Thúc đẩy tiến độ các nguồn điện đang triển khai, đảm bảo cấp điện giai đoạn 2021-2025

Trước tình trạng thiếu hụt nguồn điện tại khu vực miền Bắc, thừa nguồn tại khu vực miền Trung và Nam, theo đánh giá của Bộ Công Thương, nếu các nguồn điện lớn đang xây dựng tiếp tục chậm tiến độ thì mức độ thiếu hụt điện vào năm 2025 cao nhất có thể lên tới 10,8 tỷ kWh. Do đó, việc đảm bảo tiến độ các nguồn điện đang triển khai xây dựng là hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh cung ứng điện giai đoạn 2021-2025.

Thiếu miền Bắc, thừa miền Nam – Trung

Theo Bộ Công Thương, Quy hoạch điện VII điều chỉnh được phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định bổ sung Quy hoạch điện VII điều chỉnh đến cuối năm 2020, tổng công suất các nguồn điện đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2030 là 109.090 MW/482 dự án, trong đó giai đoạn 2016-2020 là 35.470 MW; giai đoạn 2021-2025 là 45.030 MW; giai đoạn 2026-2030 là 28.590 MW.

Cập nhật tình hình triển khai xây dựng nguồn điện trong giai đoạn 2016-2020 của Bộ Công Thương cho thấy, tổng công suất đã đưa vào vận hành giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 28.377 MW trên tổng công suất 35.283 MW (đã bao gồm nhiều dự án năng lượng tái tạo được bổ sung mới và đưa vào vận hành trong các năm 2019 và 2020). Tuy nhiên, tổng công suất các nguồn điện lớn (than, khí) đưa vào vận hành giai đoạn này đạt thấp, chỉ khoảng 63% nên đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn điện, đặc biệt là tại khu vực miền Bắc trong một số thời điểm phụ tải tăng cao trong thời gian vừa qua.

Ông Hoàng Tiến Dũng, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết: Sự phân bố nguồn chưa phù hợp như hiện nay chủ yếu là do các nhà máy điện gió, điện mặt trời phát triển mạnh tại khu vực miền Trung và miền Nam (là nơi có tiềm năng gió và mặt trời tốt) nhưng một phần nguyên nhân cũng bắt nguồn từ việc các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc dự kiến vận hành trong giai đoạn 2016-2020 chậm tiến độ và chỉ có thể vận hành sau năm 2020 như: Na Dương II, Thái Bình II, Hải Hà I,...

Trong khi đó, các nguồn điện mặt trời mái nhà lại phát triển quá nhanh. Cụ thể, tính đến hết năm 2020 theo thống kê của EVN đã có tới trên 105.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà vào vận hành với tổng công suất 9.694 MWp, trong đó có 68% tại miền Nam, 25% tại miền Trung, chỉ có 7% tại miền Bắc.

"Các dự án điện mặt trời mái nhà phát triển mạnh ở khu vực miền Trung và miền Nam với trên 9.030 MWp đã phá vỡ cân bằng vùng miền, góp phần gây ra hiện tượng thừa nguồn tại khu vực miền Trung và miền Nam, đặc biệt trong các giờ buổi trưa, ngày nghỉ khi nguồn điện mặt trời phát cao” – ông Dũng nhấn mạnh.

Thúc đẩy tiến độ các nguồn điện đang triển khai, đảm bảo cấp điện giai đoạn 2021-2025
Việc đảm bảo tiến độ các nguồn điện đang triển khai xây dựng là hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh cung ứng điện giai đoạn 2021-2025

Cũng theo đánh giá của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, phân bố công suất các nguồn mới tăng thêm theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh trong giai đoạn đến 2030 chưa phù hợp với tăng trưởng phụ tải theo các miền. Cụ thể, công suất nguồn điện tăng thêm của miền Bắc thấp hơn nhu cầu phụ tải. Miền Bắc không tự cân đối được nguồn và tải, đặc biệt trong các thời điểm cao điểm tối mùa khô. Vì vậy, miền Bắc sẽ phải nhận lượng lớn điện năng từ lưới liên miền để cung cấp phụ tải.

