ kinh doanh thiệt hại làm cây chết hoặc được đánh giá là cây không còn khả năng phục hồi trở lại trạng thái bình thường; vườn cây đầu dòng ở giai đoạn được khai thác vật liệu nhân giống: thiệt hại trên 70% diện tích, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70% diện tích hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha…
Nghị định cũng nêu rõ mức hỗ trợ đối với lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; mức hỗ trợ đối với thủy sản bị thiệt hại do thiên tai (bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản); mức hỗ trợ đối với vật nuôi bị thiệt hại (chết, mất tích) do thiên tai…
Theo đó, với nuôi trồng thủy sản bán thâm canh, thâm canh trong ao (đầm/hầm), Chính phủ hỗ trợ 60.000.000 đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại; nuôi trồng thủy sản trong bể, lồng, bè được hỗ trợ 30.000.000 đồng/100 m3 thể tích nuôi bị thiệt hại…
Nghị định cũng quy định mức hỗ trợ đối với sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai (bao gồm diện tích đang sản xuất hoặc diện tích có muối đã được tập kết trên ruộng): diện tích sản xuất muối thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% đến 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha.
Nghị định nêu rõ, trường hợp hỗ trợ bằng giống cây, con, hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.
Nghị định 9/2025/NĐ-CP cũng quy định cụ thể trình tự, trách nhiệm của UBND các cấp trong thực hiện hỗ trợ. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã thành lập Tổ kiểm tra phối hợp với cơ sở sản xuất tiến hành thống kê, đánh giá mức độ thiệt hại báo cáo UBND cấp xã để giải quyết.
Căn cứ báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo UBND cấp tỉnh.
Các đối tượng thụ hưởng từ ngân sách nhà nước phải cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về thông tin, số liệu thiệt hại.
Nghị định 9/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 02 năm 2025; thay thế Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. |
Tin mới cập nhật

Hoàn thiện về chất Bộ tiêu chí nông thôn mới 2026-2030

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi và khai thác thuỷ sản giảm nhẹ
Tin khác

Hướng tới nông nghiệp giá trị cao

Các địa phương đẩy mạnh khắc phục gỡ 'thẻ vàng' IUU

Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại với nông dân

Khu vườn ‘chữa lành’ của chàng thạc sĩ ‘chim cánh cụt’

Cần Thơ: Hướng đến nền nông nghiệp an toàn, bền vững

Lâm Đồng: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương

Hết năm 2024, cả nước có 79-79,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới

4 hiệp hội cùng kiến nghị ‘kiểm soát chặt sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu’

Cận cảnh nông dân làm bưởi Diễn "mang bầu", chờ ngày thu về tiền tỷ

Công ty CP Phân bón Bình Điền được vinh danh tại Lễ trao giải Giải thưởng Hành động vì cộng đồng
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
