Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Việt Nam chuyển đối đầu thành đối thoại vì sự phát triển và thịnh vượng chung"
Thủ tướng chủ trì hội nghị đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế Thủ tướng yêu cầu trong tháng 8 khởi công nhà ga sân bay Long Thành Thủ tướng thị sát, chỉ đạo khắc phục vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội |
Thông điệp được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc chiều 22/9 (theo giờ địa phương). Những thông điệp trên đã thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển chung không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới.
Việt Nam nỗ lực thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế
Với chủ đề cùng nhau nỗ lực củng cố lòng tin, thể hiện sự chân thành, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác song phương, đa phương, ứng phó hiệu quả với các thách thức mang tính toàn cầu, toàn dân, thúc đẩy phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực và nguồn lực của sự phát triển, bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gây ấn tượng và được các đại biểu dự họp hưởng ứng mạnh mẽ.
Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, trải qua nhiều đau thương, hy sinh, mất mát từ nhiều cuộc chiến tranh, sự chia cắt, bao vây, cấm vận của thế kỷ trước, Việt Nam thấu hiểu và trân trọng giá trị của hoà bình, hợp tác và phát triển.
Từ đó, Việt Nam luôn nỗ lực “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. Bằng sự kiên trì, cố gắng và nỗ lực không mệt mỏi, Việt Nam đã "biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, đưa đối thủ thành đối tác, và được bạn bè quốc tế xem là hình mẫu của hợp tác, khắc phục và hoà giải sau chiến tranh vì sự phát triển và thịnh vượng chung của các bên".
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78. Ảnh: Nhật Bắc/VGP |
Thủ tướng cho rằng chỉ có lòng tin, sự chân thành và đoàn kết trên phạm vi toàn cầu, với vai trò của Liên Hợp Quốc và sự tham gia tích cực của tất cả các quốc gia, mới giúp cộng đồng quốc tế cùng chung tay giải quyết các khó khăn, vượt qua thách thức, thúc đẩy hoà bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng trên toàn thế giới, mang lại hạnh phúc, ấm no cho mọi người dân.
Tuy vậy, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng thế giới hiện đang ẩn chứa những yếu tố khủng hoảng nghiêm trọng về lòng tin, về hợp tác đa phương, về nguyên tắc, và về nguồn lực. Nhiệm vụ và trách nhiệm của những nhà lãnh đạo trên thế giới là phải cùng nhau nỗ lực củng cố lòng tin, sự chân thành, tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác đa phương, song phương; ứng phó hiệu quả với các thách thức mang tính toàn cầu, toàn dân, thúc đẩy phát triển bền vững, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực và là nguồn lực của sự phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hoá, đa phương hoá; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; và sẽ đóng góp mạnh mẽ và có trách nhiệm hơn nữa vào các ưu tiên của Liên Hợp Quốc, trong đó có đẩy mạnh tham gia gìn giữ hoà bình, phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, vừa bảo đảm an ninh lương thực trong nước, vừa góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu.
5 nhóm giải pháp mang tính toàn cầu
Để thúc đẩy hòa bình, hợp tác và phát triển chung không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới, Thủ tướng đề nghị cộng đồng quốc tế tập trung thực hiện năm nhóm giải pháp chính mang tính toàn cầu, với cách tiếp cận toàn dân, tổng thể, toàn diện và bao trùm.
Thứ nhất là lấy sự chân thành, củng cố lòng tin chiến lược làm tiền đề, nâng tầm trách nhiệm của các quốc gia làm nền tảng, trong đó các nước lớn đóng vai trò hết sức quan trọng, tiên phong trong vun đắp lòng tin, lan toả sự chân thành và tinh thần trách nhiệm.
Thứ hai là giải pháp toàn cầu về thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, đề cao vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc, ủng hộ Kế hoạch thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển bền vững; đồng thời, cần lấy đoàn kết thay cho chia rẽ, đối thoại thay cho đối đầu, hợp tác thay cho cô lập.
Thứ ba là giải pháp toàn dân về thúc đẩy chính sách lấy người dân làm trung tâm, là mục tiêu, chủ thể, động lực và nguồn lực của sự phát triển bền vững trong mọi tiến trình hoạch định chính sách và trong hành động; không để ai bị bỏ lại phía sau.
Thứ tư là cần thúc đẩy các giải pháp tổng thể về kinh tế, chính trị, xã hội, bảo đảm ổn định, an ninh, an toàn, trong đó có xây dựng, chuyển đổi mô hình kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, giảm bớt các rào cản thương mại, đầu tư, tăng cường các Hiệp định thương mại tự do, cải tổ các thể chế tài chính-tiền tệ quốc tế.
Thứ năm, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; thúc đẩy tự lực, tự cường, không ngừng đổi mới sáng tạo, phát huy hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh; đồng thời, các nước đang phát triển, chậm phát triển, nhất là các quốc gia chịu hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh… cần được hỗ trợ về tài chính, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và quản trị điều phối.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ; đa dạng hoá, đa phương hoá; là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy của tất cả các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; và sẽ đóng góp mạnh mẽ và có trách nhiệm hơn nữa vào các ưu tiên của Liên Hợp Quốc, trong đó có đẩy mạnh tham gia gìn giữ hoà bình, phấn đấu đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, vừa bảo đảm an ninh lương thực trong nước, vừa góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. |
Tin mới cập nhật