Ngược lại, cân đối cung cầu tại khu vực miền Trung và miền Nam hiện đang dư thừa lại càng có xu hướng trở nên dư thừa hơn khi lượng công suất đặt tăng thêm tại miền Trung và miền Nam trong giai đoạn 2021-2030. Hiện tượng này dẫn tới lượng công suất truyền tải ra khu vực miền Bắc sẽ tăng mạnh so với năm 2020, gây ra quá tải trên hệ thống điện truyền tải 500 kV Bắc - Nam, đặc biệt là các cung đoạn Đà Nẵng - Vũng Áng và Vũng Áng - Hà Tĩnh - Nho Quan.

Đẩy mạnh hoàn thiện các nguồn điện đang triển khai

Với những khó khăn trên, việc rà soát Quy hoạch Điện VIII Bộ Công Thương là bố trí các nguồn điện trên quan điểm đảm bảo cao nhất khả năng tự cân đối nội vùng và nội miền, tránh truyền tải xa; khai thác tối đa khả năng truyền tải hiện có và không xây dựng thêm các đường dây truyền tải liên miền trong giai đoạn 2021-2030; hạn chế xây dựng mới các đường dây truyền tải điện liên miền giai đoạn 2031-2045.

Theo Bộ Công Thương, việc tiếp tục đưa vào các dự án nhiệt điện than, chủ yếu tại miền Bắc và giảm công suất năng lượng tái tạo tại tờ trình mới đây, so với bản tờ trình cũ hồi tháng 3/2021 cùng vì để khắc phục những hạn chế trên.

Ông Hoàng Tiến Dũng cho biết thêm, trên cơ sở năng lực hệ thống điện hiện nay và đánh giá tiến độ một số nguồn điện dự kiến đi vào vận hành trong giai đoạn 2021-2025, Bộ Công Thương đã kiểm tra khả năng đảm bảo cung cấp điện trong giai đoạn 2021-2025 của hệ thống điện tương ứng với kịch bản phụ tải cơ sở (tăng trưởng 9,1%/năm), theo Quy hoạch điện VIII.

Từ kết quả kiểm tra của Bộ đã chỉ rõ, việc đảm bảo tiến độ các nguồn điện đang triển khai xây dựng là hết sức quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh cung ứng điện giai đoạn 2021-2025. Thực tế cho thấy các dự án nguồn điện than hoặc khí nếu khởi công trong thời gian tới sẽ khó có thể vận hành trong giai đoạn 2021-2025 vì thông thường các dự án nguồn điện than hoặc khí sau khi được khởi công sẽ cần thời gian từ 4-5 năm để hoàn thành.

“Điều này cho thấy việc bổ sung các nguồn điện mới cho giai đoạn 2021-2025 hoàn toàn phụ thuộc vào tiến độ các nguồn điện đang trong quá trình triển khai xây dựng” – ông Hoàng Tiến Dũng nhấn mạnh.

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, thách thức đặt ra đối với nguy cơ thiếu điện trong nước trong những năm tiếp theo là hiện hữu, đặc biệt nguyên nhân từ nhiều dự án chậm tiến độ từ Quy hoạch VII điều chỉnh. Do đó, nếu các nguồn điện đang triển khai xây dựng đáp ứng tiến độ như đặt ra thì về cơ bản hệ thống điện sẽ đáp ứng tốt nhu cầu phụ tải trong các năm 2021, 2022. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khả năng xuất hiện nguy cơ hệ thống không đảm bảo cung cấp điện vào các năm 2023-2025 vì các lý do như:

Thứ nhất, do phụ tải có thể tăng đột biến do điều kiện khí hậu bất thường hoặc nền kinh tế phục hồi mạnh sau đại dịch Covid-19 trong khi dự phòng hệ thống điện hiện nay khá thấp (miền Bắc không có dự phòng).

