Hỗ trợ, tư vấn cải tiến năng suất: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nâng cao vai trò địa phương VIMEXPO 2023: Kết nối để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam |
Năng lực hạn chế
Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là một nhánh quan trọng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, đóng vai trò như nguồn đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất và thúc đẩy lưu thông hàng hoá trong nước.
Tạo lực đẩy cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ |
Tuy nhiên, ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nêu thực tế, mặc dù trình độ sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã từng bước được cải thiện, nhưng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Năng lực tổ chức quản lý sản xuất và công nghệ kỹ thuật của phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Phân tích kỹ hơn, lãnh đạo Cục Công nghiệp cho hay, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. “Đáng chú ý, khoảng cách giữa yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp sản xuất nội địa còn khá lớn”- ông Phạm Tuấn Anh chỉ ra.
Theo ông Phạm Tuấn Anh, Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ đã đặt mục tiêu, năm 2025, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có tính cạnh tranh cao, đáp ứng được 45% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa, chiếm 11% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.
Hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 30%. Tuy nhiên, theo nhận định cho đến thời điểm hiện nay đây vẫn được coi là mục tiêu có nhiều thách thức với công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Tạo lực đẩy cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước, thời gian qua, Cục Công nghiệp đã phối hợp với các tập đoàn đa quốc gia triển khai nhiều chương trình đào tạo, tư vấn đổi mới công nghệ sản xuất, giúp các doanh nghiệp cải thiện năng suất, đủ năng lực tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, phải kể đến chương trình hợp tác giữa Cục Công nghiệp và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam thông qua việc ký kết Biên bản ghi nhớ qua các năm về việc hợp tác hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Đại diện Công ty Ô tô Toyota Việt Nam chia sẻ, từ năm 2020, Toyota Việt Nam bắt đầu phối hợp với Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nhà cung cấp trong nước về công nghiệp hỗ trợ và đã có những kết quả khả quan.
Năm 2023 và giai đoạn tiếp theo, bên cạnh những hoạt động đã triển khai từ trước, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam sẽ mở rộng thêm hoạt động hỗ trợ theo chiều sâu cho một số nhà cung cấp nằm ngoài hệ thống các nhà cung cấp hiện tại của Toyota Việt Nam. Cụ thể, Toyota Việt Nam sẽ đồng hành và hỗ trợ có chiều sâu cho 4 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực dập, đúc, nhựa và cao su bằng cách cử chuyên gia đến làm việc, tìm ra những vấn đề tồn tại và cùng doanh nghiệp đưa ra biện pháp, kế hoạch cải tiến khắc phục, từ đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
“Thông qua các hoạt động mới của dự án trong năm nay, chúng tôi hy vọng có thể hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động của các doanh nghiệp qua đó đóng góp cho sự phát triển chung của ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam” – đại diện Toyota Việt Nam nhấn mạnh.
Một số doanh nghiệp tham gia cho rằng, thông qua chương trình hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp kỳ vọng sẽ học hỏi thêm được các kinh nghiệm tổ chức quản lý quý báu của Toyota - một trong những công ty hàng đầu thế giới đã đúc rút và sáng tạo ra phương pháp sản xuất mà rất nhiều công ty khác học hỏi và áp dụng. Từ đó có thể giúp doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao và ổn định, với chi phí thấp hơn, giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất, đáp ứng tốt được tiến độ giao hàng của khách hàng.
Ngoài hợp tác với Công ty Ô tô Toyota Việt Nam, thời gian qua Bộ Công Thương cũng hợp tác với Samsung Việt Nam triển khai nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Trong đó, có Chương trình hợp tác với Samsung đào tạo chuyên gia tư vấn lĩnh vực nghiệp hỗ trợ; Chương trình “Tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để cải tiến sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh”…
Gần đây nhất tháng 11/2023, Bộ Công Thương và Samsung đã tổ chức khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc thuộc đề án “Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng kỹ sư thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại khuôn mẫu trong lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến và chế tạo” thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2023. Việc hoàn thành chương trình đào tạo l này là nền móng khởi đầu, các học viên hoàn thành chương trình đào tạo có thể phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo và đổi mới trong lĩnh vực khuôn mẫu, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất khuôn mẫu trong nước ngày càng vững mạnh.
Theo Bộ Công Thương, việc hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều giá trị thiết thực, góp phần nâng cao năng lực, tăng khả năng tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. |