Năm 2024, đô thị có dân số lớn nhất nước sẽ huy động 5.000 tỷ đồng từ trái phiếu

TP. Hồ Chí Minh hoàn thuế VAT hơn 550 tỷ đồng cho Samsung

Nóng: Hà Nội xây dựng 3 thành phố trực thuộc ở phía Bắc, Tây và Nam

Vì sao Công ty Hoàng Quân Cần Thơ liên tiếp dính vi phạm?

Thủ tướng: "Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình nghiên cứu lấn biển, tạo quỹ đất mới"

Cuộc chiến không lành mạnh trên thị trường chuyển phát

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Phải xây dựng phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế

"Cửa sáng" cho sản xuất công nghiệp Việt trong năm 2024?

Quỹ năng lượng tái tạo 3 tỷ USD cho các thị trường mới nổi bao gồm Việt Nam

Nhiều giải phát phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
Tin khác

Cục CSGT: Kiểm tra, phát hiện hàng ngàn lái xe có sử dụng rượu bia, ma túy

Dịch vụ thương mại đón bắt cơ hội tăng trưởng dịp cuối năm

Lối sống giản dị và khiêm nhường của cây đại thụ tài chính Charlie Munger

Giám sát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật về kinh doanh xăng dầu

Nắm thời cơ, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế năm 2024

10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới, top 1 đến từ khu vực Đông Nam Á

Kinh tế toàn cầu trước triển vọng lạc quan cho năm 2024

OECD: Kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng chậm hơn năm 2023

Nóng: Bộ GD và ĐT “chốt” phương án thi tốt nghiệp THPT 4 môn từ năm 2025

Thanh Hóa xem xét thu hồi dự án khu công nghiệp rộng 286ha của Tập đoàn FLC
Đọc nhiều

Hoa đu đủ đực ngâm mật ong: Lợi ích, cách dùng và lưu ý

Phản ánh mua hàng chưa đảm bảo chất lượng: EVN Hải Dương và cơ quan chức năng nói gì?

Uống nghệ mật ong thời điểm nào hiệu quả nhất?

Nhịp cầu Công Thương ngày 5/12: Phản ánh liên quan đến Viện Thẩm mỹ Ella Academy, Đại học Mỏ - Địa chất

Hàng loạt sai phạm tại Nhà máy Xử lý rác APT Seraphin Hải Dương

Tài xế sử dụng ma tuý, rượu bia khi tham gia thông: SOS!

Công ty Nasaco, nhà thầu vang danh đất Nam Định thời vượt khó

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/12/2023: Giá dầu thế giới bất ngờ suy yếu

Giá xăng dầu hôm nay ngày 3/12/2023: Giá dầu thế giới giảm sâu