Thứ hai, khí hậu tiếp tục biến đổi khó lường kéo theo tình hình thủy văn có nguy cơ không thuận lợi, ảnh hưởng tới sản lượng các nhà máy thủy điện vốn đóng góp tới hơn 30% tổng sản lượng điện toàn hệ thống; một số nhà máy điện khí khu vực miền Nam bị giảm sản lượng do các mỏ khí đang trong quá trình suy giảm và cạn kiệt;

Thứ ba, một số dự án nguồn điện lớn vẫn tiềm ẩn nguy cơ chậm tiến độ do khó khăn về vốn, rủi ro đảm bảo nguồn nhiên liệu nhập khẩu do các vấn đề địa chính trị trên thế giới còn phức tạp…

Theo đánh giá sơ bộ của Bộ Công Thương cho thấy, nếu các nguồn điện lớn đang xây dựng tiếp tục chậm tiến độ thì mức độ thiếu hụt cao nhất có thể lên tới 10,8 tỷ kWh năm 2025. Vì vậy, theo các chuyên gia, cần thiết phải sớm có các giải pháp để chủ động đảm bảo cung ứng điện trong giai đoạn 2021-2025 như đảm bảo tiến độ nguồn nhiệt điện, tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào, tiếp tục khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo (đặc biệt là các nguồn điện cấp điện tại chỗ), khai thác tốt năng lực hiện nay của hệ thống điện, xây dựng các kế hoạch vận hành hợp lý, đảm bảo các nguồn điện luôn có tính khả dụng cao…

Đỗ Nga

Tin mới cập nhật

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ thiết bị điện quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn ngành điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ thiết bị điện quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn ngành điện

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ và thiết bị Điện là triển lãm chuyên ngành hàng đầu về thiết bị điện, tiết kiệm năng lượng và năng lượng xanh
Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Gần 200 công ty trong và ngoài nước tham gia triển lãm quốc tế Vietnam Autoexpo 2024

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Phương tiện Giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2024 sẽ khai mạc từ ngày 13 đến 16/06/2024 tại Hà Nội
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Với lợi thế hiện tại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá rất cao cơ hội của Việt Nam khi tham gia ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Vì sao sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc trong quý I/2024 giảm 22,75%?

Quý I/2024, sản lượng sản xuất ô tô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 6.735 nghìn xe, giảm 22,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

IIP quý I/2024 được đánh giá tích cực với mức tăng 5,7%, tuy nhiên nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, Tổng cục Thống kê đề xuất 6 giải pháp.
Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Triển lãm Quốc tế ngành Lương thực, Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh lần thứ 3-Ngành lương thực, thực phẩm nhiều cơ hội bứt phá hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Cụm công nghiệp nhận được những ưu đãi, hỗ trợ phát triển nào?

Cụm công nghiệp nhận được những ưu đãi, hỗ trợ phát triển nào?

Theo Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ, cụm công nghiệp sẽ nhận được những chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển.
Thành lập, mở rộng phát triển cụm công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?

Thành lập, mở rộng phát triển cụm công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện gì?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Nghị định quy định điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
Việt Nam phải là "mắt xích" trọng yếu của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam phải là "mắt xích" trọng yếu của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bối cảnh nước ta đang hội tụ đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn.
Phế liệu nhựa nhập khẩu: Cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững

Phế liệu nhựa nhập khẩu: Cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững

Việc trở thành điểm đến chính cho nhập khẩu phế liệu nhựa đã khiến Việt Nam chịu nhiều hậu quả, vì vậy cần có cách tiếp cận thông minh, bền vững.

Tin khác

Dự kiến cấp mới giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi, sét

Dự kiến cấp mới giấy phép thăm dò khoáng sản đá vôi, sét

Trong quy hoạch mới phê duyệt, Chính phủ dự kiến cấp mới các giấy phép thăm dò tại 36 khu vực khoáng sản đá vôi, 46 khu vực khoáng sản sét.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cần có cách tiếp cận mới tham gia vào chuỗi cung ứng

Việc liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia được cho là con đường ngắn nhất để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội toàn cầu.
Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương đã và đang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cải tiến năng suất cho DN công nghiệp hỗ trợ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Cuối năm là giai đoạn nước rút khi doanh nghiệp tăng tốc sản xuất nhằm đạt kế hoạch. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tăng vốn, quản lý chặt dòng tiền để giảm chi phí và thu về lợi nhuận.
Đơn đặt hàng mới vẫn giảm vì cầu yếu

Đơn đặt hàng mới vẫn giảm vì cầu yếu

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam giảm từ 49,6 trong tháng 10 xuống 47,3 trong tháng 11, dưới 50 điểm trong tháng thứ ba liên tiếp.
Việt Nam tiến đến lộ trình xanh hóa cảng biển

Việt Nam tiến đến lộ trình xanh hóa cảng biển

Xanh hóa cảng biển nhằm cân bằng giữa sự biến động môi trường và nhu cầu phát triển kinh tế đang là xu hướng mà nhiều cảng biển trên thế giới; trong đó, có Việt Nam đang lên lộ trình triển khai.
Sắp diễn ra Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG

Sắp diễn ra Diễn đàn hiện thực hóa mục tiêu phát triển điện khí LNG

Ngày 7/12 tới tại Hà Nội sẽ diễn ra Diễn đàn “Hiện thực hoá mục tiêu phát triển Điện khí LNG theo Quy hoạch Điện VIII”.
Công bố cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng

Công bố cẩm nang công nghệ sản xuất điện và lưu trữ điện năng

Cẩm nang này gồm 2 ấn phẩm: Cẩm nang công nghệ sản xuất điện và Cẩm nang công nghệ lưu trữ điện năng, nhiên liệu tái tạo và chuyển đổi từ điện năng sang các dạng năng lượng khác (Power-to-X).
Hoạt động M&A góp phần đa dạng vốn cho nền kinh tế

Hoạt động M&A góp phần đa dạng vốn cho nền kinh tế

Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn cho hoạt động M&A nhờ sự ổn định về chính trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, thị trường tiêu dùng nội địa tăng nhanh.
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo

Kết quả khảo sát cho thấy xu hướng các doanh nghiệp Đức đang ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo, tập trung vào các dự án đầu tư xanh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 17/5/2024: Tăng “bốc đầu” tới 8.000 đồng/kg, Đắk Nông lên mức cao chót vót 113.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 17/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 16/5/2024: Tiếp đà tăng mạnh tới 3.000 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu lên đỉnh 107.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 16/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 16/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 15/5/2024: Đồng loạt bật tăng trở lại, Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 15/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 15/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 12/5/2024: Bật tăng trở lại, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu cao nhất 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 12/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 12/5 thế nào?
Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Sự bất ổn của thị trường vàng là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế

Đánh giá về tác động của thị trường vàng, chuyên gia cho rằng, vàng ''tăng nóng'' ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, là ''gánh nặng'' cho nền kinh tế.
Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5: Phản ánh liên quan Công ty Địa ốc Cienco5; Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

Nhịp cầu Công Thương ngày 13/5 nhận phản ánh liên quan đến Công ty Địa ốc Cienco5, Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc và một số đơn vị khác.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024: Giá dầu thế giới “quay xe” giảm mạnh khi công bố dữ liệu lạm phát

Giá xăng dầu hôm nay ngày 15/5/2024, giá dầu thế giới giảm mạnh với dầu WTI giảm 1,39%, dầu Brent giảm 0,72% sau khi dữ liệu lạm phát được công bố.
Giá tiêu hôm nay  14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/5/2024: Đắk Nông tăng nhẹ 500 đồng/kg, lên mức 103.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 14/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 14/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 18/5/2024: Đồng loạt đảo chiều giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg ngay sau ngày tăng sốc

Giá tiêu hôm nay 18/5/2024: Đồng loạt đảo chiều giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg ngay sau ngày tăng sốc

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 18/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 18/5 thế nào?
“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

“Hậu" kiểm tra của Cục Hàng không, giá vé máy bay cao điểm hè vẫn cao chót vót

Giá vé máy bay liên tục tăng cao từ đầu năm đến nay, cơ quan quản lý lẫn chuyên gia đều đưa ra những nguyên nhân khác nhau để giải thích cho tình trạng này.
Phiên bản di động